Đến dự lễ khánh thành có Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, lãnh đạo Văn phòng Chính Phủ, Lãnh đạo các Bộ Tài chính, Công thương, Xây dựng, Giao thông vận tải và tỉnh Thái Bình.
Dự án dự kiến đưa khí về bờ đạt 200 triệu m3 khí/năm, liên tục trong vòng 10 năm.
Được biết, Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam và các đơn vị thành viên đã triển khai thực hiện đầu tư chuỗi dự án bao gồm 3 dự án thành phần: Dự án phát triển mỏ Thái Bình, dựa án thu gom khí về bờ và trạm phân phối khí tại Tiền Hải và dự án Hệ thống phân phối khí thấp áp cho KCN Tiền Hải (Thái Bình) và sản xuất khí thiên nhiên nén (CNG) cung cấp cho các tỉnh khu vực Bắc bộ với với tổng mức đầu tư 327 triệu USD.
Trong giai đoạn 1, Hệ thống Khí Hàm Rồng - Thái Bình sẽ tiếp nhận và phân phối khí thấp áp, CNG với sản lượng trên 560.000 m3 khí/ngày đêm.
Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải cắt băng khánh thành dự án hệ thống thu gom khí và phân phối khí mỏ Hàm Rồng và Mỏ Thái Bình, Lo 102&106, giai đoạn 1 |
Đây là lần đầu tiên PVN và Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) triển khai một dự án khai thác, vận chuyển khí thiên nhiên từ ngoài khơi bể sông Hồng vào bờ. Hệ thống khí sẽ cung cấp khí cho KCN Tiền Hải (Thái Bình) và các tỉnh lân cận, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, thúc đẩy kinh tế địa phương và khu vực phía Bắc.
Từ lợi thế này, Khu Công nghiệp Tiền Hải đang từng bước trở thành khu công nghiệp sử dụng khí trọng điểm tại thị trường miền Bắc, lấy khí làm cơ sở đển phát triển và thu hút thêm các nhà đầu tư, phát triển ngành công nghiệp khí tại khu vực Bắc bộ.
Hiện tại Quy hoạch KCN Tiền Hải là 250 ha, nhưng do có nguồn khí thiên nhiên nên tỉnh đánh giá tiềm năng phát triển khu công nghiệp Tiền Hải. Trong tương lai KCN Tiền Hải sẽ giúp đa dạng hóa các khách hàng tiêu thụ, sử dụng khí thiên nhiên, tăng sản lượng tiêu thụ khí.
Phát biểu chỉ đạo tại lễ khánh thành, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, đây là một dấu ấn quan trọng, hiện thực hóa “Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp khí Việt Nam giai đoạn 2015 định hướng đến 2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011 và đáp ứng mục tiêu của “Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến 2015 và định hướng đến năm 2025”.
Việc đưa cụm công trình vào vận hành vào thời điểm này đã đóng góp tích cực vào sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Bình nói riêng, của khu vực miền Bắc nói chung. Đây cũng là điểm nhấn để phát triển công nghiệp khí của miền Bắc.
Đặc biệt, Dự án sẽ đóng góp cho ngân sách khoảng 100 triệu USD trong 10 năm; góp phần giảm sức ép nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu các nhiên liệu FO, DO, LPG; giảm lượng phát thải khí nhà kính.
Để công trình vận hành an toàn và đảm bảo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị PVN tiếp tục phát triển công tác tìm kiếm thăm dò, cung cấp khí ổn định cho hệ thống và xây dựng các hệ thống hạ tầng cho ngành công nghiệp khí khu vực phía Bắc, tập trung các nguồn lực, đồng thời chỉ đạo các nhà thầu hoàn thành toàn bộ dự án góp phần tăng hiệu quả trung dự án; Tổng công ty Khí xây dựng quy trình vận hành an toàn và phòng chống cháy nổ, tăng cường diễn tập để chủ động ứng phó có hiệu quả các sự cố xảy ra. Cấp khí ổn định và hiệu quả cho các hộ tiêu thụ khí.
Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo tỉnh Thái Bình chủ động phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng quy hoạch các ngành, nghề sử dụng khí, quản lý chặt chẽ hệ thống cung cấp khí cho các hộ tiêu thụ nhỏ lẻ, tăng cường tuyên truyền để người dân tham gia bảo vệ công trình, đảm bảo an toàn cháy nổ khi tàng trữ, vân chuyển và tiêu thụ khí. Tạo mọi điều kiện để kịp thời phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết vướng mắc phát sinh trong quá trình đầu tư để hoàn thành toàn bộ dự án đúng tiến độ.
Trong chiều nay, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng đoàn công tác sẽ tới thăm và làm việc tại Nhà máy nhiệt điện Thái Bình, I, II và nhà máy Amon Nitrat (huyện Thái Thụy, Thái Bình).