- Lo mất thêm tiền, người dân Hà Nội đổ xô đi “xóa nợ” tiền sử dụng đất
- Thủ tướng đồng ý Hà Nội, Hải Phòng được mua vaccine Covid-19 theo phương thức xã hội hóa
- Hà Nội: Củ cải bán 1.000 - 3.000 đồng/kg vẫn có lãi, không có chuyện cần “giải cứu”
- Hà Nội: Quy hoạch phân khu nội đô lịch sử và sông Hồng đạt bước tiến lớn
Theo Tổng cục Thống kê , Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn Hà Nội tháng 2 tăng 1,8% so với tháng trước, và tăng 0,43% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 2 tháng giảm 0,5% so với bình quân cùng kỳ năm 2020.
Hình minh họa. |
Trong đó, 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng trước. Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng cao nhất là 6,02% (làm CPI chung tăng 1,22%), chủ yếu do: Nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt dịp Tết tăng cao và tháng 2 không còn được hỗ trợ giảm giá bán lẻ điện sinh hoạt theo Quyết định 648/QĐ-BCT của Bộ Công Thương (làm cho giá điện bình quân tăng mạnh 27,94% so với tháng trước); giá gas trong nước tiếp tục tăng và là tháng thứ 8 liên tiếp giá gas điều chỉnh tăng (chỉ số giá gas tăng 10,51%); giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,93% và giá dịch vụ sửa chữa nhà tăng 1,05% do nhu cầu sửa chữa nhà cuối năm tăng lên.
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,44% (làm CPI chung tăng 0,45%), chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng tăng vào dịp Tết Nguyên đán (lương thực tăng 1,22%; thực phẩm tăng 1,95%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,18%).
Nhóm giao thông tăng 1,24% (làm CPI chung tăng 0,12%) do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 25-2-2021 làm chỉ số giá xăng tăng 3,26%, dầu diezel tăng 4,1%. Đồng thời do nhu cầu đi lại và bảo dưỡng phương tiện cuối năm tăng nên giá dịch vụ giao thông công cộng và giá bảo dưỡng phương tiện tăng lần lượt 8,39% và 6,64%.
Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,77%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,21%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,06%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,04%; nhóm thuốc, dịch vụ y tế và nhóm giáo dục cùng tăng 0,01%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,11%.
Riêng nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,01%.
So với tháng trước, chỉ số giá vàng giảm 0,56% và chỉ số giá đô la Mỹ giảm 0,27%.
Sáng 28/2, Tổng cục Thống kê công bố, Chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 2/2021 tăng 1,52% so với tháng trước. Đây là mức chỉ số giá tiêu dùng tăng cao nhất của tháng 2 trong 8 năm gần đây.
So với tháng 12/2020, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,58, nhưng so với cùng kỳ năm trước, CPI tháng hai chỉ tăng 0,7%, là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016 đến nay.
Bình quân 2 tháng đầu năm 2021, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,14% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 0,64%.
Nguyên nhân chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2021 tăng 1,52% bởi nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình và giá dịch vụ giao thông công cộng tăng trong dịp Tết Nguyên đán.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, trong mức tăng 1,52% của CPI tháng 2.2021 so với tháng trước, khu vực thành thị tăng 1,45%; khu vực nông thôn tăng 1,59%. Trong đó, khu vực nông thôn có tốc độ tăng CPI cao hơn khu vực thành thị chủ yếu do chỉ số giá nhóm lương thực, thực phẩm và nhóm điện sinh hoạt có mức tăng cao.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính của tháng 2.2021, có 10 nhóm tăng giá so với tháng trước và 1 nhóm giữ giá ổn định.
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức tăng cao nhất với: 4%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,61% so với tháng trước, chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh trong dịp Tết Nguyên đán; nhóm giao thông tăng 1,55% do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,9%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,25%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,2% do nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết tăng.
Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13% chủ yếu do giá hoa, cây cảnh tăng; nhóm bưu chính, viễn thông tăng 0,03%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,74%. Riêng nhóm giáo dục giá ổn định so với tháng trước…