Nhận câu hỏi về những lĩnh vực mà nhà đầu tư Hàn Quốc quan tâm tại Việt Nam, ông Andrew D. Kim, Giám đốc Phát triển Trung tâm M&A toàn cầu, Cơ quan Xúc tiến đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) cho biết, đúng là có rất nhiều nhìn nhận khác nhau về khẩu vị của nhà đầu tư Hàn Quốc, nhưng với ông, câu trả lời là: “Họ đang đi theo hướng đa dạng hóa hơn”.
Ông Andrew D. Kim, Giám đốc Phát triển Trung tâm M&A toàn cầu, Cơ quan Xúc tiến đầu tư Hàn Quốc (KOTRA). |
Chia sẻ về xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư Hàn Quốc tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2019, ông Andrew D. Kim cho biết, hoạt động M&A tại châu Á của nhà đầu tư Hàn Quốc là rất tích cực, và một trong những lĩnh vực mà họ yêu thích nhất là bất động sản, tài chính.
Tuy nhiên, ở Việt Nam lại khác. “Rất thú vị là họ quan tâm cả các lĩnh vực sản xuất, chế tạo, công nghiệp”, ông Andrew D. Kim nói.
Nhưng câu chuyện cũng không chỉ dừng ở những lĩnh vực này, mà ngoài các ngành công nghiệp truyền thống, các nhà đầu tư Hàn Quốc đã dần chuyển sang các lĩnh vực dịch vụ, bất động sản.
“Hiện nay, lĩnh vực đầu tư của các nhà đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam là rất đa dạng”, ông Andrew D. Kim nói.
Phân tích rõ hơn, ông Andrew D. Kim cho biết, với dân số gần 100 triệu người, Việt Nam đã phát triển được rất đa dạng các ngành kinh tế, từ hạ tầng, dịch vụ, tiện ích… Và các ngành này lại liên quan đến các lĩnh vực công nghiệp, như điện, nước.
“Muốn hình thành các khu công nghiệp, phải có điện, có nước. Do đó, đây cũng chính là các lĩnh vực mà nhà đầu tư Hàn Quốc quan tâm. Lĩnh vực tiêu dùng cũng là mối quan tâm của các nhà đầu tư Hàn Quốc”, ông Andrew D. Kim nhận định và cho biết, sau mối quan tâm đến các lĩnh vực sản xuất, thì gần đây, các nhà đầu tư Hàn Quốc cũng đã bắt đầu dịch chuyển sang các lĩnh vực ngân hàng, tài chính.
Chỉ riêng nửa đầu năm nay, cả hai thương vụ M&A lớn đều thuộc về các nhà đầu tư Hàn Quốc. |
Và không chỉ là các tập đoàn lớn, mà ngay cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc cũng rất quan tâm đầu tư vào các lĩnh vực này ở Việt Nam.
“Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đầu tư vào Việt Nam. Tuy quy mô đầu tư của họ không lớn nhưng những giao dịch này đang diễn ra với số lượng lớn”, ông Andrew D. Kim nói.
Trên thực tế, không chỉ là nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Việt Nam, các nhà đầu tư Hàn Quốc ngày càng thực hiện nhiều thương vụ M&A tại thị trường Việt Nam.
Chỉ riêng nửa đầu năm nay, cả hai thương vụ M&A lớn đều thuộc về các nhà đầu tư Hàn Quốc. Đó là thương vụ Tập đoàn SK góp vốn vào Tập đoàn Vingroup, và thương vụ Ngân hàng KEB Hana Bank mua cổ phần của BIDV. Giá trị của hai thương vụ này lên tới trên 1,8 tỷ USD.
Trước các thương vụ này, hàng loạt nhà đầu tư Hàn Quốc cũng đã nhanh chân hiện diện tại Việt Nam. Chẳng hạn, Shinhan Bank và Woori Bank.
Rồi Shinhan Card cũng đã mua lại Prudential Finance, còn Lotte Card đã mua lại Techcombank Finance.
Theo thông tin từ ông Michael Dc Choi, Phó tổng giám đốc KOTRA Hà Nội, Trung tâm M&A toàn cầu KOTRA (Hàn Quốc), thì hiện có 4 ngân hàng thương mại khác ở Hàn Quốc rất quan tâm việc mua cổ phần các ngân hàng nước ngoài, trong đó thị trường Việt Nam được đặc biệt quan tâm.
