Doanh nghiệp
Mắc Ca được trồng như thế nào tại Trung Quốc?
Đức Thanh - 08/06/2015 14:30
Để tìm lời đáp cho câu hỏi cây Mắc Ca có nên tiếp tục được phát triển tại Việt Nam hay không, mới đây, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam đứng ra chủ trì phát triển cây mắc ca) đã tổ chức đoàn khảo sát phát triển mắc ca tại Quảng Tây (Trung Quốc).

Có đặt chân tới những khu vườn thực nghiệm của nước bạn, các thành viên đoàn khảo sát mới thực sự thấy được những điểm tương đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc trong cách tiếp nhận và phát triển cây Mắc Ca.

Cách đây vài chục năm, từ năm 1979, những cây mắc ca giống thuộc lứa đầu được Trung Quốc nghiên cứu và thử nghiệm cũng gặp nhiều khó khăn như ở nước ta thời điểm hiện tại. Người nông dân Trung Quốc cũng băn khoăn giữa việc trồng hay không trồng mắc ca, bởi thị trường mắc ca lúc đó còn khá hẹp. Nhưng với con số 60.600 ha mắc ca ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã tự tìm thấy câu trả lời cho người trồng mắc ca.

Thời kỳ đầu phát triển mắc ca, nông dân Trung Quốc cũng bị lúng túng trong lựa chọn giống, do thiếu hiểu biết nên rất nhiều diện tích trồng bằng giống thực sinh hay giống gieo từ hạt, cây bị phân ly mạnh, chất lượng thấp, độ đồng đều không cao, lâu cho quả. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, người dân ở Quảng Tây gần như đã chuyển hết sang giống ươm ghép. 

 

 

 

Quảng Tây có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng không thực sự thuận lợi như Tây Nguyên của Việt Nam. Dù vậy, Trung Quốc đã có một số giống mới phù hợp tiểu vùng sinh thái tại Trung Quốc. Các giống này cũng tỏ ra có triển vọng đối với Việt Nam như Quế Nhiệt 1 (QN1), GR1, JW, Nam Á 2…
Các trại giống mắc ca ở Trung Quốc (gồm cả Quảng Tây và Vân Nam) cung cấp từ 5 đến 10 triệu cây giống/năm

 

 

 

 

 

 

Trải qua hàng chục năm nghiên cứu và phát triển, các chuyên gia đầu nghành của Trung Quốc đã chỉ ra rằng, loại giống rất thành công về năng suất một thời là OC đang được người dân trồng tự phát tại Việt Nam hiện nay đang dần bị loại trừ theo quá trình chế biến và tiêu dùng do vỏ dày và nhân nhỏ

 

 

 

Mắc ca không quá khó tính, nhưng nếu như thổ nhưỡng không tốt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng và chất lượng hạt

 

 

Những cánh rừng bạt ngàn này đã trải qua bao hồ nghi và cả sự chối bỏ của người dân. Tuy nhiên, hiện nay với 60.600 ha mắc ca, Trung Quốc đang chiếm vị trí số một về diện tích cũng như cung cấp và tiêu thụ mắc ca trên toàn thế giới

 

 

Hiện nay, Trung Quốc có đến 10.000 ha mắc ca cho thu hoạch, nhưng tổng sản lượng chỉ đạt 12.000 tấn, nguyên nhân chính bởi phần lớn diện tích đang cho thu hoạch này là cây trồng thực sinh, cói năng suất, chất lượng thấp.

 

 

Tại những khu vườn thử nghiệm ở huyện Long Châu, hay Phù Thụy (Quảng Tây), những cây đã tới 30 năm tuổi buộc phải bị chặt bỏ, theo yêu cầu chọn lọc năng suất và chất lượng hạt.

 

 

Chỉ tới khi các doanh nghiệp chung tay cùng người dân, đầu tư bài bản cho cây giống, hệ thống tưới tiêu và diện tích trồng được quy hoạch rõ ràng, cây mắc ca mới có chỗ đứng trên thị trường của Trung Quốc.

 

 

Trung Quốc đã có thể tự sản xuất toàn bộ dây chuyền công nghệ chế biến mắc ca - đây là một lợi thế rất lớn của Trung Quốc. Vi chu trình khép kín, giá thành một dây chuyền công suất 25 tấn đến 30 tấn quả/1ngày khoảng 500.000USD.

 

 

 

 

Theo TS. Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch thường trực Ngân hàng Liên Việt, tận mắt thấy Quảng Tây thấy không mấy lợi thế trồng mắc ca nhưng vẫn phát triển được, đó là điều chúng ta phải học hỏi.

"Chúng ta tuy đi sau nhưng có lợi thế của người đi sau, đừng dẫm lên thất bại người đi trước. Học cách người ta làm, từ nghiên cứu giống, kỹ thuật trồng đến quy hoạch...Tôi nghĩ, những vấn  đề này chúng tôi đã có câu trả lời. Chưa nói Tây Nguyên chính là điều kiện lý tưởng trồng mắc ca số một thế giới, thuận lợi hơn Trung Quốc, nên không có lý gì chúng ta không phát triển được, để đem lại thu nhập cao hơn cho đồng bào Tây Nguyên", ông Hưởng nói.

Tin liên quan
Tin khác