“Trong thời điểm đại dịch Covid-19 mang lại nhiều khó khăn, thách thức cho nền kinh tế, Việt Nam cần nhanh chóng đưa thị trường tiêu dùng trở lại "bình thường mới" để giảm thiểu “vết sẹo” của Covid-19 lên nền kinh tế xã hội. Việc thúc đẩy mua sắm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử là một trong các giải pháp kích cầu an toàn, không chỉ giúp kinh tế từng bước vận hành trở lại mà còn mang lại cơ hội việc làm cho hàng triệu người”, bà Ngô Thị Châm, đại diện của Sopa (Mỹ) tại Việt Nam, kiêm giám đốc điều hành nền tảng mua sắm Leflair chia sẻ.
Đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử là cần thiết
Việc tìm ra giải pháp đưa nền kinh tế vận hành trở lại là điều cấp thiết mà các nhà hoạch định cần quan tâm khi mà dịch bệnh kéo dài, buộc phải nghĩ đến giải pháp sống chung với dịch. Qua nhiều "phép thử" hơn nửa năm qua, có thể thấy rằng việc để cho các nền tảng thương mại điện tử mua bán là điều cần thiết.
Điển hình như việc TP. Thủ Đức triển khai chương trình hỗ trợ mua hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân thông qua GrabMart. Chỉ trong vài giờ sau khi triển khai,đã ghi nhận hơn 10.000 đơn hàng đặt trước, giúp giảm tải cho chính quyền địa phương, hỗ trợ kịp thời nhu cầu của người dân.
Theo ông Ray Liang, Giám đốc vận hành của Society Pass - đơn vị vận hành sàn thương mại điện tử Leflair, mua sắm hàng hoá thông qua nền tảng thương mại điện tử sẽ giúp người tiêu dùng có thể hạn chế di chuyển, an toàn hơn khi sống chung với dịch bệnh.
Bên cạnh các mặt hàng nhu yếu phẩm, các chuyên gia cho rằng cần có các chương trình kích cầu mua sắm trực tuyến các mặt hàng tiêu dùng khác, bao gồm cả mua sắm hàng hoá cao cấp. Các chương trình này sẽ giúp doanh nghiệp sớm quay trở lại sản xuất, giảm tỷ lệ thất nghiệp và giảm gánh nặng lên các gói an sinh quốc gia.
Ông Ralf Matthaes, Giám đốc điều hành Tổ chức Infocus Mekong Research chia sẻ, rất may mắn là hơn một phần ba dân số Việt Nam vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 như mất việc làm hoặc giảm thu nhập. Có thể suy ra rằng một tỷ lệ trong số những người tiêu dùng này vẫn có nhu cầu và điều kiện mua sắm hàng hóa cao cấp. Do đó, tăng trưởng của ngành hàng cao cấp có thể không cao như mức trước đại dịch nhưng vẫn khả quan.
Leflair sẽ có nhiều chương trình khuyến mại trong quý III/2021
Để góp phần kích cầu tiêu dùng trong cơn bão Covid-19, Leflair đã tung ra những chương trình khuyến mãi nhân dịp quay lại thị trường Việt. Ngay từ những ngày đầu tiên của quý III/2021, website chính thức của Leflair được chính thức hoạt động với các chương trình Flashsale hấp dẫn vào lúc 8:00 sáng hàng ngày, với hàng trăm deal lớn đến từ hơn 500 thương hiệu, dự kiến được duy trì trong suốt tháng đầu tiên mở bán.
Rất nhiều chương trình khuyến mãi lớn đến từ các dòng sản phẩm - thương hiệu hàng đầu như Nước hoa Gucci, Giày Pierre Cardin, Túi Furla…
Bà Ngô Thị Châm, Giám đốc điều hành Leflair tại Việt Nam chia sẻ: “Các chương trình kích cầu thúc đẩy các mặt hàng tiêu dùng khác có thể là giải pháp đưa việc sản xuất của các ngành hàng quay trở lại, giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm gánh nặng lên các gói an sinh quốc gia. Là một sàn giao dịch thương mại điện tử quen thuộc với các tính đồ yêu thích thời trang, làm đẹp và đồ trang trí nhà cửa, Leflair chính là cầu nối các doanh nghiệp, các đối tác kinh doanh với người tiêu dùng mục tiêu thông qua kênh bán hàng online uy tín. Thông qua nền tảng bán hàng của Leflair, các đối tác kinh doanh của Leflair có thể tiếp cận ngay hơn 2 triệu khách hàng tiềm năng, có đam mê mua sắm hàng hiệu".
"Ngoài ra, do nằm trong hệ sinh thái của SoPa, Leflair cũng dc thừa hưởng nhiều công nghệ giúp điều chỉnh phù hợp lớp khách hàng mục tiêu, tổ chức các hoạt động tiếp thị - marketing theo nhiều hình thức khác nhau để tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn, từ đó, giúp đối tác tối đa hoá doanh số bán hàng cũng như mang lại các giá trị kinh doanh khác một cách nhanh nhất, trực tiếp nhất và hoàn hảo nhất."
"Với vai trò của một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, khu vực Đông Nam Á và nhiều thị trường khác, chúng tôi cho rằng, việc tìm ra giải pháp đưa nền kinh tế vận hành trở lại là điều cấp thiết. Các hoạt động giao thương mua bán cần trở lại "bình thường mới", dòng tiền phải vận hành và kích cầu tiêu dùng cũng chính là gia tăng cơ hội làm việc cho người lao động”.
Báo cáo “Triển vọng Việc làm và Xã hội Thế giới: Xu hướng 2021” của ILO dự báo sẽ có 205 triệu người thất nghiệp trên toàn cầu vào năm 2022, tăng cao so với mức 187 triệu năm 2019. Việc chậm trễ trong phục hồi việc làm, sản xuất có nguy cơ để lại vết sẹo Covid-19 lâu dài cho nền kinh tế xã hội của các quốc gia.
"Nếu không có những nỗ lực trọng điểm nhằm đẩy nhanh quá trình tạo việc làm thỏa đáng và hỗ trợ những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội, khôi phục những lĩnh vực kinh kế bị ảnh hưởng nặng nề nhất, thì trong nhiều năm tới, chúng ta có thể sẽ vẫn còn phải gánh chịu những ảnh hưởng lâu dài của đại dịch trên phương diện thiệt hại về tiềm năng con người và tiềm năng kinh tế, và tình trạng nghèo đói, bất bình đẳng gia tăng”, ông Guy Ryder, Tổng giám đốc ILO cho biết.
“Việc thúc đẩu tiêu dùng cũng trở thành một trong những điểm sáng giúp nền kinh tế mau chóng phục hồi trở lại, đưa các hoạt động kinh doanh – sản xuất sớm quay lại quỹ đạo và từ đó, mang lại cơ hội việc làm cho xã hội. Đơn cử, chỉ tính riêng tại Leflair, trong hơn 3 tháng qua, để có thể vận hành Leflair trở lại, Sopa đã tuyển dụng hơn 40 nhân sự cao cấp trong các mảng từ Commercial, Marketing đến Operations. Hiện các vị trí mở trống vẫn đang được tuyển dụng và dự tính sẽ kéo dài đến hết năm cùng với sự tăng trưởng của nền tảng Leflair, mang lại cơ hội việc làm cho hàng trăm người mới, với các bộ phận khác nhau. Chúng tôi tin tưởng, đầu tư trong thời kỳ đại dịch, khủng hoảng kinh tế tuy có nhiều rủi ro nhưng cũng có nhiều cơ hội tiềm năng”, bà Ngô Thị Châm cho biết thêm.