Y tế - Sức khỏe
Lời khuyên dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư gan
D.Ngân - 11/11/2024 15:29
Gan là một trong những cơ quan tham gia vào quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng. Khi gan bị tổn thương, chức năng gan bị giảm sút nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất.

Người bệnh ung thư gan thường có cảm giác mệt mỏi về tinh thần và thể chất. Từ đó, sinh ra cảm giác chán ăn, suy nhược cơ thể. Lâu dần sẽ gây ra tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng ở người ung thư gan.

Ảnh minh họa

Lúc này, chế độ ăn cho người ung thư gan cần đầy đủ các nhóm dưỡng chất, ưu tiên các thực phẩm có công dụng hỗ trợ tăng hiệu quả điều trị ung thư, cải thiện hệ thống miễn dịch.

Ví dụ, người bệnh nạp các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa sẽ cải thiện hệ thống miễn dịch, hạn chế nhiễm trùng. Duy trì một chế độ ăn cân bằng nhóm chất, ưu tiên nguồn đạm phù hợp cũng sẽ ngăn ngừa tình trạng mất cơ bắp, yếu cơ cho người bệnh.

Ngoài ra, những lợi ích sức khỏe khác mà chế độ ăn cho người ung thư gan mang lại bao gồm cung cấp đủ năng lượng cho người bệnh ổn định sức khỏe.

Kiểm soát cân nặng phù hợp, duy trì thể trạng tốt để tối ưu các phương pháp điều trị. Cải thiện sức khỏe tâm thần. Giảm thiểu rủi ro mắc các bệnh thứ phát như bệnh tim mạch, đái tháo đường type 2, ung thư di căn…

Chế độ ăn cho người ung thư gan trước điều trị nên được xây dựng theo nguyên tắc dinh dưỡng như sau người bệnh cần ăn uống đầy đủ.

Cân bằng 3 nhóm chất chính bao gồm tinh bột, đạm và chất béo tốt. Đồng thời, bổ sung chất xơ, vitamin và các khoáng chất khác trong mỗi bữa ăn.

Đa dạng nguồn thực phẩm tươi sống. Không ăn thực phẩm lạ và thực phẩm cơ thể không dung nạp. Cách thức chế biến món ăn tinh giản, sử dụng ít gia vị, dùng nhóm gia vị cơ bản.

Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ. Kết hợp uống đủ nước và vận động hằng ngày

Thực phẩm tốt cho người bệnh ung thư gan theo bác sỹ Trần Thị Trà Phương, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, gồm đạm nạc, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, gừng, chất béo tốt, nước lọc.

Thực phẩm không tốt cho sức khỏe và chức năng gan mà người đang điều trị ung thư gan cần tránh bao gồm:

Thực phẩm có nhiều muối: Thực phẩm chế biến quá nhiều muối, đồ ăn mua ngoài ngoài, thực phẩm đóng hộp/chế biến sẵn đều chứa nhiều muối.

Bên cạnh đó, còn chứa chất bảo quản và các chất điều vị khác. Tất cả đều sẽ ảnh hưởng xấu đến gan, gây áp lực và làm trầm trọng hơn các tổn thương của tế bào gan.

Rượu bia: Thức uống có cồn vốn dĩ là thực phẩm gây hại cho gan và các cơ quan khác, không chỉ đối với người ung thư gan mà người khỏe mạnh cũng không nên uống nhiều rượu bia. Đây là thức uống mà người ung thư gan cần tuyệt đối tránh xa dù đang ở trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình điều trị.

Thực phẩm có nhiều đường: Những loại thức ăn như các món bánh tráng miệng, bánh kẹo ngọt, nước ngọt… chứa đường tinh luyện nhiều, cùng với các chất bảo quản không tốt cho gan. Năng lượng cung cấp từ bánh kẹo ngọt hầu như là không có, người bệnh không nên ăn thực phẩm có nhiều đường trong khi điều trị ung thư gan.

Ngoài ra, người bệnh sau khi phẫu thuật điều trị, thể trạng vẫn còn yếu, dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài.

Theo khuyến cáo người dân cần tạm thời loại bỏ một số thực phẩm có liên quan đến thay đổi chỉ số nhu cầu oxy CLD, nguy hiểm đến tính mạng bao gồm các loại rau họ cải; khoai lang, cà rốt, súp lơ trắng, rau diếp cá

Người bệnh nên trao đổi với bác sỹ về chế độ ăn cho người bệnh ung thư sau khi phẫu thuật để nhận được chỉ định dinh dưỡng phù hợp.

Chế độ ăn cho người bệnh ung thư gan trong quá trình điều trị cần đảm bảo đủ lượng thức ăn để giữ cho tổng trạng ổn định, đồng thời đẩy nhanh tiến trình tự phục hồi của cơ thể. Vì người bệnh trong khi truyền hóa chất sẽ rất dễ kiệt sức do hệ miễn dịch bị ảnh hưởng.

Do suy nhược, người bệnh thường dễ chán ăn dù vậy, cần duy trì khẩu phần ăn tối thiểu là 50% so với bình thường để đảm bảo sức khỏe, cũng như đảm bảo sự đáp ứng điều trị.

