Thương mại của Việt Nam là nhân tố thiết yếu của kinh tế toàn cầu
Trước năm 1986, nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là các xí nghiệp quốc doanh và tập thể, không có kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các xí nghiệp quốc doanh gần như không có quyền tự chủ và mọi hoạt động đều do Nhà nước kiểm soát nên chưa thể được gọi là doanh nghiệp. Kinh tế tập thể cũng chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, từ cung cấp vật tư, duyệt phương án kinh doanh, đến thu mua sản phẩm.
Kể từ 1986, Chính phủ Việt Nam đã quyết định chuyển mình để cứu vãn nền kinh tế thông qua triển khai một loạt các chính sách cải cách chính trị và kinh tế mang tên Đổi Mới. Bản chất của Đổi Mới là dân chủ hóa nền kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp với hình thức sở hữu chủ yếu là quốc doanh và tập thể, sang cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế.
Sau khi thực hiện các chính sách cải cách này, nền kinh tế Việt Nam đã hồi sinh mạnh mẽ và chuyển hướng trở thành một “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Nhờ đó, Việt Nam đã trở thành một phần không thể thiếu của thương mại toàn cầu, tham gia tích cực vào các tổ chức và hiệp định khu vực và quốc tế như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và Liên Hợp Quốc (UN).
Theo Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ, Việt Nam gia nhập WTO với tư cách là thành viên thứ 150 vào năm 2007, cam kết tuân thủ hoàn toàn các hiệp định của tổ chức về định giá hải quan, các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT), và các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS). Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết 16 hiệp định tự do thương mại với hơn 50 quốc gia trên toàn cầu, đảm bảo một môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư đa quốc gia.
Nhiều triển vọng trong tương lai
Kể từ sau chính sách Đổi Mới, Việt Nam đã vươn lên từ một quốc gia chậm phát triển để trở thành một quốc gia giữ một vị trí quan trọng trong mạng lưới thương mại toàn cầu. Cụ thể, từ năm 2002 đến năm 2021, GDP bình quân đầu người đã tăng gấp 3,6 lần, đạt gần US$3.700. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo (US$1,90/ngày) đã giảm từ hơn 32% vào năm 2011 xuống dưới 2% vào năm 2022.
Tăng trưởng GDP kể từ khi cải cách luôn duy trì ở mức trên 6%, với mức tăng trưởng vượt quá 8% vào năm 2022. Qua các cuộc khủng hoảng toàn cầu khác nhau, bao gồm đại dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam đã chứng tỏ được sự kiên cường nhờ vào nền tảng chính sách phát triển kinh tế vững chắc. Việt Nam là một trong số ít các quốc gia ghi nhận tăng trưởng GDP trong suốt đại dịch.
Theo dự báo của Bảng Xếp hạng Kinh tế Thế giới năm 2022 (World Economic League Table 2022) của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR), Việt Nam dự kiến sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai ở Đông Nam Á vào năm 2036. Các tranh chấp trong kinh tế toàn cầu, chẳng hạn như cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, xung đột Nga - Ukraine, đã tạo điều kiện cho Việt Nam đạt được mức tăng trưởng kinh tế đáng kể.
Theo ông Jack Nguyen, CEO của InCorp Vietnam - Công ty chuyên tư vấn hoạt động doanh nghiệp, Việt Nam là một quốc gia có vị thế tốt để thu hút đầu tư nước ngoài, chính sách tại đây bao hàm nhiều ưu đãi và hỗ trợ các doanh nghiệp và nhà đầu tư mới gia nhập thị trường. Ngoài ra, ông cũng cho rằng so với nhiều thị trường kinh doanh khác trên thế giới, Việt Nam vẫn đang thuộc top các quốc gia ổn định mà các nhà đầu tư nước ngoài hướng đến.
InCorp Việt Nam hỗ trợ doanh nghiệp quốc tế gia nhập thị trường
Có trụ sở tại Singapore, InCorp Global là nhà cung cấp dịch vụ doanh nghiệp hàng đầu tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, với sự hiện diện tại tám thị trường bao gồm Úc, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Philippines. Với hơn 30 năm kinh nghiệm, InCorp Global đã phục vụ hơn 15.000 khách hàng trên toàn thế giới, trở thành đơn vị dẫn đầu trong cung cấp dịch vụ gia nhập thị trường toàn cầu.
Là một phần của mạng lưới toàn cầu này, InCorp Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những đơn vị hàng đầu trong ngành. Với sự thấu hiểu nhu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài và lợi thế từ mạng lưới InCorp Global, InCorp Việt Nam hỗ trợ các doanh nghiệp dễ dàng tham gia kinh doanh tại thị trường Việt Nam.
InCorp Việt Nam cung cấp đầy đủ các dịch vụ thâm nhập thị trường và hỗ trợ doanh nghiệp, bao gồm thành lập doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh, dịch vụ thuê ngoài, thuế và tư vấn kinh doanh. Với đội ngũ nhân viên đa ngôn ngữ và thành thạo các khung pháp lý của Việt Nam cùng những ưu thế từ các hiệp định tự do thương mại, InCorp Việt Nam cam kết không ngừng hỗ trợ các doanh nghiệp toàn cầu thâm nhập và phát triển tại thị trường Việt Nam.
Công ty TNHH InCorp Việt Nam (tên cũ: Công ty TNHH Cekindo Business International), Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0315450355 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp (Công ty), thông báo và cập nhật thông tin về Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của Công ty như sau:
Mã số giấy phép: 12906/2024/29/SLĐTBXH-VLATLĐ. Cấp lần đầu ngày: 10/11/2022. Cấp thay đổi lần thứ 2 ngày: 5/6/2024. Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 2, Tòa nhà Galleria, 258 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Lĩnh vực hoạt động: Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm. Người đại diện: NGUYEN JACK NHUT MINH.
Số điện thoại: 0917296419. Email: vietnam@incorp.asia. Truy cập https://vietnam.incorp.asia/ để hiểu thêm về các dịch vụ tư vấn doanh nghiệp.