Xuất khẩu gạo sẽ có nhiều điểm sáng
Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An |
Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2021 sẽ có nhiều điểm sáng dựa trên 3 nền tảng: hàng loạt hiệp định thương mại tự do (đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU) có hiệu lực; chất lượng gạo Việt gần đây được cải thiện rất nhiều, một phần nhờ chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp; nhu cầu về lương thực gia tăng. Tuy nhiên, tính ổn định và hướng sản xuất bền vững của ngành lúa gạo cần được nâng cao hơn.
Với Trung An, từ trước tới nay, Công ty luôn tập trung sản xuất hàng chất lượng cao để xuất khẩu vào các thị trường khó tính như EU, với giá bán bình quân các loại gạo ở mức cao. Ngay trong vụ đông - xuân năm 2021, Trung An đã mạnh dạn tiến thêm một bước là loại hẳn thuốc bảo vệ thực vật ra khỏi đồng ruộng, từng bước tiến tới áp dụng trên các vùng nguyên liệu khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, sản phẩm có thể chinh phục được tất cả các thị trường trên thế giới. Giá trị gạo xuất khẩu của Trung An năm 2021 được dự tính tăng 50% so với năm 2020.
Cơ hội để khẳng định vị thế ngành gỗ Việt Nam
Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng kiến trúc AA |
Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2021 sẽ có nhiều điểm sáng dựa trên 3 nền tảng: hàng loạt hiệp định thương mại tự do (đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU) có hiệu lực; chất lượng gạo Việt gần đây được cải thiện rất nhiều, một phần nhờ chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp; nhu cầu về lương thực gia tăng. Tuy nhiên, tính ổn định và hướng sản xuất bền vững của ngành lúa gạo cần được nâng cao hơn.
Với Trung An, từ trước tới nay, Công ty luôn tập trung sản xuất hàng chất lượng cao để xuất khẩu vào các thị trường khó tính như EU, với giá bán bình quân các loại gạo ở mức cao. Ngay trong vụ đông - xuân năm 2021, Trung An đã mạnh dạn tiến thêm một bước là loại hẳn thuốc bảo vệ thực vật ra khỏi đồng ruộng, từng bước tiến tới áp dụng trên các vùng nguyên liệu khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, sản phẩm có thể chinh phục được tất cả các thị trường trên thế giới. Giá trị gạo xuất khẩu của Trung An năm 2021 được dự tính tăng 50% so với năm 2020.
Cơ hội xuất khẩu vào thị trường EU
Bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vĩnh Hoàn |
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU, đặc biệt là mặt hàng thủy sản, trong đó có cá tra, cũng như các mặt hàng chế biến sẵn tiện lợi nhờ có được lợi thế ưu đãi cạnh tranh về thuế.
Theo tôi, nếu tận dụng tốt cơ hội từ EVFTA, thị phần hàng Việt tại thị trường EU chắc chắn sẽ được cải thiện trong tương lai.
Thị trường xuất khẩu cá tra Việt Nam trong năm 2021 sẽ ổn định hơn, bởi vắc-xin phòng chống Covid-19 đang được đưa vào tiêm thử nghiệm. Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt kết nối, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm và nhiều chương trình xúc tiến thương mại khác để nâng giá trị gia tăng cho các sản phẩm. Chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu cũng sẽ được quản trị rủi ro tốt hơn và mang đến cơ hội nhiều hơn cho ngành thủy sản, trong đó có cá tra.
Đặt mục tiêu tăng trưởng 20% trong năm 2021
Ông Trương Chí Thiện, Tổng giám đốc Công ty CP Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt |
Thị trường trứng gia cầm năm 2021 dự kiến tăng trưởng trở lại khi đại dịch Covid-19 trên thế giới được kiểm soát tốt hơn, nhưng cạnh tranh cũng sẽ gay gắt hơn, khi tất cả đều nỗ lực phục hồi sau khoảng thời gian chững lại vì sức mua yếu trong năm 2020.
Hàng năm, Vĩnh Thành Đạt đều đặt mục tiêu tăng trưởng từ 15 - 20%. Năm 2021, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 20%. Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi sẽ đẩy mạnh kênh bán hàng thương mại điện tử, ngoài các kênh siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Trong thời điểm này, có thể chưa xuất khẩu được, nhưng việc đẩy mạnh kênh thương mại điện tử cũng là một cách quảng bá sản phẩm, từng bước kết nối đối tác.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đặt kỳ vọng xuất khẩu sản phẩm trứng vịt muối và mở một kho ngay vùng nguyên liệu ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Thời gian gần đây, nhu cầu mặt hàng này trên thị trường thế giới đang tăng trở lại khi nhiều hàng rào kỹ thuật được gỡ bỏ, nên các doanh nghiệp trong ngành cũng đang tập trung cho sản phẩm trứng vịt muối xuất khẩu.
Tiếp tục nỗ lực để không phụ niềm tin từ cộng đồng
Bà Phạm Thị Huân, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Ba Huân |
Năm 2020 quá nhiều khó khăn khi sức mua của thị trường sụt giảm mạnh. Là đơn vị có thương hiệu, uy tín trong ngành, song Công ty cổ phần Ba Huân cũng không thể tránh khỏi sự ảnh hưởng này. Chúng tôi đang nỗ lực ra mắt hàng loạt sản phẩm mới phục vụ thị trường Tết.
Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang rất trông chờ vào khả năng kiểm soát đại dịch Covid-19 cũng như tín hiệu lạc quan từ vắc-xin phòng, chống Covid-19 để hoạt động giao thương được thuận lợi hơn. Nếu không, các kế hoạch đưa ra sản phẩm mới hay xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ không thể thực hiện.
Trong thời gian qua, Công ty cổ phần Ba Huân đã đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng cho chuỗi an toàn vệ sinh thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn và là doanh nghiệp dẫn đầu trên cả nước về công nghiệp hóa các sản phẩm gia cầm. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để không phụ niềm tin từ cộng đồng và người tiêu dùng.
Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển (R&D)
Ông Trần Như Tùng, Phó tổng giám đốc Công ty CP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công |
Covid-19 là phép thử của ngành dệt may, theo đó, chỉ các doanh nghiệp đầu tư bài bản mới tồn tại. Trước đây, khách hàng thường đặt hàng nhiều nhà cung cấp, chứ không để một doanh nghiệp thầu tất cả vì như thế sẽ rủi ro cao, nhưng hiện tại, điều này đã thay đổi, khách hàng có xu hướng chọn các nhà cung cấp mạnh để cùng nhau vượt “bão”. Minh chứng là, thời gian qua, toàn ngành may mặc suy giảm, nhưng các doanh nghiệp lớn vẫn tăng trưởng.
Bên cạnh đó, dưới tác động của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), nhiều doanh nghiệp trước đây nhập vải từ Trung Quốc đã bắt đầu tìm kiếm doanh nghiệp Việt Nam đảm nhiệm luôn cả khâu cung cấp vải. Dù chưa nhiều, nhưng đây là tín hiệu tốt.
Là một doanh nghiệp lớn và có đầu tư bài bản trong ngành, chúng tôi đã nắm bắt được cơ hội từ những sự chuyển dịch trên và nhiều khách hàng lớn đã tìm đến Thành Công. Chúng tôi sẽ tiếp tục giữ vững vị thế bằng việc đầu tư cho R&D để sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường...
Thời của các mô hình kinh doanh mới
Ông Nguyễn Dương Huy Vũ, CEO Công ty TNHH MTV Đầu tư và Công nghệ Fibo |
Các đợt giãn cách xã hội trong năm 2020 để phòng, chống Covid-19 là thách thức cho việc mua bán, phân phối hàng hóa và tặng quà theo phương thức truyền thống. Việc đầu tư công nghệ, nguồn lực kịp thời đã giúp Công ty TNHH MTV Đầu tư và Công nghệ Fibo vượt qua hạn chế đó, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp lớn ở lĩnh vực bia, nước giải khát.
Nhưng quan trọng hơn, qua đó, chúng tôi có cơ hội nhận thấy rõ xu hướng dịch chuyển của các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh sang mô hình kinh doanh hạn chế tiếp xúc và kích cầu bằng việc mang đến người tiêu dùng các quyền lợi thiết thực nhất trong mùa dịch.
Chúng tôi dự báo, các chương trình quà tặng sẽ tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động kích cầu của các doanh nghiệp, không chỉ trong ngành bia, mà với nhiều ngành khác. Vì vậy, nhu cầu về việc quản lý quá trình tặng quà theo thời gian thực, minh bạch và chính xác sẽ được doanh nghiệp quan tâm hơn trong thời gian tới.
Fibo sẽ không bỏ qua cơ hội này, như cách chúng tôi đã làm và đạt tăng trưởng ấn tượng trong năm 2020.
Chuyển đổi số sẽ tiếp tục là từ khóa “hot”
Ông Nguyễn Tuấn Phú, đồng sáng lập, kiêm CEO CVN Loyalty |
Dưới tác động của Covid-19, chuyển đổi số đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) Việt Nam. Đặc điểm của nhóm này là không nhiều nguồn lực công nghệ để đầu tư chuyển đổi số, thiếu kinh nghiệm vận hành sau khi đầu tư. Sứ mệnh của chúng tôi là làm cho quy trình này đơn giản hơn cùng chi phí đầu tư cạnh tranh hơn để hầu hết các SME có thể tiếp cận được.
CVN Loyalty đã đạt được một số thành quả nhất định trong năm 2020 khi trở thành nhà cung cấp dịch vụ chuyển đổi số cho nhiều SME trong các lĩnh vực rất ít khi đầu tư công nghệ, như chuỗi nhà hàng, thẩm mỹ viện, spa, thậm chí cả garage ô tô.
Năm 2021, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá sẽ tiếp tục tăng trưởng. Mặc dù bối cảnh chung của khu vực được dự báo ảm đạm, nhưng nhu cầu chuyển đổi số không vì thể mà giảm đi. Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa ra các giải pháp chuyển đổi số đơn giản hơn, nhiều tính năng mới với chi phí cạnh tranh hơn để tiếp tục giữ vững thị phần.