Nhận câu hỏi về những lĩnh vực mà nhà đầu tư Hàn Quốc quan tâm tại Việt Nam, ông Andrew D. Kim, Giám đốc Phát triển Trung tâm M&A toàn cầu, Cơ quan Xúc tiến đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) cho biết, đúng là có rất nhiều nhìn nhận khác nhau về khẩu vị của nhà đầu tư Hàn Quốc, nhưng với ông, câu trả lời là: “Họ đang đi theo hướng đa dạng hóa hơn”.
Chia sẻ về xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư Hàn Quốc tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2019, ông Andrew D. Kim cho biết, hoạt động M&A tại châu Á của nhà đầu tư Hàn Quốc là rất tích cực, và một trong những lĩnh vực mà họ yêu thích nhất là bất động sản, tài chính.
Ông Andrew D. Kim, Giám đốc Phát triển Trung tâm M&A toàn cầu, Cơ quan Xúc tiến đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) . |
Tuy nhiên, ở Việt Nam lại khác. “Rất thú vị là họ quan tâm cả các lĩnh vực sản xuất, chế tạo, công nghiệp”, ông Andrew D. Kim nói.
Nhưng câu chuyện cũng không chỉ dừng ở những lĩnh vực này, mà ngoài các ngành công nghiệp truyền thống, các nhà đầu tư Hàn Quốc đã dần chuyển sang các lĩnh vực dịch vụ, bất động sản.
“Hiện nay, lĩnh vực đầu tư của các nhà đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam là rất đa dạng”, ông Andrew D. Kim nói.
Phân tích rõ hơn, ông Andrew D. Kim cho biết, với dân số gần 100 triệu người, Việt Nam đã phát triển được rất đa dạng các ngành kinh tế, từ hạ tầng, dịch vụ, tiện ích… Và các ngành này lại liên quan đến các lĩnh vực công nghiệp, như điện, nước.
“Muốn hình thành các khu công nghiệp, phải có điện, có nước. Do đó, đây cũng chính là các lĩnh vực mà nhà đầu tư Hàn Quốc quan tâm. Lĩnh vực tiêu dùng cũng là mối quan tâm của các nhà đầu tư Hàn Quốc”, ông Andrew D. Kim nhận định và cho biết, sau mối quan tâm đến các lĩnh vực sản xuất, thì gần đây, các nhà đầu tư Hàn Quốc cũng đã bắt đầu dịch chuyển sang các lĩnh vực ngân hàng, tài chính.
Chỉ riêng nửa đầu năm nay, cả hai thương vụ M&A lớn đều thuộc về các nhà đầu tư Hàn Quốc.. |
Và không chỉ là các tập đoàn lớn, mà ngay cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc cũng rất quan tâm đầu tư vào các lĩnh vực này ở Việt Nam.
“Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đầu tư vào Việt Nam. Tuy quy mô đầu tư của họ không lớn nhưng những giao dịch này đang diễn ra với số lượng lớn”, ông Andrew D. Kim nói.
Trên thực tế, không chỉ là nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Việt Nam, các nhà đầu tư Hàn Quốc ngày càng thực hiện nhiều thương vụ M&A tại thị trường Việt Nam.
Chỉ riêng nửa đầu năm nay, cả hai thương vụ M&A lớn đều thuộc về các nhà đầu tư Hàn Quốc. Đó là thương vụ Tập đoàn SK góp vốn vào Tập đoàn Vingroup, và thương vụ Ngân hàng KEB Hana Bank mua cổ phần của BIDV. Giá trị của hai thương vụ này lên tới trên 1,8 tỷ USD.
Trước các thương vụ này, hàng loạt nhà đầu tư Hàn Quốc cũng đã nhanh chân hiện diện tại Việt Nam. Chẳng hạn, Shinhan Bank và Woori Bank.
Rồi Shinhan Card cũng đã mua lại Prudential Finance, còn Lotte Card đã mua lại Techcombank Finance.
Theo thông tin từ ông Michael Dc Choi, Phó tổng giám đốc KOTRA Hà Nội, Trung tâm M&A toàn cầu KOTRA (Hàn Quốc), thì hiện có 4 ngân hàng thương mại khác ở Hàn Quốc rất quan tâm việc mua cổ phần các ngân hàng nước ngoài, trong đó thị trường Việt Nam được đặc biệt quan tâm.