Phát biểu khai mạc buổi giao lưu, ông Trần Hữu Thế, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết, trong không khí thi đua yêu nước chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; Chào mừng thành công Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XVII, UBND tỉnh Phú Yên phối hợp với Báo Đầu tư, Cơ quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Phú Yên - Điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư”.
Đây là chương trình ý nghĩa, khẳng định sự quyết tâm của tỉnh Phú Yên trong việc thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy thu hút đầu tư, tạo nguồn lực kích hoạt tiềm năng và lợi thế, hỗ trợ phát triển kinh tế tỉnh nhà theo hướng bền vững, phù hợp với điều kiện hiện tại.
Ông Trần Hữu Thế, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên phát biểu khai mạc buổi giao lưu |
Theo ông Thế, năm 2020 được đánh giá là năm đầy khó khăn thách thức, tình hình dịch bệnh diễn biến nhanh và phức tạp; thiên tai lũ lụt diễn ra liên tục, đã tác động không nhỏ đến kinh tế nước nhà, trong đó có tỉnh Phú Yên. Tuy nhiên, với tinh thần đoàn kết, sáng tạo, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, chính quyền tỉnh Phú Yên cùng toàn thể Nhân dân đã thực hiện tốt nhiệm vụ kép “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế”, giữ vững sự ổn định kinh tế - xã hội. Đặc biệt, việc tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XVII với phương châm “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đổi mới - Phát triển” một lần nữa khẳng định sự đồng thuận, nhất quán, nỗ lực không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Yên.
“Trong thành công đó, ngoài sự nỗ lực vươn lên của chính quyền và Nhân dân tỉnh nhà, còn có sự đóng góp to lớn của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh. Đây có thể là nguồn lực, là xương sống của sự phát triển bền vững của tỉnh Phú Yên trong thời gian qua cũng như trong những năm đến”, ông Thế nhấn mạnh.
Ông Thế cho biết thêm, Phú Yên có nhiều điều kiện để phát triển như sở hữu hơn 130 km chiều dài ven biển, có hơn 20 danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, điều kiện hạ tầng hoàn chỉnh với sân bay Tuy Hòa cách trung tâm tỉnh lỵ chưa đến 5 km, đặc biệt với hai hệ thống hầm đường bộ là Đèo Cả, đèo Cù Mông đã đưa vào vận hành… Tuy nhiên, để kích hoạt được tiềm năng và lợi thế sẵn khó, biến nó thành nguồn lực thật sự để đưa Phú Yên phát triển, Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã xác định rõ, cần nguồn lực, một nguồn lực đủ lớn.
Bên cạnh sự ủng hộ của Trung ương, sự nỗ lực của chính quyền và Nhân dân tỉnh nhà, theo ông Thế, Phú Yên rất cần nguồn lực từ xã hội, mà trọng tâm là nguồn lực từ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Làm thế nào để thu hút được nguồn lực này, đây chính là bài toán mà Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Yên luôn trăn trở.
“Đảng và Nhà nước đã xây dựng những cơ chế, chính sách cơ bản hoàn chỉnh, vấn đề đặt ra là địa phương vận dụng tới đâu? Như thế nào và cải thiện môi trường đầu tư đến đâu? Nhà đầu tư, doanh nghiệp đã thực sự hiểu về Phú Yên chưa?… Những câu hỏi, chúng tôi đã và đang trả lời trong suốt nhiều năm qua. Hôm này, trên cơ sở ý tưởng tổ chức giao lưu trực tuyến với các nhà đầu tư trong và ngoài nước do Báo Đầu tư, cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư khởi xướng, một lần nữa lãnh đạo UBND tỉnh, cùng các sở, ngành và các địa phương trong tỉnh sẽ ngồi lại cùng nhau chia sẻ, giải đáp những vấn đề liên quan đến môi trường đầu tư, tiềm năng, cơ hội của Phú Yên để cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư hiểu hơn về địa phương, hiểu hơn về những gì tỉnh đã, đang và sẽ làm để Phú Yên ngày càng phát triển. Đây cũng là cơ hội để lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành và địa phương tiếp cận, giao lưu cùng các nhà đầu tư, cởi bỏ khoảng cách để cùng nhau hướng tới xây dựng một Phú Yên phát triển giàu đẹp như đúng tên gọi phú quý và bình yên”, ông Thế phát biểu.
Chia sẻ tại buổi giao lưu trực tuyến, ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư cho biết, dưới góc nhìn đầu tư, Phú Yên là một trong những địa phương hội tụ nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế, trong đó tập trung vào những ngành mũi nhọn như du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng, phát triển đô thị…. Đây chính là địa chỉ vàng, đáng tin cậy cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước lựa chọn dừng chân.
Ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư phát biểu tại buổi giao lưu. |
Để kích hoạt tiềm năng và lợi thế này, bên cạnh việc quy hoạch, cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng, công tác xúc tiến đầu tư cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong thời đại công nghệ phát triển, thông tin là nguồn dữ liệu quan trong đối với quyết định của nhà đầu tư.
Trong khi đó, với tôn chỉ luôn đồng hành cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp, đặc biệt, là cơ quan thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong suốt chặng đường gần 30 năm xây dựng và phát triển, Báo Đầu tư luôn xem nhiệm vụ thông tin, hỗ trợ công tác xúc tiến đầu tư của Việt Nam nói chung và tất cả các địa phương trên cả nước nói riêng là nhiệm vụ quan trọng. Với nhóm 3 ấn phẩm báo in gồm Đầu tư, Đầu tư Chứng khoán, Vietnam Investment Review song hành cùng 3 tờ báo điện tử www.baodautu.vn, www.tinnhanhchungkhoan.vn, www.vir.com.vn, Báo Đầu tư là kênh thông tin kinh tế, đầu tư hữu ích và gần gũi với cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đây chính là lợi thế lớn để các ấn phẩm Báo Đầu tư đóng vai trò kết nối, xúc tiến đầu tư vào các địa phương.
* * *
NỘI DUNG GIAO LƯU:
Vận tải hàng không có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của Phú Yên, được biết Chính phủ đã có kế hoạch nâng cấp sân bay Tuy Hòa để có thể đón 4 triệu/lượt khách/năm, vậy kế hoạch nâng cấp này đã được thực hiện như thế nào?
Cảng Hàng không Tuy Hòa có vị trí thuận lợi, nằm cách trung tâm thành phố Tuy Hòa 05 km về phía Nam, cách Khu kinh tế Bắc Vân Phong khoảng 40 km. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt (tại Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23/02/2018), theo đó giai đoạn đến năm 2030 có cấp 4D, công suất 3 triệu hành khách/năm.
Về chỉ đạo của Chính phủ trong việc nâng cấp sân bay Tuy Hòa: Tại buổi làm việc ngày 16/5/2020 giữa Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình và lãnh đạo tỉnh Phú Yên, Phó Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ GTVT xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép mở rộng quy hoạch Cảng hàng không Tuy Hòa lên công suất 5 triệu lượt khách/năm để đảm bảo đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng không trong tướng lai và để tỉnh có cơ sở thực hiện các công tác chuẩn bị đồng bộ về hạ tầng, đất đai và quy hoạch.
Về định hướng nâng cấp sân bay Tuy Hòa: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ XVII đã xác định: Tích cực phối hợp đầu tư mới Nhà ga hành khách hàng không công suất theo quy hoạch 5 triệu lượt/năm; nâng cấp Cảng hàng không Tuy Hòa, nâng tần suất bay, xúc tiến mở các tuyến bay mới đến một số tỉnh trong nước và hướng tới một số nước. Tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư dự án cơ sở đào tạo lao động trong lĩnh vực hàng không tại tỉnh.
Về việc triển khai thưc hiện: Để sớm triển khai thực hiện kế hoạch nâng cấp sân bay Tuy Hòa, trên cơ sở đề nghị của UBND tỉnh Phú Yên, Bộ GTVT đã có Văn bản số 10522/BGTVT-KHĐT ngày 18/9/2018 cho biết hiện nay Bộ GTVT đang chỉ Cục Hàng không Việt Nam rà soát, khẩn trương điều chỉnh quy hoạch chi tiết các Cảng hàng không phù hợp với Quy hoạch phát triển GTVT hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23/02/2018 để làm cơ sở đầu tư, nâng cấp các Cảng hàng không theo quy hoạch, theo đó sẽ quy hoạch Sân bay Tuy Hoà với công suất đạt 5 triệu lượt khách/năm.
Cục Hàng không Việt Nam đã trình Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch, dự toán công tác điều chỉnh quy hoạch cảng hang không Tuy Hòa tại Tờ trình số 594/TTr-CHK ngày 14/02/2020. Tuy nhiên, do tác động của đại dịch COVID 19 trong năm 2020 đã ảnh hưởng tới cân đối ngân sách nhà nước nên Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản số 8023/BGTVT-KHĐT ngày 14/8/2020 trả lời chưa có nguồn để thực hiện nên chưa phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch. Hiện nay UBND tỉnh Phú Yên đã tiếp xúc và nhận được đề xuất của 03 đơn vị đề nghị tài trợ lập quy hoạch và đã có văn bản số 6062/UBND-ĐTXD ngày 03/12/2020 gửi Bộ Giao thông xem xét lựa chọn đơn vị tài trợ để sớm lập quy hoạch.
Sau khi quy hoạch Cảng hàng không Tuy Hòa được phê duyệt, UBND tỉnh sẽ phối hợp Bộ Giao thông vận tải để xúc tiến và lựa chọn nhà đầu tư tiến hành nâng cấp sân bay Tuy Hòa đáp ứng nhu cầu vận tải.
Nhiều dự án hạ tầng giao thông lớn đã được đầu tư và đưa vào vận hành như hầm đường bộ Đèo Cả và hầm Cù Mông, đã tác động đến sự phát triển của tỉnh Phú Yên như thế nào?
Hệ thống giao thông chính là mạch máu của nền kinh tế, trong khi đó tuyến đường Quốc lộ 1 đi qua Phú Yên ở hai đầu lại có hai đèo (Đèo Cù Mông ở phía Bắc, Đèo Cả ở phía Nam), gây khó khăn trong giao thông, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư và phát triển kinh tế xã hội. Phương tiện di chuyển trên đường đèo khó khăn, mất thời gian và nguy hiểm.
Hiện nay, mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư, nâng cấp cơ bản kết nối thông suốt giữa các vùng trong tỉnh, với các tỉnh trong khu vực và cả nước. Đặc biệt, đã phối hợp triển khai hoàn thành, đưa vào hoạt động Hầm đường bộ Đèo Cả và Hầm đường bộ Đèo Cù Mông góp phần kết nối giao thông thông suốt, thuận lợi với tỉnh Khánh Hòa và Bình Định, mở ra cơ hội giao thương. Hầm đường bộ Đèo Cả và Cù Mông hoàn thành, đã rút ngắn được quãng đường và tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi đi từ Phú Yên sang Khánh Hòa và Bình Định. Việc đầu tư hai hầm đường bộ này không những mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, mà còn tiết kiệm thời gian và chi phí, giải quyết hiệu quả những hiểm nguy rình rập khi đi qua khu vực đường đèo.
Lâu nay, đến Phú Yên, vẫn ngại nhất chuyện đi lại khó khăn. Nhưng với sân bay Tuy Hòa đã có và đang hoạt động, lại thêm tuyến đường bộ Quốc lộ 1 đã khai thông tại hai điểm nghẻn lâu nay là Đèo Cù Mông và Đèo Cả, sự kết nối của Phú Yên với Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung và các tỉnh, thành khác đã trở nên dễ dàng hơn, giao thông nông thôn phát triển nhanh với 95% số xã trong toàn tỉnh đạt tiêu chí về giao thông theo bộ tiêu chí xã nông thôn mới. Qua đó, thúc đẩy giao thương hàng hóa, hợp tác đầu tư, đẩy mạnh phát triển hoạt động thương mại dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội; kích hoạt tiềm năng kinh tế của Phú Yên nói riêng và miền Trung nói chung.
Chúng tôi là doanh nghiệp chuyên về may mặc, gia công sản phẩm may phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Hiện nay, chúng tôi đang lên kế hoạch đầu tư nhà máy tại Phú Yên. Trong kế hoạch đầu tư, vấn đề lao động luôn quyết định việc sản xuất kinh doanh thành bại của doanh nghiệp. Ông có thể chia sẻ về nguồn nhân lực tại địa phương để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư?
Hiện nay, tại Tỉnh Phú Yên cũng đang có một số Doanh nghiệp lớn, uy tín đang hoạt động trong lĩnh vực may mặc như Công ty Cổ phần An Hưng, Công ty CP Quốc tế Phong Phú-Phú Yên, … Tại các doanh nghiệp này, nguời lao động là người Phú Yên cũng đang chiếm một số lượng lớn và đang có những tham gia đóng góp vào quá trình hoạt động sản xuất của Doanh nghiệp. Đối với việc đào tạo nhân lực có tay nghề trong ngành may mặc nói riêng và đào tạo nghề cho người lao động trong nhiều ngành nghề thì Trường Cao đẳng Nghề tỉnh Phú Yên là một đơn vị đào tạo có uy tín của tỉnh; đó là cơ hội cho các Nhà đầu tư để tìm kiếm nguồn lao động có tay nghề được đào tạo bài bản tại địa phương khi đầu tư sản xuất tại tỉnh.
