Thông tin doanh nghiệp
Làm thế nào để cải thiện doanh thu và nâng cao trải nghiệm khách hàng?
Như Loan - 13/07/2023 07:21
Đứng trước sự phát triển nhanh chóng và mức độ ứng dụng công nghệ trong quản lý của ngành hàng tiêu dùng ngày càng tăng, đòi hỏi bộ phận kinh doanh và marketing phải không ngừng nâng cao năng lực.

Các chuyên gia của KPMG đã thực hiện khảo sát nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện về mức độ phát triển cũng như chỉ ra nhiều cơ hội cải tiến trong các lĩnh vực này.

KPMG sử dụng thang điểm 100 để đo lường và đối chuẩn mức độ phát triển của các quy trình quản trị kinh doanh và marketing tại các doanh nghiệp tham gia, trong đó công tác Quản lý hiệu quả hoạt động của đội ngũ kinh doanh được đánh giá là điểm mạnh và có mức độ phát triển tương đồng với mức chuẩn của khu vực.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp tại Việt Nam còn có nhiều hạn chế trong công tác quản lý khách hàng chủ chốt, nâng cao trải nghiệm khách hàng, và phát triển đối tác kênh phân phối, phản ánh qua mức điểm từ 30-40 (yếu) trên mặt bằng chung toàn ngành. Đây là một dấu hiệu cho thấy cần có sự tập trung để phát triển và hoàn thiện hơn trong những hoạt động này.

Về lĩnh vực quản lý trải nghiệm khách hàng, kết quả khảo sát chỉ ra một nghịch lý, đó là mặc dù đa phần các doanh nghiệp đã thực hiện phân khúc và phân loại khách hàng, nhưng rất ít doanh nghiệp khai thác được lợi ích từ việc đó. Nguyên nhân chính là do thiếu sự vận dụng hiệu quả dữ liệu để khám phá hiểu biết về khách hàng và thiếu quy trình chuyển đổi những hiểu biết này thành kế hoạch hành động thiết thực. Để tăng cường giá trị, các doanh nghiệp không nên chỉ dừng lại ở việc phân loại khách hàng, mà cần tích hợp phương pháp thiết kế lấy khách hàng làm trọng tâm vào hoạt động vận hành và xây dựng các chỉ số đo lường phù hợp.

Việc ứng dụng công nghệ trong quản lý phân phối đang được chú trọng hơn với điểm đối chuẩn chênh lệch đương đối ít hơn so với mặt bằng chung của khu vực (~20 điểm), nhưng vẫn là một thách thức chính được nêu ra bởi các doanh nghiệp tham gia khảo sát. Đa số các quản lý cấp cao ưu tiên chuẩn hóa quy trình vận hành cũng như đầu tư vào các công nghệ hỗ trợ năng suất làm việc cho nhân viên, nhưng bản thân họ lại gặp khó khăn trong việc ra quyết định kịp thời. Điều này cho thấy một nhu cầu cấp thiết cho các công cụ Báo cáo quản trị cho phép tích hợp và tận dụng dữ liệu để hỗ trợ quy trình ra quyết định.

Trong bối cảnh thị trường thay đổi, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) và các tập đoàn có những chiến lược khác nhau để đối phó với thách thức của môi trường kinh doanh. Trong khi các tập đoàn lớn tập trung vào việc ứng dụng công nghệ cũng như xây dựng các quy trình chuẩn hóa nhưng có tính thích ứng cao với sự thay đổi (agile), thì các SME lại tập trung tìm kiếm và phát triển các đối tác kinh doanh chiến lược.

Với tài nguyên hạn chế hơn, các SME ưu tiên vào việc phát triển các kế hoạch kinh doanh chung với các đối tác phân phối chủ chốt để tạo lợi thế cạnh tranh tại các thị trường chính và mở rộng mạng lưới một cách bền vững. Sự khác biệt về chiến lược ưu tiên giữa 2 phân khúc doanh nghiệp phản ánh những yêu cầu và tình huống đặc thù của họ trong ngành hàng tiêu dùng. Các tập đoàn lớn đang nỗ lực để quản lý một chuỗi cung ứng phức tạp, trong khi đó, các SME lại có nhu cầu cao hơn trong việc lựa chọn đối tác phù hợp và phát triển lợi thế cạnh tranh riêng biệt.

Trong việc quản lý danh mục sản phẩm, mặc dù các doanh nghiệp khảo sát đều có nền tảng và kiến thức vững chắc, nhưng họ vẫn chưa tìm ra lời giải thực sự cho việc tận dụng am hiểu về thị trường để tùy chỉnh danh mục sản phẩm dựa trên sở thích của khách hàng và mang đến trải nghiệm cá nhân hóa. Tuy vậy, nếu khắc phục được điểm yếu này sẽ đem lại rất nhiều cơ hội tăng trưởng mới. Để tận dụng những cơ hội này, hoạt động quản lý danh mục sản phẩm cần đẩy mạnh khả năng nắm bắt thông tin thị trường ở cấp độ “vi mô”, đặc biệt là các thông tin chi tiết về nhu cầu và sở thích của khách hàng tại từng địa bàn để có thể đưa ra những ưu đãi phù hợp.

Cuối cùng, đối với hoạt động dự báo nhu cầu và lập kế hoạch bán hàng, khảo sát chỉ ra sự tương đồng giữa doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn. Hầu hết, các doanh nghiệp đều đã áp dụng chiến lược tiếp cận thị trường dựa trên các phân tích về nhu cầu. Tuy nhiên, vẫn cần có sự cải thiện trong dự báo nhu cầu và lập kế hoạch kinh doanh tích hợp để đạt được hiệu quả tối ưu. Hơn hai phần ba các doanh nghiệp tham gia khảo sát đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến việc nâng cao năng lực trong những lĩnh vực này, nhấn mạnh tầm quan trọng của dự báo nhu cầu và lập kế hoạch bán hàng trong việc cải tiến hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng.

KPMG NEXT – Chuỗi sự kiện dành cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong thời kỳ bất ổn kinh tế

KPMG NEXT 2023 đã gần đi đến hồi kết với buổi chia sẻ cuối cùng sẽ diễn ra vào ngày 20/7 tại văn phòng KPMG Hồ Chí Minh.

Trong khuôn khổ của buổi thứ tư, diễn giả sẽ tập trung hướng dẫn cách cải thiện hiệu quả việc đầu tư vào marketing và bán hàng, cũng như tương tác với khách hàng trên tất cả các kênh để thúc đẩy tăng trưởng doanh thu.

Ngoài ra, anh/chị sẽ nắm được cách áp dụng khoa học để tối ưu hóa kế hoạch Go-to-market, bố trí đúng người có kỹ năng phù hợp, quản lý nhịp nhàng giữa các phòng ban chức năng cũng như đối tác bên ngoài, đồng thời tận dụng dữ liệu để đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả.

Hơn hết, đây cũng sẽ là cơ hội để giao lưu cùng với các chuyên gia của KPMG cùng các lãnh đạo đến từ nhiều doanh nghiệp SMEs tại Việt Nam.

Tham gia ngay hôm nay: https://forms.office.com/e/C9XQrAtU3C  

Tìm hiểu thêm về sự kiện: http://kpmg.com/vn/kpmgnext2023  

Tin liên quan
Tin khác