Y tế - Sức khỏe
Liệu có nguy cơ thông tin sai lệch khi dùng AI trong chăm sóc sức khỏe?
D.Ngân - 17/05/2023 18:59
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bày tỏ sự lo ngại về cách thức AI được sử dụng để tiếp cận thông tin y tế, khi đây được xem là một công cụ hỗ trợ để ra kết quả và cải thiện chẩn đoán.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa đưa ra cảnh báo cần thận trọng với ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng, do các dữ liệu được AI sử dụng để đưa ra kết quả có thể bị sai lệch hoặc thiên lệch.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bày tỏ sự lo ngại về cách thức AI được sử dụng để tiếp cận thông tin y tế, khi đây được xem là một công cụ hỗ trợ để ra kết quả và cải thiện chẩn đoán.

WHO cho biết tổ chức này đặt nhiều kỳ vọng vào tiềm năng của AI trong phát triển chăm sóc sức khỏe, song cũng lo ngại về cách thức AI được sử dụng để tiếp cận thông tin y tế, khi đây được xem là một công cụ hỗ trợ để ra kết quả và cải thiện chẩn đoán.

Trong một thông báo, WHO cho biết dữ liệu được sử dụng trong AI có thể bị thiên lệch, tạo ra thông tin sai lệch hoặc không chính xác và các mô hình này thậm chí có thể bị lợi dụng để tạo ra thông tin sai lệch.

Tổ chức này nhấn mạnh việc bắt buộc đánh giá rủi ro liên quan sử dụng những Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) tương tự ChatGPT, để bảo vệ và thúc đẩy phúc lợi con người, cũng như sức khỏe cộng đồng.

Cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh các ứng dụng AI đang nhanh chóng trở nên phổ biến, khi đây được xem như một công cụ giúp nâng cao chất lượng kinh doanh và thay đổi cách thức xã hội vận hành.

Trước đó, ngày 10/5, giới nghiên cứu cũng đã hối thúc các chuyên gia y tế đưa ra cảnh báo toàn cầu về những rủi ro mà công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể gây ra cho sức khỏe con người.

Công nghệ AI đã trở nên phổ biến hơn vào năm ngoái, sau màn ra mắt “bùng nổ” của ChatGPT - một chatbot có khả năng sáng tạo các văn bản mạch lạc từ những từ khóa hay gợi ý ngắn.

Theo các chuyên gia, thời gian qua AI đã tạo ra tác động lớn trong vô số ngành công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sau thời kỳ dịch bệnh Covid-19. Xu hướng công nghệ này đã từng là giấc mơ, nhưng nó đang dần được hiện thực hóa.

Từ các bệnh mãn tính như ung thư đến công nghệ xét nghiệm, chụp chiếu như X-quang, AI đang được tận dụng để triển khai những phát minh nâng cao độ hiệu quả và chính xác, giúp chăm sóc bệnh nhân và hy vọng tìm ra phương pháp chữa trị cho họ.

AI cung cấp một số lợi thế so với phương pháp phân tích và đưa ra quyết định lâm sàng truyền thống. Thuật toán AI làm cho các hệ thống trở nên chính xác hơn khi chúng hiểu được dữ liệu đào tạo, giúp con người có những hiểu biết sâu sắc chưa từng có về sự thay đổi trong điều trị, chăm sóc, chẩn đoán và kết luận cho bệnh nhân.

Theo báo cáo của Acumen Research, thị trường trí tuệ nhân tạo trong y tế - chăm sóc sức khỏe toàn cầu dự kiến ​​sẽ tăng lên 8 tỷ USD vào năm 2026.

Tin liên quan
Tin khác