Đồng thời, tỉnh Phú Yên là địa phương có nhiều Học viện, Cao đẳng, Đại học uy tín trong cả nước như Học viện Ngân hàng, Cao Đẳng Y tế, Cao Đẳng Công Thương Miền Trung, Đại học Xây dựng Miền Trung, Đại học Phú Yên đã và đang hàng năm đào tạo ra nhiều sinh viên, trí thức trẻ trên nhiều ngành, lĩnh vực của đời sống như kinh tế, y tế, giáo dục, kiến trúc, xây dựng,… Đây là một cơ hội rất lớn cho các Nhà đầu tư đến đầu tư tại tỉnh Phú Yên khi sẵn có một nguồn nhân lực tại chỗ chất lượng cao.
Ngoài ra, những năm gần đây khi nền kinh tế của Tỉnh được phát triển đa dạng, đã tạo được sức thu hút cho những con người, trí thức, người lao động đang học tập, nghiên cứu, lao động ở nhiều vùng miền tổ quốc về cùng chung sức xây dựng Tỉnh Phú Yên và Tỉnh cũng xác định việc thu hút nhân lực có trình độ cao là một nhiệm vụ quan trọng để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
và với thực tế có nhiều doanh nghiệp may trên địa bàn, với thực tế là chúng tôi có rất nhiều công nhân đang lao động trên lĩnh vực may mặc ở các tỉnh phía nam, và với thực tế là nguồn lao động hiện có của địa phương, chắc chắn sẽ đáp ứng được yêu cầu của quý đoan nghiệp về nội dung này. Không biết nhu cầu mình là nhà máy bào nhiêu chuyền và sẽ cần bào nhiều công nhân. Nhưng tôi tin chúng tôi đủ khả năng đáp ứng trong phạm vi đối tượng của ngành may là khoảng 50.000.
Do vậy, tin rằng với điều kiện về nguồn nhân lực nêu trên của Tỉnh sẽ đáp ứng được kỳ vọng của các Nhà đầu tư, đơn vị tuyển dụng khi đến đầu tư tại tỉnh.
Ngoài cơ chế ưu đãi đầu tư chung hiện nay theo Luật Đầu tư, tỉnh Phú Yên có những chính sách hỗ trợ nhà đầu tư nào khác để giúp nhà đầu tư tiếp cận và triển khai nhanh các dự án đầu tư không?
Để hỗ trợ nhà đầu tư tiếp cận và triển khai nhanh các dự án đầu tư, ngoài cơ chế ưu đãi đầu tư chung hiện nay theo Luật Đầu tư, tỉnh đã chỉ đạo, triển khai một số giải pháp như:
- Tập trung nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, tạo quỹ đất sạch để tổ chức lựa chọn nhà đầu tư có tiềm lực đầu tư vào tỉnh;
- Ban hành chính sách ưu đãi sử dụng đất đối với các dự án xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh; hiện đã thông qua hội đồng nhân dân tỉnh về nội dung này.
- Tiếp tục phát huy hiệu quả của Trung tâm Phục vụ hành chính công Tỉnh, qua đó góp phần giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, tổ chức, công dân; tiến tới tỉnh đang triển khai chính phủ điển tử toàn diện hơn, và đa hoàn thiện các trung tâm điều hành cùng những trung tâm tích hợp dữ liệu để tăng cường khả năng cung ứng thông tin cho nhà đầu tư cũng như xử lý nhanh nhất các thông tin mà nhà đâu tư gửi đến yêu cầu.
- Chỉ đạo cập nhật, tích hợp cơ sở dữ liệu quy hoạch xây dựng, quy hoạch lâm nghiệp, đồng bộ thống nhất vào quy hoạch sử dụng đất tỉnh Phú Yên; hiện đang tiến hành lập quy hoạch phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh với sự tài trợ quy hoạch của các nhà tài trợ trong và ngoài nước.
- Công khai bộ quy trình các bước triển khai thủ tục đầu tư dự án sử dụng vốn của nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu theo dõi tình hình, tiến độ triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh;
- Thường xuyên chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tạo điều kiện, theo dõi, nắm bắt tình hình thực hiện của Nhà đầu tư để kịp thời đôn đốc, hướng dẫn, hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc nhằm đảm bảo dự án được triển khai theo đúng tiến độ;. Sử dụng công cụ công nghệ thông tin để theo dõi và giúp đỡ tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của nhà đầu tư.
Ngoài ra, để quảng bá hình ảnh, tiềm năng, cơ hội đầu tư tại tỉnh nhằm xúc tiến, kêu gọi các Nhà đầu tư đầu tư dự án trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã tổ chức nhiều đoàn công tác đến làm việc tại một số nước như: Pháp, Ý, Hungary, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thái Lan, Lào... và đến thăm và làm việc trực tiếp với các Công ty, Tập đoàn lớn về việc đầu tư dự án, qua đó đã thu hút được sự quan tâm của nhiều Nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu về cơ hội đầu tư tại tỉnh.
Khu Kinh tế Nam Phú Yên sau khi được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch có những ưu đãi vượt trội so với các KKT khác?
Được Chính phủ quy hoạch trở thành KKT tổng hợp, đa ngành, đa chức năng, KKTNam Phú Yên những năm qua đã tập trung mọi nguồn lực để bứt tốc, tích cực cải cách hành chính, có cơ chế ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư “đổ bộ”. Trong lĩnh vực công nghiệp, KKT Nam Phú Yên có nhiều công trình trọng điểm như cảng Vũng Rô, KCN Hòa Hiệp 1, Hòa Hiệp 2, KCN lọc hóa dầu Hòa Tâm, KCN đa ngành và khu công nghệ cao...
Tính đến cuối năm 2020, các KCN, khu kinh tế đã thu hút 115 dự án với tổng diện tích đất đăng ký hơn 439ha, tổng vốn đăng ký đầu tư 9.555 tỷ đồng và hơn 35triệu USD. Tổng giá trị sản xuất của các doanh nghiệp đạt 6.200 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 8.500 lao động, thúc đẩy nền kinh tế chung phát triển.
Thêm vào đó, vị trí liền kề KKT Vân Phong (Khánh Hòa) cũng là động lực cộng hưởng giúp KKT Nam Phú Yên thu hút đầu tư, tạo thành một KKT tổng hợp. Theo đó, sau điều chỉnh quy hoạch thì KKT Vân Phong, trong đó điểm nhấn là Bắc Vân Phong, Nam Phú Yên dự kiến thu hút đầu tư hơn 60 tỷ USD.
Về hạ tầng giao thông và đô thị, nhiều công trình giao thông trọng điểm đã và đang gấp rút được triển khai như quy hoạch sân bay Tuy Hòa thành sân bay quốc tế với công suất 5 triệu khách/năm, cảng Vũng Rô, cao tốc Bắc Nam, các tuyến đường quốc lộ, đường ven biển… Cùng với đó là các trung tâm hành chính, khu đô thị mới đang triển khai ở khu vực này với tổng vốn đầu tư tới hàng tỉ đô la, tạo nên một bộ mặt mới, khang trang, hiện đại cho KKT Nam Phú Yên, kích hoạt tiềm năng về du lịch và BĐS.
Khu vực đầm Ô Loan theo tôi được biết có thắng cảnh rất đẹp, giống như một Địa Trung Hải thu nhỏ, trước đây cũng đã có một nhà đầu tư Ả Rập quan tâm nhưng sau đó do suy thoái kinh tế nên rút lui. Vậy xin lãnh đạo tỉnh cho biết hiện nay khu vực Đầm Ô Loan được quy hoạch phát triển du lịch như thế nào? Nơi đây đã có nhà đầu tư nào xin đăng ký dự án chưa?
Như bạn đã nói, cách đây khoảng hơn 17 năm, Tập đoàn Sama Dubai (UAE) sau khi khảo sát nhiều nơi trong và ngoài nước đã đề xuất Chính phủ Việt Nam về việc lựa chọn Đầm Ô Loan của Tuy An để xây dựng không gian đô thị du lịch ven biển đẹp nhất Châu Á. Tuy sau đó do nhiều lý do mà nhà đầu tư đã không thể thực hiện được dự án này. Song điều đó cũng đã nói lên tiềm năng lớn của khu vực Đầm Ô Loan.
Hiện nay, tại khu vực Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An, nơi được xem là một “Địa Trung Hải thu nhỏ”, do đó để có thể khai thác tiềm năng và lợi thế tại Khu vực Đầm Ô Loan. UBND tỉnh Phú Yên đã tập trung chỉ đạo triển khai lập quy hoạch khu vực này phù hợp điều kiện phát triển thực tế để có cơ sở kêu gọi, thu hút đầu tư nhưng không làm ảnh hưởng đến danh thắng Quốc gia Đầm Ô Loan. Hiện nay, UBND tỉnh đã phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung xây dựng đô thị Ô Loan (Theo Đồ án khu vực đô thị Ô Loan được quy hoạch có tổng diện tích 827,5ha, một phần phía nam xã An Ninh Đông; phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp đầm Ô Loan và các núi Động Bằng, Động Đen, Động Xuân; phía Nam giáp đầm Ô Loan khu vực cầu An Hải; phía Bắc giáp đường đi trung tâm xã An Ninh Đông. Hình thành Đô thị Ô Loan là khu đô thị loại V, mang đặc thù về du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng thuộc thị xã Tuy An trong tương lai. Không gian khu vực tập trung xây dựng đô thị được phân thành 7 phân khu gồm phân khu 1 phát triển đô thị, phân khu 2 và 5 là dịch vụ du lịch quy mô lớn, phân khu 3 và 6 là dịch vụ du lịch quy mô nhỏ và trung bình, phân khu 4 là trung tâm du lịch, phân khu 7 là bảo tồn rừng phòng hộ kết hợp du lịch trải nghiệm……).
Để cụ thể hóa Đồ án quy hoạch chung xây dựng Đầm Ô Loan tỉnh tiếp tục thực hiện các quy hoạch phân khu, hiện nay, Liên danh Công ty CP Lã Vọng Group và Công ty CP Tập đoàn đầu tư Tài chính Việt Nam đã xin tài trợ sản phẩm lập đồ án quy hoạch chi tiết Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các lô N-04, N-05, N-13, N-14, N-17, N-24, C-03, H-01, K7, X-01 thuộc Đồ án quy hoạch chung đô thị Ô Loan và đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 526/QĐ-UBND ngày 8/4/2020, với diện tích 129ha thuộc các xã An Hòa Hải và An Ninh Đông.
Việc lập Đồ án Quy hoạch chung xây dựng đô thị Ô Loan và đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các lô N-04, N-05, N-13, N-14, N-17, N-24, C-03, H-01, K7, X-01 tạo thuận lợi để giới thiệu tiềm năng, thu hút các nhà đầu tư đến khảo sát và đầu tư tại khu vực Đầm Ô Loan, theo đó khu vực đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An nằm trên trục phát triển đô thị Bắc Nam và Khu vực Đầm Ô Loan được định hướng trở thành khu vực nội thị của thị xã Tuy An (tương lai) với tính chất là khu vực đô thị về sinh thái và du lịch. Hiện nay, cũng có Nhà đầu tư đang tiếp cận, khảo sát đầu tư và trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục thu hút các Nhà đầu tư đầu tư các dự án phù hợp với định hướng phát triển, không làm ảnh hưởng đến danh thắng quốc gia Đầm Ô Loan.
Định hướng xây dựng tuyến đường sắt nối giữa Phú Yên lên Đắk Lắk đã được đề xuất, hiện ý tưởng này được triển khai thực hiện như thế nào?
- Tuyến đường sắt Tuy Hòa đi Tây Nguyên (Buôn Ma Thuột) đã có trong Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tại Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015). Theo đó, đến năm 2030 sẽ triển khai thực hiện dựng tuyến đường sắt Tuy Hòa - Buôn Ma Thuột dài khoảng 169km kết nối với tuyến đường sắt khu vực Tây Nguyên (Đăk Nông – Kon Tum – Đắk Lắk – Bình Phước dài khoảng 550km). Chức năng của tuyến này phục vụ về quặng và hàng hóa cho vùng Tây Nguyên, Đông Bắc Campuchia, Nam Lào. Cho phép tiếp cận trực tiếp với Cảng Vũng Rô, Khu kinh tế Vân Phong.
- Tại cuộc họp báo cáo Đề án kết nối giao thông khu vực Miền Trung và Tây Nguyên đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải giao Cục Đường sắt Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trưởng làm việc với địa phương đề xuất phương án kết nối tuyến đường sắt với cảng biển (tại Thông báo số 322/TB-BGTVT ngày 29/8/2020 của Bộ GTVT).
- Với vị trí và tầm quan trọng của tuyến này, UBND tỉnh đã kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải sớm triển khai theo quy hoạch được duyệt tại cuộc họp Bộ Giao thông Vận tải làm việc với các tỉnh về lập quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2050.
