Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Mỏ sắt Tùng Bà được cấp giấy phép khai thác khoáng sản số 872/GP-BTNMT ngày 08/5/2009 và mỏ sắt tại khu Cao Vinh – Khuôn Làng, nằm trên hai xã Thái An và Tùng Bá được cấp phép khai thác khoáng sản số 1224/GP-BTNMT ngày 24/6/2011. Tuy nhiên, HPG quyết tâm trả lại 2 mỏ quặng này cho Nhà nước là bởi hàm lượng sắt trong quặng thấp, trung bình khoảng 30% - 40% TFe; chi phí khai thác quá cao với tỷ lệ 10 tấn đất đá mới được 1 tấn quặng khai thác. : chi phí bóc tách đất đá và các chi phí khác. Tỷ lệ bóc đất đá 10 tấn trên 1 tuấn quặng khai thác.
Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là bởi giá quặng sắt thô thế giới giảm sâu, giảm từ 30% - 50% so với thời điểm đầu năm 2014. Do vậy, với đặc thù thân quặng có chiều dày mỏng, kéo dài và hàm lượng nghèo như mỏ Tùng Bá, chi phí khai thác không thể cạnh tranh được so với các mỏ lớn trên thế giới dẫn đến thua lỗ lớn của Công ty. Đến hết 2015, Công ty bị lỗ lũy kế 204 tỷ đồng.
Cũng bởi quặng nghèo nên các chi phí khắc phục để đảm bảo môi trường lại là quá cao khi phân bổ vào 1 tấn quặng khai thác; các nghĩa vụ phí với nhà nước: tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền sử dụng số liệu thông tin địa chất phải nộp quá cao trong bối cảnh khó khăn hiện tại.
Trước thực tế tổng chi phí khai thác một tấn quặng sắt quá cao so với chi phí khai thác của các mỏ sắt lớn trên thế giới, nếu tiếp tục duy trì sẽ dẫn đến Công ty càng khai thác, càng thua lỗ, dẫn đến nguy cơ phá sản nên HPG đã quyết định trả lại 2 mỏ quặng nói trên.
Tại mỏ Tùng Bà, Công ty đã hoàn thiện các thủ tục sau cấp phép và đi vào khai thác từ quý IV/2011 và đến tháng 7/2012 đã tạm ngừng khai thác và hiện chưa khôi phục lại việc khai thác. Trữ lượng được cấp theo giấy phép khai thác là 2.853.205 tấn quặng sắt; Trữ lượng đã khai thác được đến thời điểm trả lại giấy phép khai thác: 275.118 tấn quặng sắt.
Tại khu mỏ Cao Vinh – Khuôn Làng, Công ty đã đi vào khai thác từ tháng 4/2013 và tới tháng 10/2014 đã ngừng khai thác cho tới nay. Trữ lượng được cấp theo giấy phép khai thác là 12.151.000 tấn quặng sắt và đã khai thác được đến thời điểm xin trả lại giấy phép khai thác là 329.131 tấn quặng sắt.
Được biết Tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam đã tiếp nhận hồ sơ xin trả lại mỏ của Hòa Phát từ ngày 23/11/2015. Tuy nhiên đến nay, Công ty vẫn phải chờ Tổng Cục địa chất và khoáng sản đưa ra hướng dẫn cụ thể để Công ty thực hiện đúng theo quy định Luật khoáng sản và các quy định khác của pháp luật liên quan.
Vào giữa tháng 4 vừa qua, HPG cũng đã cho biết, sẽ đẩy mạnh nhập khẩu quặng sắt làm nguyên liệu sản xuất đáp ứng cho Khu liên hợp thép công suất 1,8 triệu tấn thép/năm với nguồn quặng nhập từ các nước Nam Phi, Australia, Brazil, Ucraina, Ấn Độ.
“Với tỷ lệ tiêu hao 1 tấn gang thép cần 1,65 triệu tấn quặng thì Hòa Phát cần 3 triệu tấn quặng mỗi năm. Trong khi nguồn cung trong nước có hạn, nguồn quặng thế giới rất dồi dào, giá nhập khẩu hiện đang ngang bằng hoặc rẻ hơn giá quặng trong nước mà chất lượng tốt hơn nên Hòa Phát không có lý do gì mà không nhập quặng”, bà Vương Ngọc Linh, Phó giám đốc Công ty cổ phần thép Hòa Phát cho biết.
Năm 2016, Công ty cổ phần Thép Hòa Phát dự kiến nhập khẩu 1,6 triệu tấn quặng sắt, còn lại mua nội địa và dùng hàng tồn kho cũ. Từ năm 2017, mức nhập khẩu của Công ty có thể tăng lên 3 triệu tấn nếu mỏ sắt Thạch Khê vẫn chưa thể đưa vào khai thác.
Nhiều chuyên gia đã dự báo giá quặng sắt thế giới sẽ lại giảm sâu vào cuối năm 2016, đầu năm 2017 do rất nhiều Dự án mỏ sắt quy mô lớn trên thế giới đi vào sản xuất gây dư cung hàng quặng sắt ít nhất cho đến tận năm 2020.