- Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp logistics Việt Nam tại thị trường Âu - Mỹ
- Quảng Ngãi định hình trung tâm logistics
- 4 vấn đề “cốt lõi” của ngành logistics phải thay đổi để nâng cao năng lực cạnh tranh tại thị trường Âu - Mỹ
- Xu hướng phát triển của ngành logistics tại khu vực châu Âu - châu Mỹ
Bộ Công thương vừa nhận diện những điểm nghẽn trong việc phát triển logistics tại khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
Theo đó, đối với hạ tầng đường bộ tới các cảng biển khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Bộ Công thương cho rằng, kết nối giao thông tới các cảng biển là hệ thống đường bộ, chủ yếu là các kết nối thông qua các quốc lộ, chất lượng các kết nối đường bộ cơ bản tốt, nhiều cảng, bến có nhiều tuyến kết nối tiếp cận.
Tuy nhiên, việc kết nối và chất lượng cảng biển vẫn còn một số tồn tại. Theo đó, kết nối lên cao tốc chưa có hoặc chưa đáp ứng yêu cầu (hiện tại có kết nối từ cảng Đà Nẵng lên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi) thông qua hệ thống đường chuyên dùng, đường đô thị và quốc lộ.
Một số cảng có kết nối đường bộ thông qua hệ thống đường đô thị, dẫn tới khả năng khai thác rất hạn chế (thậm chí các xe vận tải hàng hóa lớn phải lưu thông theo giờ tổ chức giao thông đô thị) như bến Tiên Sa (thuộc Cảng Đà Nẵng).
Khu vực này chưa có Trung tâm ICD, logistics tại cảng biển; chưa có hệ thống giao thông kết nối bến Liên Chiểu quy hoạch (phục vụ giảm tải Tiên Sa, cũng như giải quyết vấn đề kết nối qua thành phố).
Cùng với đó, kết nối đường bộ bến Dung Quất II, Nhơn Hội, Quy Nhơn còn hạn chế; chưa có hệ thống giao thông kết nối đến bến Mỹ Thủy quy hoạch (thuộc Cảng Quảng Trị); kết nối các cảng Vũng Rô (Phú Yên), bến Kỳ Hà (Quảng Nam) mới bằng đường tỉnh nên còn rất hạn chế.