- Ngoài ra, tại buổi làm việc cho ý kiến về văn kiện và nhận sự trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XVII, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch quốc hội đã kết luận “… Nghiên cứu đầu tư tuyến cao tốc nói Phú Yên với Tây Nguyên…”. Trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định: “…về phát triển hạ tầng: Nghiên cứu đầu tư tuyến cao tốc nói Phú Yên với Tây Nguyên…”. UBND tỉnh đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải bổ sung tuyến đường bộ cao tốc nói Phú Yên với Tây Nguyên (nối từ cảng nước sâu Bãi Gốc/tỉnh Phú Yên đến cử khẩu ĐăkRuê/tỉnh ĐăkLăk) vào quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2050.
Phú Hòa là địa phương chỉ mới được thành lập 18 năm, vậy huyện có những định hướng lớn nào để phát triển trong tương lai?
- Huyện Phú Hòa được hình thành cách đây 18 năm và từng bước phát triển, đã có những thành tựu nhất định, nhất là trong thực hiện chương trình nông thôn mới đạt những kết quả tích cực với một số mô hình hay, đến năm 2019 được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới, cuối năm 2020 có 3 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao; cơ hạ tầng từng bước đầu tư hoàn thiện; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng hàng năm gần 20%; đời sống của nhân dân được cải thiện cả vật chất và tinh thần, thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 43,1 triệu đồng/người.
- Huyện nằm ở cửa ngõ phía tây, tiếp giáp với TP Tuy Hòa; có hệ thống giao thông đường bộ tương đối thuận lợi, kết nối thông suốt với các địa phương lân cận; có diện tích đất nông nghiệp tập trung tương đối lớn và màu mỡ; hệ thống kênh mương thủy lợi cơ bản đảm bảo cung cấp đủ nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Đặc biệt, trên địa bàn huyện có Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh là một trong 10 khu NNCNC trong quy hoạch tổng thể của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (hiện đã đầu tư một số cơ sở hạ tầng); Nhà máy điện năng lượng mặt trời Hòa Hội, ngoài ra, địa phương còn có Cụm công nghiệp Hòa An, Ngọc Sơn Đông, thị trấn Phú Hòa và nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp…
Để phát huy được những lợi thế của địa phương, trong thời gian tới huyện có những định hướng trọng tâm để thúc đẩy phát triển kinh tế, cụ thể:
- Tập trung thu hút các dự án đầu tư vào khu NNCNC, phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, công nghệ cao, chú trọng năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, an toàn dịch bệnh.
- Đẩy mạnh công tác lập quy hoạch chung xây dựng xã, phân khu đô thị và phân khu chuyên ngành để thu hút các nhà đầu tư vào phát triển các khu như đô thị dọc Sông Ba, đô thị Phong Niên Hòa Thắng, đô thị hỗn hợp Hòa An. Để góp phần phát triển hoàn thiện các tiêu chí nâng cấp các đô thị.
- Huy động các nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, các nhà đầu tư vào các cụm công nghiệp, các khu chăn nuôi tập trung hỗn hợp, thu hút nhà đầu tư vào phát triển vùng du lịch miệt vườn gắn với sinh thái dọc phía tây kênh N1, khu vực suối cái Đồng Din, khu du lịch nghỉ dưỡng suối nước nóng phú Sen, mở rộng di tích mộ và đền thờ Lương Văn Chánh. Góp phần phát triển thương mại, du lịch trên địa bàn huyện và là kết nối với thành phố Tuy Hòa và huyện Sơn Hòa để phát triển các tuyến du lịch sinh thái, trải nghiệm cộng đồng,… góp phần thúc đẩy du lịch tỉnh trở thành ngành mũi nhọn.
Những năm qua, Phú Yên đã được đầu tư xây dựng các cây cầu bắc qua sông Đà Rằng, ý nghĩa của những chiếc cầu này đối với sự phát triển của Phú Yên? nhu cầu của tỉnh cần đầu tư thêm những nhịp cầu khác?
Trong những năm qua, được sự quan tâm, tạo điều kiện của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương trong việc hỗ trợ nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, góp phần giúp tỉnh Phú Yên phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó, đến nay đã đầu tư xây dựng hoàn thành các cây cầu có quy mô lớn bắc qua sông Đà Rằng như: cầu Đà Rằng (trên tuyến tránh Quốc lộ 1 qua thành phố Tuy Hòa) hoàn thành năm 2001; cầu Sông Ba nối hai huyện Sơn Hòa và Sông Hinh hoàn thành năm 2008; cầu Hùng Vương nối trung tâm thành phố Tuy Hòa với Khu kinh tế Nam Phú Yên hoàn thành năm 2011; cầu Đà Rằng trên đường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuy Hòa (tuyến QL.1 cũ) hoàn thành tháng 5/2019; cầu Dinh Ông nối liền 2 huyện Phú Hòa, Tây Hòa hoàn thành đầu năm 2020.
Mạng lưới hạ tầng giao thông của Phú Yến ngày càng hoàn thiện, phát triển. |
Các cầu bắc qua Sông Ba (sông Đà Rằng) ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Yên nói chung và thành phố Tuy Hòa, các huyện Tây Hòa, Phú Hòa, Sơn Hòa, Sông Hinh nói riêng, giữ vững quốc phòng - an ninh, từng bước hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng Khu kinh tế Nam Phú Yên và các địa phương; đảm bảo ứng cứu kịp thời các khu vực có nguy cơ bị chia cắt trong mùa mưa bão.
Tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, ổn định dân cư; tạo điều kiện cho thành phố Tuy Hòa lên đô thị loại I năm 2020 và phát triển thành phố theo hướng tăng tưởng xanh và bền vững trở thành đô thị xanh, sạch đẹp, thân thiện và từng bước hiện đại; cũng như thông qua việc đầu tư xây dựng dự án, cơ sở hạ tầng nông thôn được cải thiện, góp phần tích cực vào việc thực hiện xây dựng nông thôn mới tại các địa phương, đưa huyện Phú Hòa và huyện Tây Hòa là 2 huyện đầu tiên của tỉnh Phú Yên đạt chuẩn Huyện nông thôn mới.
Để góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông, tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho nhân dân đi lại, hiện nay Sở Giao thông vận tải đang phối hợp với các Sở, Ban ngành và địa phương liên quan nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh làm việc với Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương để được hỗ trợ triển khai một số cây cầu khác có ý nghĩa quan trọng trên địa bàn tỉnh như: Cầu Bình Bá/huyện Tuy An (dài khoảng 500m) nằm trên tuyến đường bộ ve biển tỉnh Phú Yên (đoạn từ từ QL.1 đi phía Bắc Cầu An Hải); Cầu Đồng Hội bắc qua Sông Kỳ Lộ/huyện Đồng Xuân; …
Công ty chúng tôi quan tâm đến đầu tư dịch vụ du lịch tại những khu vực đang khó khăn về hạ tầng, hoặc một khu vực miền núi hoang sơ. Xin hỏi tỉnh Phú Yên có cơ hội và chính sách nào cho những dự án này hay không?
Về những nội dung mà bạn Lưu hỏi là khá xác đáng, nhưng mong bạn có thể gửi cụ thể hơn về khu vực mà bạn đang chuẩn bị đầu tư là ở đâu và như thế nào không. Từ đó mới có thông tin được.
Được biết, Đông Hòa hiện nay đã trở thành đô thị loại VI- thị xã, xin hỏi lãnh đạo địa phương hiện nay công tác đầu tư hạ tầng phát triển đô thị và mở rộng quy mô đô thị đang được thực hiện ra sao?
Trước hết, chúng tôi xin chân thành cảm ơn các doanh nghiệp đã đồng hành cùng Đông Hòa trong công tác đầu tư, tài trợ quy hoạch,... trong thời gian qua. Đặc biệt, hôm nay các bạn đã quan tâm công tác đầu tư hạ tầng, mở rộng, phát triển đô thị trên mảnh đất đầy tiềm năng Đông Hoà.
Sau 15 năm thành lập và phát triển, ngày 22/4/2020 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 931/NQ-UBTVQH14, và ngày 01/6/2020, UBND tỉnh Phú Yên chính thức công bố Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về thành lập thị xã Đông Hòa với toàn bộ 265,62 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 119.991 người của huyện Đông Hòa (cũ); với 10 đơn vị hành chính, gồm 05 phường và 05 xã.
Trong thời gian qua, Thị uỷ, UBND thị xã đã tập trung mọi nguồn lực, từng bước đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đủ điều kiện nâng cấp đô thị và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, trên địa bàn thị xã, một số dự án hạ tầng giao thông lớn của Trung ương và của tỉnh đã hoàn thành, đưa vào sử dụng như: Hầm đường bộ Đèo Cả, mở rộng QL1, xây dựng Quốc lộ 29, Tiểu dự án 2-3 đường Hùng Vương,... và từng bước hoàn thành, đưa vào sử dụng một phần các dự án hạ tầng khu kinh tế như: Tuyến Phước Tân - Bãi Ngà; hạ tầng Khu tái định cư Hòa Tâm;…
Để tận dụng lợi thế - là đô thị hội tụ nhiều tiềm năng, với các Khu Công nghiệp và Khu Kinh tế Nam Phú Yên; địa thế gần sân bay, có các tuyến Quốc lộ và đường sắc Bắc - Nam đi qua; có cảng Vũng Rô, cảng nước sâu Bãi Gốc,... Trong thời gian đến, địa phương sẽ tập trung ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, hoàn thiện và nâng cao tiêu chí đô thị, như: Tiếp tục tập trung huy động nguồn lực để đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng nội thị; tích cực phối hợp với cơ quan chức năng có liên quan để đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành các dự án đầu tư trong Khu Kinh tế Nam Phú Yên; thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng để sớm triển khai thực hiện các dự án.
Ngoài ra, địa phương sẽ tích cực phối hợp các ngành chức năng của tỉnh, kiến nghị Trung ương hỗ trợ thực hiện các dự án lớn như: Kè hạ lưu sông Bàn Thạch, Tuyến đường Đông Hòa đi Tây Hòa,… Tích cực phối hợp để sớm triển khai, hoàn thành Dự án Tuyến đường giao thông từ cảng Bãi Gốc (Khu Kinh tế Phú Yên) kết nối Quốc lộ 1, đi Khu Kinh tế Vân Phong (tỉnh Khánh Hoà).
Bên cạnh đó, UBND thị xã sẽ tiếp tục tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động bộ máy chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đảm bảo chất lượng, ngang tầm nhiệm vụ,...
Trong đó, tập trung công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, tham gia xúc tiến đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi để các dự án có quy mô lớn sớm triển khai đầu tư, mở rộng quy mô đô thị, như: 07 khu đô thị trên địa bàn phường Hoà Vinh, Khu đô thị xanh Đông Hoà, Khu đô thị ven sông Bàn Thạch, Khu đô thị Nam Bình, Khu đô thị mới Hoà Hiệp Bắc,...
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc nhà đầu tư sức khoẻ, thành công!
Tây Hòa là huyện đầu tiên của tỉnh Phú Yên đạt chuẩn nông thôn mới, trong chặng đường tiếp theo, địa phương sẽ làm gì để nâng cao đời sống của người dân?
Vấn đề ông hỏi, thay mặt UBND huyện Tây Hòa tôi được phép trả lời như sau:
- Trong nhiệm kỳ 2015-2020, huyện Tây Hòa đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực. Thu ngân sách hàng năm của huyện đều vượt chỉ tiêu tỉnh giao; đến năm 2020 đạt 154 tỉ đồng, vượt 42,8%; thu nhập bình quân đầu người tăng từ 27,4 triệu đồng (năm 2016) lên 45,6 triệu đồng (năm 2020). Các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực; năm 2018 huyện Tây Hòa đạt chuẩn nông thôn mới, vượt kế hoạch trước 2 năm.
Điểm nổi bật của huyện trong nhiệm kỳ qua là đã tập trung huy động mọi nguồn lực, cả hệ thống chính trị và toàn dân thực hiện đạt kết quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, với nhiều mô hình, cách làm hay, hiệu quả và huyện Tây Hòa rất vinh dự là địa phương đầu tiên của tỉnh Phú Yên được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2018. Trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện đã huy động được 696,11 tỷ đồng, cùng với sự góp công hiến đất của cộng đồng dân cư để đầu tư xây dựng nông thôn mới, đưa Tây Hòa thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Phú Yên.
Đạt được nhiều thành quả, nhưng Tây Hòa cũng còn nhiều khó khăn, hạn chế; khi cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm; chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; chưa khai thác và phát huy hết tiềm năng, lợi thế để phát triển. Nhận thức được những hạn chế đó, trong những năm đến huyện sẽ nỗ lực để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển bền vững.
Phấn đấu đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người 74,1 triệu đồng; thu hút tổng vốn đầu tư phát triển trong 05 năm khoảng 11.000 tỷ đồng; thu ngân sách trên địa bàn năm 2025 đạt 200 tỷ đồng. Nâng độ che phủ rừng đến năm 2025 là 58%; giữ vững, nâng cao chất lượng huyện đạt chuẩn nông thôn mới; năm 2025, tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh đạt 100%...
