Theo bà Thương Phạm, BCG Energy có mảng năng lượng tái tạo và thu hút nguồn vốn của nhà đầu tư, Công ty cũng nhận thấy sự hỗ trợ của Chính phủ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Từ đó, tạo cơ hội rất lớn cho nhà đầu tư trong việc đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo của thị trường châu Á cũng như Việt Nam.
BCG cũng quan sát trên thị trường từ năm 2018 đến nay để tìm kiếm cơ hội đầu tư và không chỉ ở lĩnh vực năng lượng tái tạo, mà Công ty còn có cả lĩnh vực tài chính thông qua M&A.
Trên thực tế, BCG đã có nhiều thương vụ M&A thành công trong việc thu hút của nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó, phải kể đến là lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Tuy nhiên, để đạt được những kết quả trên, theo bà Thương, cũng có những thách thức và thuận lợi nhất định, đặc biệt là kể từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Đặc biệt là với những thương vụ diễn ra trong năm nay khi làn sóng Covid-19 thứ 4 xảy ra đối với Việt Nam.
Trong đó, có thương vụ với đối tác của Singapore được ký ngay thời điểm đỉnh dịch là tháng 7/2021, nên đã có nhiều trở lại. Nhưng với sự nỗ lực, BCG Energy đã thành công trong việc gọi vốn vào lĩnh vực năng lượng mặt trời.
Ngày 5/12, BCG Energy (thuộc Tập đoàn Bamboo Capital - BCG của Việt Nam) đã ký hợp tác đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo với Leader Energy Pte Limited (Singapore). Dự án có tổng công suất hơn 100 MW. Theo đó, BCG Energy đã gọi vốn thành công 43,6 triệu USD, tương đương hơn 1.018 tỷ đồng từ Leader Energy dưới dạng trái phiếu chuyển đổi để đầu tư vào mảng năng lượng tái tạo của BCG.
Bà Thương Phạm cho biết, để vượt qua những trở ngại khó khăn của đại dịch, BCG có nguồn nhân lực vững mạnh và việc đẩy mạnh số hóa đã giúp Công ty vượt qua khó khăn, đem lại kết quả cho BCG cũng như đối tác chiến lược. Qua đó, giúp nhà đầu tư nước ngoài có thể hiểu rõ được các hành lang pháp lý của Việt Nam...
"Để có thể đi đến thành công trong các thương vụ M&A đòi hỏi trước hết đối với doanh nghiệp trong nước chính là sự minh bạch, tin tưởng lẫn nhau và nguồn nhân lực để không chỉ hoàn tất thành công các thương vụ mà còn đẩy mạnh phát triển hậu M&A", bà Thương nói.
Tập đoàn Bamboo Capital không chỉ có sản xuất, hạ tầng, bất động sản và năng lượng tái tạo, mà gần đây công ty còn tham gia vào lĩnh vực tài chính thông qua thương vụ M&A với Công ty bảo hiểm là Tập đoàn AAA, với tỷ lệ sở hữu lên đến 80,64%.
Qua đó, đánh dấu bước đầu Tập đoàn Bamboo Capital tham gia vào lĩnh vực tài chính. Tập đoàn cũng sẽ tham gia vào HĐQT của AAA để tiếp tục đẩy mạnh phát triển, cả lĩnh vực nhân thọ.
Theo bà Thương, trong thời kỳ hậu M&A, Tập đoàn Bamboo Capital sẽ có nhiều cuộc họp, thảo luận để có thể thay đổi, điều chỉnh lại bộ máy điều hành cũng như kế hoạch phát triển để có thể đẩy mạnh tăng trưởng trong tương lai.
Chẳng hạn, đối với thương vụ AAA, đây là lĩnh vực thứ 5 mà Tập đoàn Bamboo Capital tham gia vào thị trường tài chính, nên Bamboo Capital cũng sẽ có sự thảo luận đi sâu ở lĩnh vực này.
Chia sẻ về kế hoạch huy động vốn thành công tại BCG Energy nói riêng và Bamboo Capital nói chung, bà Thương Phạm cho biết, huy động vốn rất nhiều cách kể cả vốn trong và ngoài nước.
Vì vốn vay từ ngân hàng hiện nay vẫn có chi phí cao, nên Công ty đã tích cực huy động vốn từ nước ngoài và trong nước để có thể tái cấu trúc vốn, với chi phí thấp.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước cũng phải đi theo một cấu trúc theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam cũng như các nước sở tại của nhà đầu tư nước ngoài.