TS. Philipp Rosler nói tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam (VBS) 2017 |
“Giới đầu tư – kinh doanh có thể thấy sự tuyệt vời của môi trường kinh doanh Việt Nam và cơ hội kinh doanh Việt Nam khi nhìn vào những bước cải thiện năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Tôi không khách sáo khi có lời khen như vậy”, TS. Philipp Rosler nói tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam (VBS) 2017
Trong Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh (GCI) 2017-2018, Việt Nam tăng 5 bậc so với lần công bố trước, đứng thứ 55/137 nước, trong đó quy mô thị trường xếp thứ 31/137 nước.
“So với 5 năm trước, Việt Nam tăng 20 hạng. Tôi phân khích vì sự cải thiện này, vì điều này chứng tỏ sự tham gia tích cực của khu vực công và sự phối hợp hiệu quả giữa khu vực công và khu vực tư nhân”, ông Philipp Rosler nói.
Tuy nhiên, ông Philipp Rosler cũng khuyến nghị, để cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia hơn nữa, cách tốt nhất là nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
“Để làm được việc này, cần sự phối hợp trách nhiệm giữa khu vực công và khu vực tư nhân. Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy, nếu các doanh nghiệp chủ động khuyến nghị các vấn đề của mình để các cơ quan hoạch định chính sách hoàn thiện cơ sở pháp lý, thì hiệu quả hợp tác công tư sẽ thúc đẩy năng lực cạnh tranh của cả doanh nghiệp và nền kinh tế”, ông Philipp Rosler nói.
Đặc biệt, ông này cho rằng, cả khu vực công và khu vực tư nhân phải quan tâm đến "tài sản" lớn nhất của VIệt Nam.
"Tài sản lớn nhất của Việt Nam theo tôi không phải dầu khí, không phải là cơ sở hạ tầng, mà là người dân Việt Nam. Thủ tướng hãy quan tâm đến giới trẻ", ông Philipp Rosler khuyến nghị
Liên quan đến năng lực cạnh tranh của kinh tế Việt Nam, bà Victoria Kwakwa, Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Á và Thái Bình Dương cũng cho rằng cần phải có bước chuyển, vì về lâu dài, tham vọng của kinh tế Việt Nam là không chỉ tăng trưởng mạnh mẽ mà còn bao trùm, trở thành một nền kinh tế mạnh mẽ vào năm 2030.
“Việt Nam đã là một câu chuyện thành công trong phát triển, nhưng tham vọng của Việt Nam lớn hơn. Những điều kiện hiện tại không đủ thực hiện tham vọng này. Chúng tôi cho rằng, Việt Nam cần chuẩn bị cho nền kinh tế kỹ thuật số vì công nghệ sẽ đáp ứng mong muốn trong tương lai của Việt Nam”.
Trong Bảng Xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu, WEF đánh giá các nước trên thang điểm 7. Theo đó, điểm năng lực cạnh tranh (GCI) của Việt Nam năm nay được 4,4 điểm so với 4,31 năm ngoái.
Cụ thể, Việt Nam nhảy lên hạng 55 (trên tổng số 137 nền kinh tế), tăng 5 bậc so với năm ngoái và 20 bậc so với cách đây 5 năm.
Theo nhận xét của WEF, Việt Nam được đánh giá có những cải thiện đáng chú ý trong mức độ sẵn sàng về công nghệ, tính hiệu quả của thị trường lao động.
Ngoài ra, giao thương là một yếu tố lớn khác giúp Việt Nam tiến lên phía trước, khi đứng thứ 7 về tỷ lệ nhập khẩu so với GDP và thứ 11 về tỷ lệ xuất khẩu