Huyện xác định 05 nhóm nhiệm vụ và giải pháp đột phá, trong đó đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện nâng cao các tiêu chí huyện nông thôn mới; đẩy mạnh tiến bộ khoa học, công nghệ và sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng thương hiệu sản phẩm; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội...
Được biết du lịch là 1 trong những lĩnh vực trong trọng tâm phát triển của Phú Yên, vậy định hướng kêu gọi đầu tư các dự án du lịch của tỉnh như thế nào?
Tăng cường thu hút đầu tư, hình thành một số khu du lịch đặc trưng Phú Yên mang tầm quốc gia và khu vực (tại Vịnh Xuân Đài, Gành Đá Đĩa, Vịnh Vũng Rô...).
Tập trung kêu gọi đầu tư phát triển các khu du lịch, các loại hình du lịch biển, dịch vụ thể thao, giải trí trên biển, các hoạt động vui chơi giải trí về đêm…, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng; đầu tư phát triển các sản phẩm lưu niệm đặc trưng của địa phương, xây dựng sản phẩm du lịch đêm, các mô hình du lịch gắn với hoạt động lao động sản xuất, đánh bắt, trang trại, kết hợp du lịch với xây dựng nông thôn mới, chương trình OCOP mỗi xã một sản phẩm.
Kêu gọi thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đường thủy để phát triển sản phẩm du lịch đường thủy.
Thị xã Sông Cầu được nâng cấp, Vịnh Xuân Đài được công nhận là danh thắng cấp quốc gia, tuyến Sông Cầu – Quy Nhơn có hướng mặt tiền biển là những lợi thế cạnh tranh vượt trội, Phú Yên đã định hướng để khai thác những lợi thế này của Sông Cầu như thế nào, thưa ông?
Năm 2019, sau 10 năm thành lập và phát triển, thị xã Sông Cầu được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III trực thuộc tỉnh. Hiện nay, thị xã Sông Cầu tập trung hoàn thiện các tiêu chí phát triển theo hướng đô thị biển - du lịch - dịch vụ xanh, sạch, đẹp; là trung tâm kinh tế, văn hóa phía bắc của tỉnh, hướng đến trở thành thành phố năm 2025.
Với những tiềm năng lợi thế hiện có, đặc biệt là Vịnh Xuân Đài khu được công nhận danh thắng quốc gia và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Vịnh Xuân Đài đến năm 2030, với mục tiêu đón khoảng 1,2 triệu lượt khách; tổng doanh thu từ khách du lịch đạt khoảng 900 tỉ đồng.
- Mặt khác, TX. Sông Cầu có tuyến Sông Cầu - Quy Nhơn có hướng mặt tiền biển sẽ là những lợi thế cạnh tranh vượt trội. Hiện nay, TX. Sông Cầu đã tiếp nhận gần 30 nhà đầu tư đến khảo sát và đầu tư dự án; đã có một số dự lớn triển khai trên địa bàn thị xã, nhất là các dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp (Khu du lịch Hòn Ngọc Bãi Tràm, Bãi Từ Nham; Vịnh Hòa Emerald Bay resort; khu du lịch, nghỉ dưỡng biển cao cấp Bãi Bàng; khu du lịch Hòa Lợi; khu du lịch sinh thái Bãi Ôm, Bãi Nồm,...).
Như vậy, cho thấy thị xã Sông Cầu thực sự hấp dẫn, được các doanh nghiệp nhìn nhận một cách nghiêm túc. Hiện nay, thị xã Sông Cầu đang tiếp tục hoàn thiện hạ tầng cơ sở, cải thiện môi trường đầu tư tạo điều kiện thuận lợi để Nhà đầu tư tiếp tục tiếp cận và đầu tư; phát triển các loại hình du lịch như tham quan, thương mại, xây dựng nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí; thiết kế các tour du lịch liên huyện, liên tỉnh với các dịch vụ chất lượng cao nhằm giữ chân du khách khi đến với các địa điểm tham quan tại địa phương.
Theo định hướng phát triển của tỉnh nói chung và địa phương nói riêng sẽ tập trung nguồn lực, cải cách hành chính đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay để hướng đến mục tiêu là Đưa du lịch Sông Cầu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Du lịch - Dịch vụ - Công nghiệp - Xây dựng - Nông nghiệp. Từng bước xây dựng thương hiệu du lịch Vịnh Xuân Đài. Với thương hiệu: “Vịnh Xuân Đài - điểm ngắm bình minh hấp dẫn nhất Việt Nam”. Để đạt được mục tiêu đó, có những định hướng khai thác những lợi thế như sau:
- Phát triển thị trường khách du lịch: Tập trung khai thác thị trường khách du lịch nội địa các tỉnh và khách nội tỉnh.Có những định hướng, chiến lược từng bước thu hút khách quốc tế tập trung vào phân khúc thị trường khách du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, khám phá, tìm hiểu văn hóa, lịch sử.
- Phát triển sản phẩm du lịch:
+Các sản phẩm du lịch chủ đạo: Du lịch nghỉ dưỡng trên vịnh như du thuyền, nhà nổi (bungalow nổi); các khu nghỉ dưỡng cao cấp, biệt lập trên bờ...; du lịch tham quan, trải nghiệm trên vịnh gắn với các khu nuôi trồng thủy sản; ngắm cảnh hoàng hôn trên vịnh...; Du lịch thể thao, vui chơi giải trí trên vịnh …
+ Các sản phẩm du lịch bổ trợ: Hình thành các sản phẩm du lịch làng nghề theo mô hình du lịch cộng đồng, tham quan làng nghề truyền thống; hỗ trợ tổ chức thí điểm một số loại hình du lịch có thế mạnh của địa phương; Tập trung phát triển khu vực đô thị ven biển; trong đó ưu tiên công tác chỉnh trang, phát triển thị xã Sông Cầu thành một đô thị biển; đẩy mạnh các hoạt động vui chơi giải trí về đêm, hình thành phố đi bộ, trung tâm mua sắm, nhà hàng cao cấp trên địa bàn phục vụ du lịch gắn với mua sắm đặc sản, hàng lưu niệm...
- Tổ chức không gian phát triển du lịch theo Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Vịnh Xuân Đài
- Phát triển các tuyến du lịch chủ yếu.
+ Tuyến du lịch nội khu:
· Tuyến du lịch tham quan trên vịnh kết nối đến các điểm du lịch: Đảo Nhất Tự Sơn, Cù lao Ông Xá, Vịnh Hòa, Bãi Tràm, các khu nuôi trồng thủy sản...
· Tuyến du lịch đường bộ: Hình thành tuyến du lịch kết nối đến khu vực Gành Đỏ; phân khu du lịch Gành Đá Đĩa và phân khu du lịch Từ Nham theo Quốc lộ 1A.
+ Tuyến du lịch nội tỉnh:
· Theo đường thủy: Kết nối Khu DLQG Vịnh Xuân Đài đến đầm Cù Mông, đầm Ô Loan, Vịnh Vũng Rô; các tuyến du lịch dọc theo sông Đà Rằng…
· Theo đường bộ: Kết nối với các địa phương ven biển thành phố Tuy Hòa, huyện Tuy An và các huyện miền núi phía Tây của tỉnh Phú Yên...
+ Tuyến du lịch liên tỉnh: Về phía Bắc kết nối với Bình Định, Quảng Ngãi Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế; về phía Nam kết nối với Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận; về phía Tây kết nối với các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk).
+ Tuyến du lịch quốc gia: Tuyến du lịch Bắc - Nam theo quốc lộ 1A; tuyến du lịch đường biển kết nối với Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu...
- Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: từng bước nâng cấp cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống, hệ thống vui chơi giải trí, các điểm dừng chân, ngắm cảnh,… để phục vụ khách du lịch.
KKT Nam Phú Yên có tiềm năng lớn về lợi thế cảng nước sâu, nhất là cảng Bãi Gốc, Vịnh Vũng Rô kín gió, tại khu vực này, trước đây đã được một số dự án đầu tư Công nghiệp nặng, công nghiệp chế biến dầu khí, công nghiệp du lịch… nhắm tới nhưng hiện vẫn chưa có dự án nào được đầu tư, theo ông đâu là những hạn chế cần khắc phục?
Trước đây, ngoài nguyên nhân do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, một số nguyên nhân chủ quan như: Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư còn kéo dài, công tác cải cách hành chính chưa mạnh mẽ, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của BQL Khu kinh tế chưa kiên quyết, ... dẫn đến một số dự án không triển khai đầu tư được, đã tác động không tốt đến tốc độ hình thành và phát triển của KKT, ảnh hưởng tới tâm lý người dân trong vùng dự án, như: dự án Nhà máy Lọc hóa dầu Vũng Rô,... Trong thời gian đến, BQL Khu kinh tế sẽ triển khai những biện pháp để khắc phục tồn tại, hạn chế như:
- Kịp thời rà soát để tham mưu cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách cho phù hợp với nguồn lực, điều kiện thực tế.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh, tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư triển khai nhanh các dự án lớn, quan trọng trên địa bàn là nhân tố quyết định trong huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển nhanh nền kinh tế.
- Kiên quyết, sáng tạo, chọn đúng vấn đề trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp với yêu cầu của thực tiễn; đồng thời thường xuyên theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo việc phối hợp giữa các lực lượng, kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh.
Năm 2020 là năm chịu nhiều tác động tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19; thiên tai và bão lũ gây khó khăn trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và hộ sản xuất. Trong cái khó chung của nền kinh tế cả nước, Phú Yên cũng không nằm ngoại lệ. Tuy nhiên, trên bình diện chung cả nước, Phú Yên vẫn là điểm sáng về thu-chi ngân sách, ông có thể chia sẻ những nỗ lực trên?
Năm nay là năm khó khăn chung của ngành tài chính, ngành tài chính tỉnh Phú Yên cũng cùng chung khó khăn đó. Dịch bệnh Covid-19 đã làm nền kinh tế phát triển chậm lại, dẫn đến nguồn thu ngân sách bị suy giảm đáng kể.
Năm 2020, tổng thu NSNN trên địa bàn năm 2020 theo dự toán trung ương giao là 5.317 tỷ đồng, HĐND tỉnh quyết định phấn đấu thu 9.000 tỷ đồng, trong đó chủ yếu phấn đấu tăng thu tiền sử dụng đất để phục vụ chi đầu tư phát triển. Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, công tác quản lý và tham mưu điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước trong bối cảnh hết sức khó khăn.
Thực tế, thu NSNN không hoàn thành dự toán địa phương, tuy nhiên hoàn thành vượt dự toán trung ương giao ở mức khoảng 5%. Việc hụt giảm dự toán địa phương chủ yếu hụt từ nguồn thu tiền sử dụng đất (nguồn thu gắn với nhiệm vụ chi đầu tư phát triển), do đó, tỉnh đã chủ động cắt giảm tương ứng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 để chuyển sang bố trí trong kế hoạch năm 2021. Bên cạnh đó, trong năm 2020 đã phát sinh thêm các nhiệm vụ chi phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh, chống hạn và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 với tổng số kinh phí khá lớn cũng là một khó khăn đối với ngân sách nhà nước.
Tuy vậy, Sở Tài chính cũng đã cố gắng vượt qua khó khăn, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN đã cơ bản đảm bảo theo dự toán và theo quy định của pháp luật, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ngoại trừ việc phải cắt giảm một phần kế hoạch vốn đầu tư công để chuyển sang năm 2021 như đã nói, các nhiệm vụ còn lại đều cơ bản đảm bảo theo dự toán.
Những nỗ lực, cố gắng trong điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN đã góp phần nhất định vào thực hiện mục tiêu kép vừa phục hồi phát triển KTXH, vừa quyết liệt phòng chống dịch bệnh, cụ thể kết quả tăng trưởng GRDP năm 2020 của tỉnh là 3,69%; mặc dù đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong những năm gần đây và không hoàn thành mục tiêu năm 2020 của tỉnh do tình hình ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhưng là mức tăng trưởng cao hơn tỷ lệ bình quân chung của cả nước năm 2020.
Hạ tầng giao thông kết nối các địa phương trong tỉnh còn nhiều khó khăn, Phú Yên có kế hoạch đầu tư các tuyến tỉnh lộ ra sao?
Theo quy hoạch tỉnh Phú Yên có 11 tuyến đường tỉnh dài tổng cộng 361,7km, trong đó đang khai thác sử dụng 9 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài 228,28km với tỷ lệ mặt đường được bê tông hóa đạt 96% (còn lại khoảng 10,7km đường đất thuộc tuyến ĐT.644 và ĐT.650), 02 tuyến ĐT.648 và ĐT.645B chưa hình thành (hiện đã hoàn thành công Dinh Ông tại cuối tuyến ĐT.648).
