Nguyễn Hoàng (1985) tốt nghiệp trường đại học Lorida (USA), nhận bằng tiến sĩ tại trường University of California, Davis. Tiến sĩ Nguyễn Hoàng cũng là người thành lập tổ chức Vietagglobal, Cộng đồng Chuyên gia Nông nghiệp người Việt toàn cầu. |
Trao đổi với phóng viên Báo đầu tư, tại hội thảo “Tầm nhìn và giải pháp Ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển nông nghiệp thông minh bên minh”(Một trong chuỗi hoạt động của Chương trình Kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam đang diễn ra). TS Nguyễn Hoàng cho biết, đây không phải lần đầu ông về nước để tìm hiểu và đóng góp cho nền nông nghiệp. Gần đây nhất, ông đã về nước tham dự hội nghị “Thúc đẩy đầu tư vào Nông nghiệp” mới diễn ra tháng trước ở Lâm đồng.
“Tại hội nghị đó, tôi tìm hiểu thông tin nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề nông nghiệp, tôi nghe và đọc báo cáo của Bộ Kế hoạch Đầu tư và các cơ quan nhà nước. Tôi thấy mọi người hiểu vấn đề rõ các vấn đề vướn mắc của ngành nông nghiệp, song đặt quá nhiều vấn đề giải quyết cùng lúc, nên chưa hiệu quả”, ông Nguyễn Hoàng chia sẻ.
Tìm hiểu và lắng nghe thực tế của ngành nông nghiệp Việt Nam, kết hợp vớu kinh nghiệm nghiên cứu lâu năm trong ngành nông nghiệp, TS Nguyễn Hoàng đưa ra những khó khăn của hệ sinh thái nông nghiệp Việt Nam như sau:
Về mạng lưới: Các công nghệ nền tảng, các tổ chức cấu thành hệ sinh thái đã có nhưng tính liên kết còn yếu, khoảng cách xa. Chưa tận dụng được tối đa lợi thế của internet để truyền tải và triển khai công nghệ.
Về liên kết: Thiếu lực lượng triển khai từ trường đại học, dẫn đến thiếu khoa học công nghệ trong sản xuất cơ bản. Thiếu cơ sở dữ liệu doanh nghiệp hoặc danh bạ sản phẩm để rút ngắn liên kết.
Về đầu não công nghệ: Các Viện, Trung tâm nghiên cứu thiếu nguồn đầu tư dài hạn để có thể được duy trì các hoạt động tối thiểu.
Về nhân lực: Công tác đào tạo nhân lực ngành nông nghiệp hiện ít hoặc chưa chú trọng các giá trị cốt lõi của một chuyên gia nông nghiệp (trung thực, kỷ luật). Chưa có cấu trúc kim tự tháp trong đào tạo nguồn nhân lực (Cao cấp, trung cấp, công nhân).
Để giải quyết vấn đề nêu trên, ông Nguyễn Hoàng cũng đưa khuyến nghị: Tôi hy vọng có thể tập trung vào vấn đề công nghệ để hình thành hệ sinh thái, giải quyết từng thứ một. Trong đó quan trọng là cần một lực lượng nhân lực nhất định đề truyền tải kiến thức, công nghệ từ nghiên cứu, từ trường đại học ra thực để để thử nghiệm và áp dụng từ đó sẽ nhân rộng.
“Cần tập trung xây dựng các trường đai học đa ngành, đầu não công nghệ. Giữ chân nhân tài thông qua việc tạo cơ chế trả lương cho giảng viên, cho phép doanh nghiệp và Hiệp hội tham gia phụ cấp cho các giảng viên giảng dạy và nghiên cứu công nghệ” TS Hoàng đề xuất.
Bên cạnh đó, TS Nguyễn Hoàng cho rằng, doanh nghiệp tham gia vào công tác đề xuất, đánh giá nghiên cứu công nghệ. “Muốn được công nghệ ra thực tế áp dụng vào nông nghiệp mang lại hiệu quả, cần phải có đặt hàng đề xuất thực tế của doanh nghiệp, bài toán mà doanh nghiệp đang cần giải quyết. Còn nhà nghiên cứu tự nghiên cứu và đưa ra có thể nó sẽ không phù hợp với thực tế...” TS Nguyễn Hoàng chia sẻ.