TIN LIÊN QUAN | |
Kinh tế Mỹ tăng trưởng vượt dự báo | |
Trung Quốc "tấn công" doanh nghiệp nước ngoài? | |
Kinh tế Trung Quốc bộn bề trước giờ cải tổ |
Kinh tế Trung Quốc chưa thể lên đỉnh thế giới trong năm nay |
Những ngày qua, báo chí thế giới đã không khỏi xôn xao khi ngân hàng thế giới WB đưa ra nhận định ngay trong năm nay, kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trên thực tế, nhà kinh tế học Frederic Neumann của ngân hàng HSBC ngày 9/5 trong một bài viết cho biết, “một số nhà bình luận quá hào hứng đến mức họ tính chính xác thời điểm việc này sẽ diễn ra: ngày 2/11 (trên cơ sở các dự báo của WB, ít ra là vậy)”.
Tuy nhiên Newmann không tin vào điều này. Theo chuyên gia này, nhận định trên được đưa ra dựa trên quy tắc ngang giá sức mua (PPP), vốn điều chỉnh giá cả danh nghĩa (như trong trường hợp này là toàn bộ nền kinh tế) để tính sự khác biệt về chi phí sinh hoạt.
Viễn cảnh “ngày 2/11” đã lấy các giá trị PPP từ WB và sử dụng những dự báo tăng trưởng của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF để dự báo thời điểm Trung Quốc soán ngôi đầu của Mỹ.
“Thật tuyệt vời. Ngoại trừ việc tất ccar đều hơi mang tính lý thuyết”, Neumann khẳng định. “PPP hữu ích trong việc so sánh mức sống giữa các nền kinh tế (cho dù cách này cũng có những hạn chế), chứ không phải quy mô tương đối của các nền kinh tế đó.
Trên hết, PPP không đem đến một thước đo thực sự về sức mua của một quốc gia đối với các thị trường toàn cầu (hàng hóa nhập khẩu tính bằng USD), hoặc tiềm năng đóng góp của nó cho một công ty đa quốc gia nào đó”, chuyên gia của HSBC lập luận.
Ông chỉ ra rằng, cũng những giả định này tạo ra những điều nghe có vẻ hấp dẫn nhưng lại không chính xác khác. Ví dụ như Nhật Bản, dù không còn là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, nhưng nếu so sách theo PPP thậm chí sẽ có quy mô kinh tế nhỏ hơn cả Ấn Độ. Tương tự, kinh tế Indonesia sẽ lớn hơn cả Ý trong khi Sri Lanka đã qua mặt New Zealand.
Điều đó có nghĩa là, sự khác biệt hiện tại về tốc độ tăng trưởng thực sự sẽ giúp Trung Quốc vượt qua Mỹ về mặt kinh tế một ngày nào đó, nhưng không phải ngay năm nay.
Neumann đưa ra nhiều tốc độ tăng trưởng kinh tế giả định khác nhau (sử dụng tỷ giá hối đoái hiện tại) và mở rộng tính toán để cố gắng dự báo khi nào Trung Quốc sẽ giành ngôi đầu. Kết quả là, theo biểu đồ của HSBC, việc này sẽ diễn ra đâu đó vào năm 2024, với điều kiện Trung Quốc vẫn tăng trưởng ở tốc độ 7%/năm còn Mỹ chỉ đạt 3%. Còn nếu tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc chỉ là 6% còn Mỹ là 3% thì thời điểm đó sẽ phải là 2034.
“Do đó, nó sẽ xảy ra ở một thời điểm nào đó, nhưng không phải năm nay hay năm sau”, Neumann viết. “Người Trung Quốc giàu có hơn những gì chúng ta nghĩ nhưng họ vẫn còn một chặng đường dài phía trước”.
Trung Quốc vượt Mỹ thành nền kinh tế lớn nhất thế giới Chương trình so sánh quốc tế (ICP) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) vừa đưa ra báo cáo cho biết, ngay trong năm 2014 này, Trung Quốc sẽ qua mặt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. |
Thanh Tùng (Dân Trí)