Để đầu tư hoàn thiện các tuyến tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh, hàng năm bằng nguồn vốn Quỹ bảo trì đường bộ tỉnh, Sở GTVT từng bước đầu tư hoàn thiện các đoạn tuyến đường tỉnh để phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân. Trong thời gian qua đã đầu tư hoàn thành giai đoạn 1 của dự án Nâng cấp tuyến đường bộ nối hai tỉnh Phú Yên và Gia Lai góp phần hoàn thiện tuyến đường ĐT.647 qua các xã miền núi của huyện Đồng Xuân, với nguồn vốn từ vốn Trái phiếu Chính phủ và Ngân sách tỉnh; đầu tư hoàn thiện các đoạn đường đất còn lại của tuyến ĐT.642 từ nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới (WB) để thực hiện Dự án khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai;…
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã xác định: Phát triển kết cấu hạ tầng kết hợp bảo đảm quốc phòng, an ninh; thu hẹp khoảng cách các vùng, miền trong tỉnh, gắn với tiết kiệm đất canh tác, bảo vệ môi trường, trong đó nghiên cứu đầu tư tuyến cao tốc nối Phú Yên với Tây Nguyên; Về phát triển không gian kinh tế: Chú trọng công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, liên kết vùng, phát triển hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng vùng và tăng cường liên kết vùng, các địa phương trong quá trình phát triển, nhất là giữa Nam Phú Yên - Bắc Khánh Hòa, Bắc Phú Yên - Nam Bình Định và Phú Yên - Tây Nguyên.
Trong giai đoạn tới tập trung đầu tư, nâng cấp các tuyến giao thông quan trọng như: Tuyến đường bộ ven biển từ thị xã Đông Hòa đến thị xã Sông Cầu (kể cả cầu qua sông Bình Bá); tuyến đường tránh lũ, cứu hộ, cứu nạn qua huyện Tây Hòa - Phú Hòa - thành phố Tuy Hòa - huyện Tuy An (giai đoạn 2); tuyến đường từ Nam cầu Bàn Thạch - Sơn Thành Tây (ĐT645B); tuyến Xuân Phước - Phú Hải (giai đoạn 3 từ Sơn Hội - QL25); tuyến ĐT644, ĐT650, ĐH22 (nối Phú Hòa - Sơn Hòa).
Nghiên cứu đầu tư một số đoạn (tuyến) đường gắn với bờ kè Bắc và Nam Sông Ba đoạn từ cầu Đà Rằng cũ đến cầu Dinh Ông; tuyến đường mới nối thị trấn Chí Thạnh và Gành Đá Đĩa,...; Nghiên cứu đầu tư tuyến đường bộ cao tốc nối Phú Yên với Tây Nguyên (nối từ cảng nước sâu Bãi Gốc/tỉnh Phú Yên đến cử khẩu ĐăkRuê/tỉnh ĐăkLăk).
Kính thưa đồng chí Lê Thanh Đồng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên! Chúng tôi là một doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực hạ tầng đô thị hiện nay đang có ý định nghiên cứu đầu tư vào Phú Yên, xin đồng chí cho biết, hiện nay tỉnh có chủ trương như thế nào trong việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực này? HĐND tỉnh có nghị quyết nào về chủ trương thu hút đầu tư với lĩnh vực này? Xin cảm ơn đồng chí
Trước hết, thay mặt HĐND tỉnh Tôi rất cảm ơn và hoan ngênh nhà đầu tư đã có nhã ý tìm hiểu, đầu tư vào tỉnh Phú Yên. Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021- 2025 của HĐND tỉnh, theo đó, chủ trương chung của tỉnh là sẵn sàng mời gọi nhà đầu tư vào tìm hiểu, đầu tư lĩnh vực mà đồng chí nêu, vì hiện nay tỉnh Phú Yên có chủ trương mở rộng không gian đô thị thành phố Tuy Hòa để nâng lên đô thị loại I vào năm 2025 và nâng cấp một số đô thị khác trên địa bàn tỉnh. Do đó, nhà đầu tư có thể liên hệ trực tiếp với UBND tỉnh để tìm hiểu và cung cấp thông tin cụ thể về vấn đề này.
Xin cảm ơn nhà đầu tư.
Hiện nay, khu vực Vịnh Xuân Đài là nơi tập trung chăn nuôi tôm hùm số lượng lớn. Tuy nhiên thực tế cho thấy cứ mỗi độ bão lũ xảy ra, tôm chết rất nhiều, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người dân. Với tư cách là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực nuôi tôm, công ty Thủy sản Đắc Lộc có góp ý như thế nào với địa phương để ngành nghề nuôi tôm hùm Phú Yên vẫn được bảo tồn và phát triển một cách ổn định?
Về mặt tổng thể, để phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm, tỉnh Phú Yên cần có giải pháp căn cơ lâu dài trong việc hoạch định, cơ cấu lại nghề nuôi tôm hùm trong bức tranh tổng thể của ngành nuôi trồng thủy hải sản, không để nghề nuôi tôm hùm phát triển tự phát, thiếu kiểm soát. Kiên quyết xử lý các vi phạm, sắp xếp lại việc nuôi trồng thủy sản trên Vịnh Xuân Đài, Đầm Cù Mông, Đầm Ô Loan, Vịnh Vũng Rô... Chú trọng bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Thứ hai là tập trung quy hoạch lại những khu vực nào dành cho phát triển du lịch, khu vực nào dành cho việc phát triển nghề nuôi tôm hùm, trong đó chú ý đến các yếu tố về vị trí, điều kiện tự nhiên phù hợp cho việc phá triển nghề nuôi tôm hùm.
Riêng về gốc độ doanh nghiệp Đắc Lộc chúng tôi, nhằm khắc phục việc thiên tai bão lũ, dịch bệnh, và an toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ KHCN đã giao nhiệm vụ cho Công ty Thủy sản Đắc Lộc ứng dụng khoa học công nghệ đưa tôm hùm lên bờ nuôi trong môi trường bể xi măng vi mô hàng hóa. Theo tôi, mấu chốt của việc này chính là áp dụng khoa học công nghệ vào việc nuôi tôm hùm. Từ thực tế Đắc Lộc, hướng đi này bước đầu đã mang lại thành công.
Kính thưa HĐND tỉnh Phú Yên, do ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ, dịch Covid-19, năm 2020 là một năm đầy khó khăn với kinh tế xã hội của cả nước, chắc chắn Phú Yên cũng không nằm ngoài ngoại lệ. Nhằm tạo đà cho sự hồi phục và phát triển trở lại của kinh tế tỉnh nhà, HĐND tỉnh có những Nghị quyết quan trọng nào nhằm thực hiện định hướng này? Xin cảm ơn!
Đúng như anh (chị) đánh giá, năm 2020 do tác động đại dịch Covid 19 và thiên tai lũ lụt nên tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong toàn tỉnh, Phú Yên đạt mức tăng trưởng 3,96%, tuy không đạt kế hoạch đề ra nhưng cũng là điểm sáng trong việc thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là đảm bảo kịp thời các chính sách an sinh xã hội.
Theo dự báo, năm 2021 diễn biến thời tiết, dịch bệnh phức tạp, khó lường, trên cơ sở phân tích tình hình, tại kỳ họp cuối năm 2020 HĐND tỉnh Phú Yên đã ban hành 22 nghị quyết quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, đáng chú ý là nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2021, nghị quyết về dự toán và phương án phân bổ ngân sách năm 2021,... Theo đó, năm 2021 với mục tiêu tăng trưởng kinh tế là 7, 35%; vốn thu hút đầu tư toàn xã hội 22.000 tỷ đồng; thu ngân sách 8.635 tỷ đồng...
Đồng thời, tập trung xây dựng và hoàn thiện quy hoạch tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2050 để phục vụ mục tiêu phát triển; tập trung nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp; đảm bảo an sinh xã hội;...
Trong quy hoạch vùng Phú Yên, tỉnh Phú Yên định hướng quy hoạch đô thị lõi Tuy Hòa như thế nào, thưa ông?
Cấu trúc đô thị thành phố Tuy Hoà về cơ bản cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Là đô thị đa trung tâm trong đó:
+ Khu vực phía Bắc có một phần Phường 9, khu vực Bình Kiến, An Phú, và một phần Nam Tuy An sẽ phát triển du lịch trên cơ sở khai thác đường bờ biển thuận lợi hơn các khu vực khác, khu vực này sẽ phát triển mật độ vừa, sẽ có nhiều mảng xanh, tầng cao thấp…
+ Khu vực trung tâm bao gồm các phường nội thị hiện nay phát triển, xây dựng và củng cố bao gồm trung tâm Hành chính đô thị, trung tâm hành chính của tỉnh, các trung tâm thương mại hỗn hợp, đây là khu vực phát triển hiện đại, mật độ cao.
+ Khu vực phía nam phát triển kết hợp với Cảng hàng không Tuy Hoà và khu kinh tế Nam Phú Yên, kết hợp với đặc khu Kinh tế Vân Phong thông qua hầm đường bộ đèo cả, phát triển theo hình thái đô thị công nghiệp, phát triển công nghiệp hậu cần nghề cá, phát triển dân cư dịch vụ công nghiệp.
+ Khu vực phía Tây – trên trục quốc lộ 25: phát triển dịch vụ thương mại có tính chất cửa ngõ, thương mại đầu mối cung cấp kết hợp phát triển dân cư mới theo trục này.
+ Khu vực làng hoa Ngọc Lãng thuộc xã Bình Ngọc phát triển theo hướng bảo tồn kết hợp du lịch trên cơ sở khai thác hạ tầng du lịch tại các phường trung tâm thành phố.
+ Hành lang hai bên bờ sông Chùa, Sông Đà Rằng: là khu vực bảo tồn cảnh quan và hành lang tiêu thoát nước, kết hợp phát triển đô thịmật độ thấp.
- Đối với khu vực phụ cận:
+ Khu vực An Mỹ, An Chấn: phát triển mở rộng khu vực gắn kết với mô hình dân cư mật độ thấp và du lịch, ngoài ra phát triển công nghiệp kho bãi ở phía tây, Thương mại dịch vụ đầu mối (ngã tư QL1 và ĐT 643)
+ Khu vực Hòa An ở phía Tây, phát triển dân cư kết hợp thương mại dịch vụ trên trục QL 25.
+ Khu vực Hòa Thành, phát triển dân cư dịch vụ, gắn liền với phát triển KKT và Khu đô thị Nam Phú Yên.
- Giới hạn vành đai phát triển về không gian là các vành đai và hình thành hệ thống các trung tâm cho các vùng phát triển:
+ Vành đai 1: đường tránh quốc lộ 1
+ Vành đai 2: Quốc lộ 1
+ Vành đai 3: Đường cao tốc Bắc Nam
Tích hợp nhiều tiềm năng tạo ra nhiều sức hút thu hút đầu tư, ông có thể cho biết những lĩnh vực trọng tâm nào sẽ được thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Nam Phú Yên ?
Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên. Theo đó, các lĩnh vực trọng tâm sẽ được thu hút vào khu kinh tế Phú Yên là: công nghiệp công nghệ cao, các ngành công nghiệp gắn với cảng biển; du lịch sinh thái; đô thị dịch vụ thương mại - du lịch sông, biển gắn với việc khai thác sân bay Tuy Hòa và hệ thống cảng biển; ...
UBND tỉnh cũng đã giao các sở, ngành, chủ động nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách cụ thể và tích cực phối hợp với cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa để làm việc với các Bộ, ngành nhằm liên kết vùng, thúc đẩy, phát triển tiềm năng vùng. Đặc biệt, là liên kết vùng giữa Bắc Vân Phong và Nam Phú Yên.
Đến nay, tỉnh Phú Yên cho phép 12 nhà đầu tư nghiên cứu khảo sát, tài trợ sản phẩm quy hoạch đầu tư thuộc các lĩnh vực du lịch, đô thị, thương mại. Trong điều kiện ngân sách có hạn, UBND tỉnh Phú Yên đang đề xuất Thủ tướng cho phép tỉnh kêu gọi đầu tư hạ tầng tại Khu kinh tế Nam Phú Yên.
Đông Hoà vừa lên thị xã, xin lãnh đạo Thị xã cho hiết quy hoạch và định hướng phát triển hạ tầngđô thị thị xã trong những năm đến thế nào?
Trước hết, chúng tôi xin chân thành cảm ơn bạn đã quan tâm về quy hoạch và định hướng phát triển hạ tầng đô thị thị xã trong những năm đến.
Những năm qua, UBND thị xã đã phối hợp với Ban quản lý Khu kinh tế Phú Yên và các Sở, ngành tỉnh đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, nhiều công trình có vốn lớn đã và đang triển khai, một số công trình đưa vào hoạt động, đã hình thành các trục giao thông huyết mạch phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Công tác phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới đạt một số kết quả quan trọng.
Để phát triển toàn diện, Đông Hòa tiếp tục tập trung ưu tiên quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo bước đột phá diện mạo đô thị, tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư và nâng cao chất lượng môi trường sống, đáp ứng yêu cầu phát triển của thị xã.