Ưu tiên các nguồn đạm như cá, thịt gà, sữa…; linh hoạt nạp chất dinh dưỡng từ thức ăn và đồ uống như sữa, sữa chua… để người bệnh thoải mái hơn khi ăn.

Cần lưu ý rằng, các thực phẩm chức năng, chế phẩm bổ sung vitamin đều phải được thông qua sự cho phép của bác sĩ trước khi sử dụng.

Người bệnh được khuyến khích kết hợp vận động nhẹ nhàng, tập thể dục vừa sức để tăng hiệu quả điều trị. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư gan sau điều trị

Sau điều trị, người bệnh nên giữ nguyên chế độ ăn cho người ung thư như giai đoạn trong khi truyền hóa chất.

Tuy nhiên, cần từ từ quay trở về khẩu phần ăn cần thiết cho cơ thể. Tăng cường sự đa dạng trong lựa chọn thực phẩm để tối ưu hóa quá trình trao đổi chất và hấp thu dinh dưỡng.

Quá trình truyền hóa chất sẽ làm tổn thương đến hệ miễn dịch, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài nghỉ ngơi thì có thể lựa chọn thực phẩm có tác dụng hỗ trợ giảm thiểu những triệu chứng sau điều trị. Những thực phẩm hỗ trợ ngăn ngừa tác dụng phụ của truyền hóa chất bao gồm:

Gừng: Chống buồn nôn và nôn. Có thể pha nước trà gừng, hoặc chế biến gừng cùng với món chính. Ngoài ra, gừng cũng có tác dụng chống đầy bụng khó tiêu thường gặp sau khi truyền hóa chất điều trị ung thư.

Sữa chua: Đây là thực phẩm giàu lợi khuẩn, có thể hỗ trợ cân bằng lại hệ vi sinh bên trong, tăng cường khả năng miễn dịch, hạn chế các vấn đề về rối loạn tiêu hóa.

Các trái cây giàu vitamin C như ổi, bưởi, cam: Giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng. Phòng ngừa hoặc giảm nhẹ tình trạng sốt cao sau điều trị ung thư.

Thực phẩm có tính kháng khuẩn: Tỏi, sả, lá tía tô… là nhóm có tính kháng khuẩn, phù hợp cho tình trạng suy yếu hệ miễn do ảnh hưởng hóa chất. Bổ sung những thực phẩm này trong khẩu phần ăn hằng ngày sẽ giúp giảm rủi ro mắc các bệnh lý nhiễm trùng cơ thể.

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố cốt lõi để nâng cao chất lượng cuộc sống sau khi điều trị ung thư gan. Thực đơn cho người ung thư gan ở giai đoạn phục hồi không cần chọn lựa quá kiêng khem, nhưng cần đảm bảo đáp ứng đúng các nguyên tắc dinh dưỡng.

Chế độ ăn cho người ung thư gan trong giai đoạn phục hồi bao gồm: Tuân theo các nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư gan.

Ưu tiên chế biến thức ăn dễ tiêu hóa, đồ ăn dạng sệt lỏng để giảm áp lực cho gan. Duy trì cân nặng phù hợp, hạn chế rủi ro sụt cân không kiểm soát, kết hợp với tập luyện vừa phải để ngăn ngừa tái phát ung thư.

Không uống rượu bia. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe cơ thể để phát hiện những dấu hiệu bất thường sớm, kịp thời can thiệp.

Tái khám định kỳ để được kiểm tra tiến độ hồi phục sau điều trị ung thư gan. Đồng thời, tham vấn với bác sỹ về chế độ dinh dưỡng.

Quá trình điều trị ung gan là một phác đồ dài kỳ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Duy trì chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư gan nhằm giữ sức khỏe tổng trạng ở mức ổn định, đảm bảo hiệu quả của phương pháp điều trị.

Dinh dưỡng không trực tiếp giúp chống lại bệnh ung thư gan, nhưng là yếu tố cốt lõi giữ gìn sức khỏe, giảm thiểu rủi ro mắc ung thư ở người khỏe mạnh và làm thuyên giảm tính nghiêm trọng của triệu chứng lâm sàng, mức độ tổn thương ở người bệnh ung thư gan.

Quan trọng nhất trong điều trị ung thư gan là giữ tinh thần tích cực, kế hoạch vận động phù hợp và chế độ ăn cho người ung thư gan khoa học, từ đó tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Người bệnh cần cố gắng duy trì một khẩu phần ăn đủ để cung cấp năng lượng cho cơ thể phục hồi tổn thương, tái tạo lại các tế bào gan tổn thương.

Đồng thời, có sức khỏe để vận động sinh hoạt, ngăn ngừa suy nhược cơ thể kéo dài, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Đa dạng thực phẩm trong mỗi bữa ăn không chỉ tăng cảm giác ngon miệng, giảm tình trạng chán ăn mà còn giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Chế độ ăn cho người ung thư gan đúng cách góp phần tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, để có thể thiết lập một thực đơn phù hợp, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng và bác sĩ điều trị. 

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư gan phù hợp sẽ giúp người bệnh xây dựng nền tảng sức khỏe tổng quan tốt, bổ sung đủ năng lượng, giữ được tinh thần lạc quan, không bị ảnh hưởng nhiều bởi các tác dụng phụ của phương pháp truyền hóa chất. 

Tin liên quan
Tin khác