Đó là nhận định của ông Nguyễn Quang Thuân, Tổng giám đốc Stoxplus tại Hội thảo “Cải thiện môi trường kinh doanh thông qua cải cách quản trị rủi ro tín dụng trong Thương mại & Đầu Tư” do Ban Kinh tế Trung Ương, Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia CIC và Công ty Cổ phần StoxPlus tổ chức bên lề Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2018.
Chất lượng thông tin doanh nghiệp tại Việt Nam rất thấp kể cả đối với những công ty niêm yết có báo cáo tài chính đã được kiểm toán” vì nguồn dữ liệu phân tán; Thiếu các thống kê và phân tích tổng hợp; Chưa được yêu cầu kiểm toán với công ty chưa đại chúng; Thiếu giải trình của Ban lãnh đạo và chế độ hai sổ phổ biến.
Ông Thuân đặc biệt lưu ý đến tình trạng chế độ hai sổ ở các doanh nghiệp Việt Nam. Số liệu trên báo cáo tài chính từ các nguồn khác nhau thường có sự khác biệt lớn trong nhiều trường hợp. Nguyên tắc báo cáo tài chính theo quy định của cơ quan Thuế và theo chuẩn mực kế toán là khác nhau. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cho thấy điều này rất bất thường.
Hiện các doanh nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. |
Ông Thuân minh chứng, khi phân tích với nhiều doanh nghiệp bán lẻ, khi công ty này bán hàng cho những khách hàng lẻ, công ty có thể không xuất hóa đơn thuế. Công ty sẽ không ghi nhận khoản thu này trong báo cáo tài chính cho mục đích thuế để tránh tăng thêm thuế thu nhập doanh nghiệp, trong khi khoản thu này sẽ ghi nhận trên báo cáo tài chính gửi cho các ngân hàng cho mục đích vay tín dụng.
Điều này khiến các tổ chức tín dụng ở Việt Nam không có dữ liệu để quản trị rủi ro.“Tình trạng mất khả năng thanh toán của các doanh nghiệp Việt Nam nghiêm trọng. Điều này được thể hiện bởi số lượng lớn doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể. Tuy nhiên, rất ít doanh nghiệp tại Việt Nam tuyên bố phá sản mặc dù tình trạng này xảy ra đối với số lượng lớn các doanh nghiệp, kể cả trong thời kỳ suy thoái”, ông Thuân nhận định.
Rủi ro tín dụng không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng mà còn đang được ứng dụng cho các hoạt động thương mại và đầu tư nhất là các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Khác với các đơn vị cho vay như ngân hàng, các nhà đầu tư và đối tác thương mại thường gặp khó khăn tiếp cận thông tin tin cậy về đối tác của họ tại Việt Nam. Các hệ thống hoặc mô hình quản trị rủi ro sẽ cần dữ liệu tin cậy nhất có thể để hoạt động. Tuy nhiên, hệ thống thông tin doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn đang phân mảnh, nghèo nàn về chất lượng thông tin tài chính và dữ liệu đầu vào.
Ngoài ra, tình trạng giải thể, tạm dừng hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam đang có xu hướng gia tăng. Số lượng các doanh nghiệp mất khả năng chi trả, giải thể và tạm dừng hoạt động có xu hướng tăng theo thời gian. “Có rất nhiều doanh nghiệp trong số đó có thể rơi vào tình huống đó nhưng họ đã không tiến hành nộp đơn theo yêu cầu quy định vì nhiều lý do. Không chỉ các doanh nghiệp siêu nhỏ (với doanh thu hàng năm dưới 10 tỷ đồng) mà còn các công ty vừa và lớn đặc biệt là trong thời kỳ suy thoái kinh tế.
Stoxplus cho rằng, các nhà cho vay, nhà đầu tư, các đối tác thương mại phải thực hiện việc xác nhận, phân tích và giám sát dữ liệu định kỳ để đảm bảo mô hình rủi ro hoạt động tốt, đặc biệt tại các thị trường mới nổi như Việt Nam. Tuy nhiên, bất cứ hệ thống quản trị rủi ro nào cũng cần dữ liệu đầu vào "sạch" và đáng tin cậy đặc biệt là thông tin tài chính. Điều này là thách thức rất lớn trong bối cảnh mọi thứ ở Việt Nam chưa được chuẩn hóa.