Chúng tôi sẽ phối hợp tốt với các ngành của tỉnh đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng Khu kinh tế Nam Phú Yên theo quy hoạch được duyệt, trong đó chú trọng đầu tư phát triển các ngành kinh tế trọng điểm mà thị xã có lợi thế để trở thành khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh như: Hệ thống kè ven biển, cảng biển, lấp đầy các khu, cụm công nghiệp hiện có, hạ tầng đô thị, các khu dân cư, khu đô thị mới, khu đô thị cao cấp, khu du lịch nghỉ dưỡng, khu du lịch sinh thái,…
Khai thác tiềm năng, lợi thế, phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tiến hành phê duyệt một số đồ án quy hoạch để thu hút đầu tư như: Các đồ án quy hoạch tỷ lệ 1/500: Khu đô thị mới Hòa Vinh, diện tích 9,7ha; Khu đô thị Hòa Vinh, diện tích 6,6ha; Khu đô thị mới phía Đông Hòa Vinh, diện tích 43ha; Khu du lịch nghỉ dưỡng Hòn Nưa, diện tích 33,3ha; Khu vực dự kiến đầu tư dự án Khu du lịch Rosa Varella, diện tích 4,9ha; Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp Rạng Đông - Phú Yên, diện tích 19,54ha; Khu đô thị xanh Đông Hòa, diện tích 49,9ha; Khu đô thị ven sông Bàn Thạch, phường Hòa Xuân Tây, diện tích 144ha; Khu đô thị phía Bắc Quốc lộ 29, diện tích 36,5ha; Khu đô thị xanh Hòa Vinh, diện tích 12ha; Khu đô thị Nam Bình, diện tích 50ha và các đồ án quy hoạch tỷ lệ 1/2000: Khu đô thị mới thị trấn Hòa Vinh với diện tích 86ha; Khu đô thị phía Bắc Hòa Vinh, diện tích 298ha; Khu đô thị: Hòa Hiệp Trung, diện tích 102ha và Hòa Hiệp Bắc, diện tích 111ha.
Trân trọng cảm ơn và kính chúc quý nhà đầu tư thành công!
Với kinh nghiệm là nhà đầu tư nhiều dự án trên khắp cả nước, TNG đánh giá môi trường đầu tư Phú Yên thế nào?
Cũng như nhiều địa phương khác, về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư đã được Chính phủ xây dựng và ban hành chung, sự khác biệt nằm ở cách vận dụng của từng địa phương và tiêu chí cải cách hành chính, hỗ trợ Nhà đầu tư.
Về vấn đề này, TNG đánh giá rất cao sự nỗ lực của các Ban, Ngành cũng như Lãnh đạo tỉnh Phú Yên đã hỗ trợ tích cực Nhà đầu tư trong triển khai dự án đầu tư, trong đó có dự án TNR Grand Palace. Chúng tôi nhận thấy, lĩnh vực đầu tư Bất động sản, du lịch ở Phú Yên dù sao cũng mới khởi đầu, là thị trường mới nổi, do vậy Phú Yên còn nhiều việc phải làm để hoàn thiện môi trường đầu tư tốt hơn. Nhưng với một địa phương mới thì cách làm của Phú Yên hiện nay được chúng tôi đánh giá rất cao. Chúng tôi nghĩ trong tương lai, Phú Yên sẽ là điểm đến tốt cho nhiều nhà đầu tư trong tất cả các lĩnh vực.
Phú Yên có nhiều địa điểm đẹp làm phim trường, xin hỏi tỉnh có chủ trương nào thúc đẩy các đoàn làm phim đến với Phú Yên không? Và giải pháp ưu đãi cụ thể thế nào?
Trước hết Tỉnh rất hoan nghênh sự quan tâm của bạn về việc triển khai thực hiện sản xuất phim tại Phú Yên. Trong thời gian qua, Tỉnh đã chỉ đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, các ngành, địa phương phối hợp hỗ trợ một số đoàn làm phim thực hiện thành công chương trình khảo sát và ghi hình tại Phú Yên như: Tôi Thấy hoa vàng trên cỏ xanh, ngày ấy mình đã yêu, tình yêu và tham vọng, Hậu duệ mặt trời (phiên bản Việt)... Trong thời đến, Tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngành, địa phương phối hợp, tạo điều kiện tốt nhất để các hãng phim thực hiện chương trình tại Tỉnh.
Theo tôi được biết thì vừa qua tỉnh chấp thuận cho tập đoàn Everland đầu tư 2 dự án tại tỉnh là: Crystal Marina Phú Yên dự án có quy mô 29,38ha, bao gồm 24,36ha đất và khoảng 5,02ha mặt nước, được quy hoạch thành tổ hợp tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng cao cấp 5* quốc tế. Điểm nhấn của Dự án là tòa khách sạn 25 tầng cao nhất thị xã Sông Cầu nằm trong đất liền và các cụm lâu đài mang phong cách kiến trúc Địa Trung Hải nằm ngoài đảo (Cù Lao Ông Xá). Ngoài ra, trong khuôn viên Dự án còn có các tòa shoptel thuộc khu phố thương mại, biệt thự ven biển và bungalow trên mặt nước, bể bơi vô cực, các nhà hàng sang trọng, quầy bar, câu lạc bộ thể thao bãi biển...và Tổ hợp Thương mại dịch vụ và Du lịch nghỉ dưỡng Xuân Đài Bay thuộc phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, có quy mô 7,32ha. Xin hỏi tỉnh đã và sẽ tạo điều kiện như thế nào để cả 2 dự án nói trên của tập đoàn Everland sớm được khởi công? Tiện đây tôi cũng xin hỏi dự án Crystal Marina Phú Yên sẽ khởi công khi nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Về dự án này chúng tôi đã cấp chủ trương đầu tư dự án, tất nhiên để khởi công được dự án còn cần các thủ tục liên quan mà nhà đầu tư phải thực hiện, cái này mấu chốt thuộc trách nhiệm nhà đầu tư là chính. Về phần trách nhiệm của mình, chúng tôi sẽ theo dõi sát và có chỉ đạo kịp thời để nhà đầu tư sớm hoàn thiện thủ tục để khởi công xây dựng. Cái này chúng tôi vừa cấp chủ trương đầu tư mới khoảng 15 ngày.
Vừa qua tỉnh Phú Yên đã tập trung hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho Nhà đầu tư trong việc nghiên cứu, đề xuất đầu tư dự án và Tập đoàn Everland đã được UBND tỉnh Quyết định chủ trương để đầu tư thực hiện 02 dự án, cụ thể việc triển khai như sau:,
- Dự án Khu nghỉ dưỡng Vũng Lắm đã được UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt chủ trương đầu tư (tại Quyết định số 1460/ ngày 18/9/2019) với tổng vốn đầu tư 590 tỷ đồng, tiến độ hoàn tất các thủ tục đầu tư và thực hiện đầu tư hoàn thành đưa vào hoạt động là 36 tháng, kể từ ngày quyết định chủ trương đầu tư (tháng 9/2022).
Hiện Nhà đầu tư đã thực hiện hoàn thành các thủ tục: chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, đang hoàn thiện hồ sơ thiết kế cơ sở để trình Bộ Xây dựng thẩm định; báo cáo đánh giá tác động môi trường đã lập xong, hiện đang lấy ý kiến của công đồng dân cư, đã thực hiện thỏa thuận bồi thường xong đối với 5/30 hộ dân, còn 35 hộ dân đã cung cấp giấy tờ đất đai và đang tiến hành thỏa thuận bồi thường theo quy định.
Trong thời gian đến, UBND tỉnh Phú Yên sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngành và UBND thị xã Sông Cầu tích cực hỗ trợ Nhà đầu tư để hoàn tất các thủ tục còn lại trong thời gian sớm nhất để đủ điều kiện khởi công xây dựng (thủ tục cho thuê đất, thiết kế, giáy phép xây dựng). Dự kiến khởi công trong quý II/2021.
- Dự án Tổ hợp thương mại dịch vụ và du lịch nghỉ dưỡng Xuân Đài Bay được UBND Tỉnh Phú Yên phê duyệt chủ trương đầu tư (tại Quyết định số 2005/ ngày 26/11/2020) với tổng vốn đầu tư 786 tỷ đồng, tiến độ hoàn tất các thủ tục đầu tư và thực hiện đầu tư hoàn thành đưa vào hoạt động là 36 tháng, kể từ ngày quyết định chủ trương đầu tư (tháng 11/2023).
Hiện các ngành, địa phương đang tích cực hỗ trợ, hướng dẫn Nhà đầu tư trong việc thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư, dự kiến hoàn tất thủ tục và khởi công trong quý IV/2021.
Năm 2020 thực sự là năm khó khăn đối với cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh do tác động của dịch bệnh, Chính phủ đã nhiều giải pháp hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Cục Thuế tỉnh Phú Yên đã có những chính sách đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp trên địa bàn, ông có thể chia sẻ những chương trình đồng hành của Cục Thuế?
Từ đầu năm 2020 đến nay, trong bối cảnh tình hình quốc tế, trong nước có những biến động lớn do tác động của đại dịch Covid-19. Cùng với công tác phòng, chống dịch đã đạt kết quả tốt, đẩy lùi và kiểm soát được dịch bệnh, Nhà nước đã có những chính sách kịp thời để từng bước hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn của đại dịch COVID-19, trong đó các giải pháp giãn thuế, giảm thuế được cộng đồng doanh nghiệp và người dân đặc biệt quan tâm như: gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất; giảm 15% tiền thuê đất phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp; giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước tới hết năm 2020; giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng; điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân (cho bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng, cho người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng); miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với doanh nghiệp khai thác nước để sản xuất, kinh doanh trong năm 2020; chi phí hỗ trợ người bán lẻ xổ số lưu động được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN, các chính sách hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng dịch covid.
Các chính sách, giải pháp hỗ trợ này là sự sẻ chia trách nhiệm, khó khăn với người dân, doanh nghiệp của Chính phủ, các Bộ ngành trong việc đảm bảo cuộc sống của người dân, ổn định, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngay sau khi các chính được ban hành, Cục Thuế đã nhanh chóng triển khai đến người dân và doanh nghiệp một cách nhanh nhất, chính xác nhất, đầy đủ nhất.
Cục Thuế đã thông tin liên tục các chính sách hỗ trợ người dân doanh nghiệp qua trang Thông tin điện tử Cục Thuế, gửi email, qua các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh như Báo Phú Yên, Đài phát thanh truyền hỉnh tỉnh, Đài phát thanh các địa phương đồng thời gửi thư trực tiếp cho người dân và doanh nghiệp biết.
Khi dịch Covid-19 bùng phát, trong điều kiện giản cách xã hội, hạn chế đông người ở nơi công cộng, Cục Thuế đã chủ động sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin để tiếp nhận các thủ tục về thuế của người dân và doanh nghiệp để người không phải trực tiếp đến cơ quan thuế nhưng vẫn có thể khai thuế, nộp thuế, nộp hồ sơ gia hạn nộp thuế, nộp lệ phí trước bạ xe máy trên Trang thuế điện tử hoặc trên Cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến. Triển khai thực hiện “Tháng hỗ trợ quyết toán thuế” trong toàn ngành từ ngày 01/3/2020 đến 31/3/2020, tổ chức Tuần lễ “Đồng hành cùng người nộp thuế” từ ngày 07-11/9/2020 để lắng nghe, tiếp nhận ý kiến, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc của người nộp thuế trên địa bàn tỉnh.
Hướng dẫn, giải đáp qua điện thoại, ứng dụng TeamViewer, Trang thuế điện tử để người nộp thuế không phải đến cơ quan thuế nhưng vẫn được cơ quan thuế giải đáp kịp thời cac vướng mắc liên quan đến các chính sách, thủ tục hỗ trợ, cho người dân và doanh nghiệp trong mùa dịch. Tích cực phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác tiếp nhận hồ sơ, lập danh sách các hộ kinh doanh thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ để kịp thời triển khai thẩm định, làm cơ sở chi hỗ trợ theo quy định. Kết quả trên trang thông tin điện tử Cục Thuế (địa chỉ http://phuyen.gdt.gov.vn) lượt truy cập trong các tháng mùa dịch covid đã tăng lên đáng kể như tháng 6/2020 là 1.347, lượt truy cập tháng 7/2020 là 1.719.
Đã có 870 doanh nghiệp và 719 hộ kinh doanh được gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất với số tiền 150 tỷ đồng, 832 doanh nghiệp được giảm 30% thuế TNDN phải nộp năm 2020 với số thuế 11,1 tỷ đồng, 20 doanh nghiệp được giảm 15% tiền thuê đất với số tiền 1, 44 tỷ đồng, lệ phí trước bạ giảm 20 tỷ đồng, 445 hộ kinh doanh được UBND tỉnh quyết định hỗ trợ với số tiền là 445 triệu đồng.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả trong điều kiện giản cách xã hội, hạn chế tiếp xúc cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ đã giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính cho người nộp thuế kê khai, nộp hồ sơ gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, tạo thuận lợi tối đa cho cộng đồng người dân, doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, qua đó góp phần giảm áp lực tài chính, giúp người nộp thuế tập trung nguồn lực phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Thành phố Tuy Hòa rất thiếu các sản phẩm vui chơi giải trí về đêm, vậy Thành phố có định hướng phát triển như thế nào về việc này?
Xin cảm ơn câu hỏi rất hay của Anh!
Thành phố Tuy Hòa đang hoàn thiện các tiêu chí để nâng cấp lên đô thị loại I, trước năm 2025. Hiện nay, chúng tôi đang tập trung đầu tư rất nhiều công trình kết cấu hạ tầng như: Công viên ven biển, quảng trường 1/4, công trình Bến Nghinh Phong, công trình hồ điều hòa Hồ Sơn,.... đều là những công trình công cộng phục vụ cho người dân và du khách.
Thành phố Tuy Hòa. |
Tuy nhiên, các sản phẩm vui chơi giải trí về đêm như bạn phản ảnh còn nhiều hạn chế là rất đúng, nhất là đang trong thời gian dịch covid 19. Hiện tại du khách đến Thành phố Tuy Hòa chỉ tham quan Chợ Đêm, khu quảng trường 1/4 để xem nhạc nước, đi dạo biển và công viên ven biển để chụp hình, giải trí; và nhiều quán cafe để thưởng thức nghe nhạc; một số quán Bar khu vực đường Độc Lập, phường 7.
Trong thời gian tới, chúng tôi có kế hoạch quy hoạch đầu tư 1 vài khu phố ẩm thực mang đặc sắc quê hương. Kết hợp với khu mua sắm đồ lưu niệm; đồng thời sẽ hoàn thành 1 vài điểm vui chơi giải trí cho trẻ em tại các khu vực công viên ven biển.... Hy vọng thời gian tới bạn sẽ vào thăm Thành phố Tuy Hòa và sẽ thấy sự đổi khác.
Xin rất cảm ơn bạn.
KKT Phú Yên được tỉnh Phú Yên định hình là hạt nhân phát triển của tỉnh, muốn biến điều đó thành hiện thực, những năm qua, KKT Phú Yên đã được quan tâm đầu tư như thế nào ?
- Khu kinh tế Nam Phú Yên được Thủ tướng Chính phủ thành lập tại các Quyết định số 54/2008/QĐ-TTg ngày 28/4/2008, số 22/2010/QĐ-TTg ngày 03/3/2010 và được chọn là 1 trong 8 nhóm khu kinh tế ven biển trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020.
- Từ khi thành lập Khu kinh tế đến nay, được sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND; sự giúp đỡ của các bộ, ngành trung ương, tỉnh đã huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng nhiều công trình, dự án quan trọng, một số công trình được hoàn thành, đưa vào sử dụng như: cầu Hùng Vương; nâng cấp tuyến đường từ QL1 - ngã ba Phú Hiệp - đường dẫn cầu Đà Nông; nâng cấp mở rộng tuyến đường vào cảng Hàng không Tuy Hòa; khu tái định cư Phú Lạc, cảng cá Phú Lạc; cảng hàng không Tuy Hòa, nâng cấp sân bay Tuy Hòa đạt tiêu chuẩn 4C, Tuyến đường Quốc lộ 1 (Đông Mỹ) đến Khu công nghiệp Hòa Hiệp; nhiều công trình đang triển khai thi công, sắp hoàn thành đưa vào sử dụng, như: Dự án Tuyến đường Phước Tân - Bãi Ngà (đoạn qua Nhà máy Lọc dầu Vũng Rô); Dự án Hạ tầng Khu tái định cư xã Hòa Tâm; Dự án Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu Đô thị mới Nam TP. Tuy Hòa (Giai đoạn 1), … bước đầu đã hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật của KKT, đặc biệt Hầm đường bộ Đèo Cả hoàn thành, đưa vào hoạt động đã kết nối thông suốt, thuận lợi với tỉnh Khánh Hòa, mở ra cơ hội giao thương, liên kết phát triển liên vùng. tạo điều kiện cho việc thu hút, xúc tiến đầu tư góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Để hoàn thiện hệ thống giao thông liên vùng Nam Phú Yên - Bắc Khánh Hòa, hình thành liên kết về hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không trong khu kinh tế Nam Phú Yên kết nối với Khu kinh tế Vân Phong (phía Bắc Khánh Hòa) nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, đồng thời hỗ trợ nhau hình thành cụm cảng Vân Phong – Bãi, trong giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Phú Yên sẽ triển khai đầu tư dự án Tuyến đường giao thông từ Cảng Bãi Gốc (Khu Kinh tế Nam Phú Yên, tỉnh Phú Yên) kết nối Quốc lộ 1 đi Khu Kinh tế Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa)
Tình hình covid hiện nay vẫn còn diễn biến phức tạp, Sở Kế hoạch và Đầu tư có những giải pháp nào trogn công tác xúc tiến đầu tư trong năm nay?
Theo dự báo, tình hình dịch bệnh Covid vẫn còn diễn biến phức tạp trong năm 2021 nên việc thu hút đầu tư sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, nhất là thu hút đầu tư từ các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhận thức được điều đó, Tỉnh ủy, UBND Tỉnh đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ động xây dựng các kịch bản tăng trưởng kinh tế trong năm 2021 và xây dựng các Kế hoạch, chương trình hành động để triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch phát triển Kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025. Trước mắt, trong năm 2021, tập trung vào một số giải pháp chủ yếu để xúc tiến, triển khai các dự án có quy mô lớn đã đăng ký vào Tỉnh, cụ thể như sau:
Một là, Đẩy nhanh tiến độ triển khai lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 và định hướng đến năm 2050; làm cơ sở để xây dựng danh mục các công trình, dự án để thu hút đầu tư vào các lĩnh vực theo quy hoạch được duyệt.
Hai là, Tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các dự án tại địa phương, nhất là các dự án đầu tư khu vực ngoài ngân sách nhà nước; tạo điều kiện để các Nhà đầu tư sớm đầu tư xây dựng hoàn thành và đi vào vận hành, khai thác. Đây cũng là khâu quan trọng để tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư tiếp tục quan tâm đầu tư vào Tỉnh.
Ba là, Khai thác hiệu quả, hợp lý tiềm năng, lợi thế gắn với đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển, nhất là thu hút đầu tư và phát huy hiệu quả Khu kinh tế Nam Phú Yên; phát triển kinh tế biển, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tập trung đầu tư thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, hướng đến phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao.
Bốn là, Trên cơ sở Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia, phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành Trung ương, cơ quan ngoại giao, các Hiệp hội doanh nghiệp và Đại diện xúc tiến đầu tư của Việt Nam tại các nước, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư miền Trung, các Trung tâm Xúc tiến Đầu tư của các tỉnh, khu vực để tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư ở trong nước và nước ngoài chuyên nghiệp và hiệu quả.
Năm là, Rà soát các bất cập giữa các luật trong quá trình triển khai các dự án để có các kiến nghị, đề xuất với các Bộ, ngành Trung ương để điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi cho kịp thời, nhất là các vướng mắc trong công tác quản lý đất đai, bồi thường, Giải phóng mặt bằng. Đồng thời, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ.
Sáu là: Đẩy mạnh liên kết vùng nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, từng vùng.
Bảy là: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao các chỉ số liên quan đến cải cách hành chính của tỉnh. Đi đôi với việc kiểm tra, giám sát, tiến hành rà soát các dự án chậm triển khai đầu tư, trường hợp Chủ đầu tư không có khả năng triển khai dự án sẽ kiên quyết thu hồi để giao cho các nhà đầu tư khác có năng lực thực hiện.
Xin trân trọng cám ơn Bạn Hoàng Thiên Minh đã quan tâm đến công tác thu hút, xúc tiến đầu tư của tỉnh.
Khu vực ven biển Tuy Hoà hiện rất được nhà đầu tư quan tâm, nơi đây cũng là nơi có nhiều khu nghỉ dưỡng và khách sạn mới mọc. Xin UBND tỉnh Phú Yên có thể cho biết quy hoạch cao tầng khu vực này hiện nay quy định như thế nào?
Thành phố Tuy Hòa chưa được quy hoạch tổng thể về tầng cao các công trình trên toàn thành phố mà chỉ có quy định cục bộ một số khu vực cho phù hợp với tính chất, chức năng từng khu; đồng thời, được quản lý chặt chẽ về tầng cao tối đa đối với từng công trình sao cho phù hợp với Quy chuẩn, Tiêu chuẩn xây dựng.
Hiện nay, các công trình ven biển (không phải là nhà ở riêng lẻ) dọc đường Độc Lập (đoạn từ đường Trần Phú đến đường Nguyễn Huệ) đang quản lý có tầng cao tối đa 7 tầng; các công trình trong thành phố cao tối đa là 40 tầng (khoảng 150m). Tùy vào điều kiện hiện trạng các công trình xây dựng sẽ có định hướng về chiều cao tại các đồ án quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị hoặc các quy chế quản lý kiến trúc.
Sở Xây dựng đang tổ chức lập đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Tuy Hòa và khu vực phụ cận tỉnh Phú Yên đến năm 2040; theo đó sẽ rà soát xác định chính xác tầng cao của từng khu vực cụ thể, đảm bảo phù hợp với kiến trúc cảnh quan không gian đô thị, phát huy tối đa tiềm năng lợi thế khu vực ven biển, ven sông.
Dự kiến quy hoạch tầng cao công trình đối với khu vực trung tâm thành phố theo hướng: chiều cao công trình cao dần về phía đường Hùng Vương (theo hướng Đông Tây), về phía đường Trần Hưng Đạo (theo hướng Bắc Nam); thấp dần về phía các vùng ven đô thị và về phía biển.
Hỏi ông Lê Hữu Tình, Phú Yên có tiềm năng phát triển thuỷ sản rất lớn, với vai trò là chủ tịch Hiệp hội thuỷ sản Phú Yên, ông có thể đưa ra một số giải pháp giúp Thuỷ sản phú yên phát triển bền vững và hiệu quả?
Như tôi đã đề cập ở câu hỏi trước đó, để ngành thủy sản Phú Yên phát triển bền vững, trước hết, Tỉnh Phú Yên cần phải có định hướng chiến lược đồng bộ trong việc phát triển 3 lĩnh vực chính là đánh bắt và khai thác thủy sản, sản xuất và nuôi trồng thủy sản, chế biến và xuất khẩu thủy sản.
Với lĩnh vực khai thác và đánh bắt, cần tạo mọi điều kiện thông tin ngư trường để ngư dân có thể tiếp cận mà không vi phạm các vùng biển không được phép đánh bắt, khai thác. Hỗ trợ ngư dân được tiếp cận, thực hiện các cơ chế chính sách mà Đảng, Nhà nước ban hành như Nghị định 67, Nghị định 48... và giúp cho Hội nghề cá Phú Yên sớm thành lập quỹ nhân đạo nghề cá để hỗ trợ động viên tin thần cho những ngư dân bị tai nạn lao động khi đánh bắt khai thác trên biển, bị ảnh hưởng thiên tai bão lũ.
Về lĩnh vực nuôi trồng, Tỉnh cần sớm có quy hoạch cụ thể để giao diện tích mặt nước và các vùng nuôi cho người dân và doanh nghiệp thực hiện việc nuôi trồng bền vững, lâu dài và ổn định.
Đối với lĩnh vực chế biến, xuất khẩu, hiện nay Phú Yên là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh về ngành thủy sản, có sản lượng nguyên liệu lớn, do vậy, tỉnh cần có một nhà máy chế biến sâu (tạo sản phẩm đâu ra có giá trị gia tăng lớn); việc này Tỉnh cũng rất quan tâm và kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp đến với Phú Yên để đầu tư vào chế biến xuất khẩu.
Hiện nay, Công ty Thủy sản Đắc Lộc cũng đã xây dựng trung tâm giao dịch thủy sản- Nơi kết nối, giao thương, tìm kiếm thông tin nghề cá, cơ hội đầu tư về ngành thủy sản.
Tôi muốn tham khảo ông Phó Giám đốc Sở VH TT và DL: Định hướng cho Du lịch Phú Yên trong 5 năm tới là thế nào? Và những chương trình xúc tiến gì để xúc tiến điểm đến của Phú Yên ra thị trường trong và ngoài nước. Và trong tình hình, bối cảnh hiện nay thì ông có đánh giá gì về thị trường du lịch Phú Yên 2021 và nguồn khách nào sẽ là chủ đạo cho du lịch Phú Yên và tỉnh sẽ làm gì để thu hút và giữ chân nguồn khách tiềm năng đó. Xin cám ơn ông.
Những năm gần đây, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh có nhiều khởi sắc. Để tiếp tục phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, phát triển du lịch Phú Yên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2021-2025, trong thời gian đến, tỉnh tập trung thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp sau:
(1) Đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch
(2) Thực hiện các cơ chế, chính sách phục vụ phát triển du lịch
(3) Tập trung lập quy hoạch và đầu tư kết cấu hạ tầng làm cơ sở kêu gọi đầu tư phát triển du lịch
(4)Cơ cấu lại thị trường khách du lịch
(5) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch
(6) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển du lịch
Trong thời gian đến tập trung triển khai thực hiện một số chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch, liên kết hợp tác phát triển du lịch, cụ thể:
- Thực hiện chương trình hợp tác ứng dụng CNTT, các giải pháp công nghệ, dịch vụ viễn thông; nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch điện tử (E-marketing)…; xây dựng thương hiệu du lịch của tỉnh.
- Đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhất là các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
- Tổ chức đón các đoàn doanh nghiệp lữ hành, đoàn báo chí trong và ngoài nước về khảo sát sản phẩm du lịch, quảng bá các điểm đến Phú Yên; kết nối các đơn vị lữ hành lớn ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các đơn vị lữ hành quốc tế tổ chức đưa khách về Phú Yên tại các thị trường nước ngoài.
- Tích cực tham gia các hội nghị, hội thảo, diễn đàn chuyên đề về xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch; các sự kiện du lịch, văn hóa và thể thao lớn trong và ngoài nước để quảng bá, kêu gọi đầu tư...
- Tổ chức nhiều hình thức xúc tiến, quảng bá thương hiệu du lịch Phú Yên trên các phương tiện truyền thông, mạng internet, các hình thức trực quan…, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông.
- Tích cực tham gia các sự kiện du lịch, hội nghị, hội thảo, hội chợ du lịch; tổ chức các đoàn doanh nghiệp lữ hành, báo chí trong và ngoài nước về khảo sát sản phẩm du lịch, quảng bá điểm đến nhằm thu hút khách đến Phú Yên.
- Đăng cai tổ chức các hội nghị, hội thảo trong khu vực, trong nước và quốc tế… để quảng bá, kêu gọi đầu tư nước ngoài.
- Đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhất là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nam Bộ và Tây Nguyên.
Do bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới, ảnh hưởng đến dòng khách du lịch quốc tế, nên du lịch Phú Yên chú trọng phát triển thị trường du lịch nội địa như TPHCM, Hà Nội, các tỉnh Tây nguyên, làm điểm tựa cho phục hồi và phát triển “nền kinh tế xanh” bền vững trong giai đoạn tới.
Tôi là nhà đầu tư ở Hà Nội, tôi quan tâm đến quy hoạch không gian đô thị thành phố Tuy Hòa trong 10 năm đến, xin địa diện thành phố Tuy Hòa có thể cung cấp thông tin?
Xin cảm ơn Bạn đã quan tâm đến Thành phố Tuy Hòa.
Để có có sở định hướng phát triển đô thị trong tương lai, hiện nay Thành phố đang hoàn thiện đồ án Quy hoạch chung xây dựng thành phố Tuy Hòa và vùng phụ cận đến năm 2040, trong đó sẽ mở rộng địa giới hành chính của Thành phố về phía Bắc và phía Nam. Tiến độ đồ án hiện đã lấy ý kiến nhân dân, dự kiến sẽ trình phê duyệt vào quý III/2021. Sau khi đồ án được phê duyệt, nếu Bạn còn có nhu cầu, hãy liên hện đến UBND Thành Phố Tuy Hòa - số 02 Trần Hưng Đạo, Phường 1, TP Tuy Hòa. Chúng tôi sẵn sàng cúng cấp cho Bạn.
Xin cảm ơn bạn và chúc bạn luôn mạnh khỏe và thắng lợi.
Khu kinh tế Nam Phú Yên sẽ tận dụng lợi thế gần Khu Vân Phong (Khánh Hoà) như thế nào? Trong quy hoạch Khu kinh tế Nam Phú Yên có tính đến lợi thế này không? Cụ thể thế nào?
Với lợi thế nằm ở vị trí liền kề KKT Vân Phong (Khánh Hòa) sẽ là động lực cộng hưởng giúp KKT Nam Phú Yên thu hút đầu tư, tạo thành một KKT tổng hợp. Vì vậy, mục tiêu xây dựng KKT Nam Phú Yên đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia biển, chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam; Xây dựng và phát triển Khu kinh tế Nam Phú Yên trở thành khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa chức năng với trọng tâm là các loại hình công nghiệp công nghệ cao, các ngành công nghiệp gắn với cảng biển.
Xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên thành một trung tâm dịch vụ và du lịch cấp quốc gia và khu vực. Tạo điểm bứt phá về kinh tế - xã hội trong khu vực Nam Trung Bộ, tạo sự liên kết phát triển giữa các tỉnh vùng Duyên hải Nam trung bộ và Tây Nguyên; Cụ thể hóa các chủ trương chiến lược của Khu kinh tế Nam Phú Yên trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ cho vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Nam Trung Bộ, cũng như cụ thể hóa các định hướng phát triển trong các quy hoạch vùng Nam Phú Yên - Bắc Khánh Hòa; Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội đồng bộ, hiện đại; không gian kiến trúc cảnh quan, đô thị văn minh, tiên tiến, môi trường bền vững và sử dụng đất đai hiệu quả; làm cơ sở pháp lý để triển khai các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu chức năng và các dự án đầu tư xây dựng thuộc KKT.
Hệ thống hạ tầng giao thông và đô thị, nhiều công trình giao thông trọng điểm đã và đang gấp rút được triển khai như quy hoạch sân bay Tuy Hòa thành sân bay quốc tế với công suất 5 triệu khách/năm, cảng Vũng Rô, cao tốc Bắc Nam, các tuyến đường quốc lộ, đường ven biển…
Hiện nay, UBND tỉnh cũng đã giao các sở, ngành, chủ động nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách cụ thể và tích cực phối hợp với cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa để làm việc với các Bộ, ngành nhằm liên kết vùng, thúc đẩy, phát triển tiềm năng vùng. Đặc biệt, là liên kết vùng giữa Bắc Vân Phong và Nam Phú Yên.
Tuyến đường ven biển dài hơn 15 km kéo dài từ TP. Tuy Hòa đến cảng Vũng Rô, kết nối nhiều điểm du lịch nổi tiếng của Phú Yên, đã mang lại hiểu quả lớn cho phát triển du lịch và bất động sản. Tỉnh có định hướng kéo dài và mở rộng thêm tuyến đường biển này không?
Tuyến đường ven biển từ TP. Tuy Hòa đến cảng Vũng Rô dài khoảng 35 km, trong đó có 15km đã được đầu tư hoàn chỉnh với quy mô nền đường rộng 26 m, mặt đường bê tông nhựa rộng 21 m.
Đoạn còn lại dài khoảng 20km thuộc tuyến QL.29, trong đó có 3,8 km đã được Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên (chủ đầu tư) đã triển khai đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành.
Đối với các đoạn còn lại (16,2 km) của tuyến QL.29, Sở Giao thông Vận tải đã tham mưu UBND tỉnh kiến nghị và được Bộ Giao thông Vận tải thống nhất đưa dự án cải tạo, nâng cấp QL.29 đoạn qua tỉnh Phú Yên vào danh mục đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 (tại Quyết định số 1923/QĐ-BGTVT ngày 11/10/2019).
Hiện Bộ Giao thông Vận tải đang tổ chức triển khai phê duyệt hồ sơ Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Dự án. Sau khi dự án hoàn thành sẽ góp phần hoàn thiện tuyến đường ven biển từ TP. Tuy Hòa đến Cảng Vũng Rô, giúp kết nối nhiều điểm du lịch nổi tiếng của Phú Yên và mang lại hiểu quả lớn cho phát triển du lịch, bất động sản.
* * *
Sau hơn 3 diễn ra trong không khí cởi mở, thân thiện, tinh thần trách nhiệm và thẳng thắn, chương trình giao lưu trực tuyến giữa tỉnh Phú Yên và bạn đọc của Báo Đầu tư là các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã kết thúc tốt đẹp, Phú Yên đã để lại dấu ấn bằng hình ảnh đẹp trong mắt bạn đọc Báo Đầu tư.
Ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên tặng hoa cám ơn Ban Biên tập Báo Đầu tư đã phối hợp tổ chức thành công Chương trình giao lưu trực tuyến "Phú Yên - Điểm đến hấp dẫn nhà dầu tư" |
Phát biểu bế mạch, ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết, mặc dù thời gian chương trình giao lưu có hạn, số lượng các nhà đầu tư quan tâm đến Phú Yên rất nhiều, các câu hỏi đề cập đến nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến cơ hội đầu tư mà các nhà đầu tư quan tâm, nhưng lãnh đạo tỉnh Phú Yên và các sở, ngành, địa phương cũng đã giải đáp phần lớn những vấn đề quan trọng giúp các nhà đầu tư hiểu hơn về đất nước, con người, tiềm năng và cơ hội đầu tư tại tỉnh Phú Yên.
Lãnh đạo tỉnh Phú Yên và Ban Biên tập Báo Đầu tư chụp ảnh lưu niệm với các sở, ngành, địa phương và doanh nghiệp tham gia giao lưu trực tuyến. |
“Với tinh thần cầu thị, mong muốn các nhà đầu tư có âm huyết, tiềm lực đến nghiên cứu, tìm cơ hội đầu tư và làm ăn trên tỉnh Phú Yên, giúp Phú Yên phát triển, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân Phú Yên, thay mặt Đảng ủy - UBND tỉnh Phú Yên, tôi xin trân trọng mời các nhà đầu tư, doanh nghiệp hãy một lần đến Phú Yên để tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của quê hương và con người Phú Yên. Tỉnh Phú Yên luôn hoan nghênh và chào đón các bạn!”, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Trần Hữu Thế nhấn mạnh.
* Tỉnh Phú Yên sở hữu bờ biển dài, có cảng biển nước sâu, sân bay, quốc lộ, tuyến đường sắt đi qua và nhiều phong cảnh đẹp. Người Phú Yên hiền hòa và thân thiện. Văn hóa đa dạng và có truyền thống lâu dời. Những yếu tố đó đã mang lại cho Phú Yên một nền tảng nội lực lớn để phát triển kinh tế.
* Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Phú Yên diễn ra đầu năm 2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ví các nhà đầu tư lớn như những chú chim đại bàng và những dự án lớn, dự án động lực là những cái tổ của những chú đại bàng đó. Ý nghĩa sâu xa trong lời nói của Thủ tướng đã chỉ ra những điều mà tỉnh Phú Yên đang cần.
* Tiềm năng, lợi thế nhiều, cơ hội phát triển đã đến và Phú Yên đang rộng cửa chào đón những dòng vốn đầu tư, những dự án lớn, dự án động lực để đánh thức, kích hoạt tiềm năng và lợi thế đưa tỉnh nhà bứt phá vươn xa.
Với tinh thần cầu thị, trách nhiệm và thân thiện, tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Yên luôn nỗ lực tìm cách rút ngắn khoảng cách giữa mình với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, với mong muồn được “se duyên” với những nhà đầu tư có tâm huyết và tiềm lực, luôn kỳ vọng duyên “đơm hoa, kết trái”, nhà đầu tư phát triển tốt, Phú Yên thịnh vượng, nhân dân ấm no.
* Danh sách khách mời tham dự giao lưu:
Ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên
Ông Lê Thành Đồng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên
Ông Võ Đình Tiến, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư
Ông Trần Xuân Túc, Giám đốc Sở Xây dựng
Ông Hồ Quang Đệ, Giám đốc Sở Tài chính
Ông Nguyễn Phương Đông, Giám đốc Sở Giao thông vận tải
Ông Đào Lý Nhĩ, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Ông Lê Tỷ Khánh, Phó Giám đốc Sở Thông tin-Truyền thông
Ông Nguyễn Ngọc Thái, Phó giám đốc Phụ trách Sở Thể thao và Du lịch
Bà Nguyễn Thị Kim Bích, Phó giám đốc Phụ trách Sở Công thương
Ông Mai Kim Lộc, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
Ông Nguyễn Tấn Chân, Chủ tịch UBND huyện Tây Hòa
Ông Lê Xuân Ngọ, Phó chủ tịch UBND huyện Tuy An
Ông Đinh Ngọc Dạn, Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh
Ông Phạm Trung Chánh, Phó chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân
Ông Nguyễn Đình An, Phó chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa
Ông Lê Ngọc Tính, Chủ tịch UBND huyện Phú Hòa
Ông Lâm Duy Dũng, Phó chủ tịch UBND Thị xã Sông Cầu
Ông Nguyễn Văn Tĩnh, Phó chủ tịch UBND Thị xã Đông Hòa
Ông Cao Đình Huy, Chủ tịch UBND Thành phố Tuy Hòa
Ông Mai Ne, Phó chủ tịch thường trực UBND huyện Tây Hòa
Bà Nguyễn Vũ Tố Quyên, Phó trưởng Ban quản lý Khu kinh tế
Ông Nguyễn Văn Hưng, Trưởng ban Quản lý khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Ông Nguyễn Ngọc Duy, Phó cục trưởng Cục Thuế
Ông Lê Hữu Tình, Phó giám đốc Công ty Thủy sản Đắc Lộc
Ông Lê Văn Thiện, Giám đốc Công ty CP Đầu tư và xây dựng 72
Bà Trịnh Trang, Giám đốc Kinh doanh Công ty CP Đất Xanh Miền Trung
Ông Lê Huy Khiêm, Giám đốc phát triển dự án khu vực miền Trung Tập đoàn TNG