Khi gõ từ khóa “giá hóa đơn điện tử” trên công cụ tìm kiếm, rất nhanh đã tìm được 170 triệu kết quả trong 0,55s. Cho thấy rằng, trên thị trường có một lượng lớn nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử với hàng trăm báo giá khác nhau, nhưng đa số các đơn vị vẫn đang tính giá bằng “gói số lượng hóa đơn”.
Muôn kiểu định giá cho hóa đơn điện tử hiện nay.
Giá hóa đơn điện tử được đưa ra phụ thuộc vào các yếu tố chính sau:
- Đơn vị cung cấp hóa đơn: căn cứ vào chi phí quản lý duy trì hóa đơn điện tử, các chi phí khác như nhân lực, đầu tư thiết bị công nghệ… để định giá cho hóa đơn điện tử mà đơn vị cung cấp.
- Gói hóa đơn mà doanh nghiệp muốn sử dụng: Hóa đơn điện tử được chia ra rất nhiều gói khác nhau để có thể phù hợp với từng loại hình, quy mô doanh nghiệp và các tính năng cũng được trang bị khác nhau nhằm giúp người sử dụng có thể quản lý tối ưu nhất.
- Số lượng hóa đơn: Doanh nghiệp mua càng nhiều sẽ được tính đơn giá càng rẻ.
- Thời điểm mua: tình hình mất giá hay các chương trình khuyến mại kèm theo.
Đối với từng gói sản phẩm hóa đơn điện tử, mỗi đơn vị cung cấp sẽ định giá khác nhau. Hiện nay, giá của một “tờ” hóa đơn điện tử thường nằm trong khoảng từ 300đ – 1.600đ/hóa đơn. Các đơn vị vẫn “khuyến khích” khách hàng mua gói số lượng lớn hóa đơn bằng cách giảm đơn giá. Một số nhà cung cấp cho phép khách hàng sử dụng hóa đơn chưa sử dụng hết trong gói đã mua cho năm tài chính tiếp theo, tất nhiên chỉ áp dụng cho gói lớn, và cũng có nhà cung cấp không áp dụng điều này. Vậy việc mua giá gói thực sự đem lại lợi ích cho doanh nghiệp hay nhà cung cấp?
Với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất, dịch vụ với tần suất xuất hóa đơn nhiều và đều đặn hằng tháng, việc mua gói hóa đơn khá tiện lợi, nhất là tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp SME, việc xuất hóa đơn không ổn định, đặc biệt là vào mùa cao - thấp điểm hay giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch như hiện nay, việc mua gói hóa đơn không thực sự đem lại nhiều lợi ích. Trước tiên là việc tiêu tốn ngân sách đầu tư trước vào một khoảng chi phí, bên cạnh đó nếu ước lượng không chuẩn dẫn đến trường hợp còn thừa hóa đơn, không dùng hết trong năm tài chính, hoặc thiếu hóa đơn nhưng cũng không thể mua thêm gói mới, rất dễ gây lãng phí tài nguyên.
MIFI - đơn vị tiên phong cung cấp dịch vụ phần mềm, không định giá theo gói số lượng hóa đơn.
Là một trong những đơn vị cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử và hiểu được sự bất tiện này của khách hàng, đặc biệt là doanh nghiệp SME, MIFI tiên phong không tính giá theo gói số lượng, mà cung cấp dịch vụ phần mềm hóa đơn điện tử theo tháng, xuất bao nhiêu hóa đơn thì trả bấy nhiêu. Có thể hiểu đơn giản như việc thuê máy in, in bao nhiêu thì trả tiền giấy in vậy. Cách định giá này giúp doanh nghiệp không phải đắn đo nhiều khi lựa chọn gói hóa đơn, phù hợp cho doanh nghiệp với bất kì quy mô hay loại hình kinh doanh nào.
Với định vị không cạnh tranh về giá cả, mỗi tờ hóa đơn điện tử an toàn MIFI được xuất có giá không đổi 50đ/hóa đơn. Bên cạnh đó, phí khởi tạo và gói dịch vụ thuê phần mềm dao động từ 99.000 – 269.000đ/tháng tùy thuộc vào yêu cầu về phân quyền và các tính năng bảo mật khác của doanh nghiệp như cảnh báo, OTP/mã bảo mật riêng cho chủ doanh nghiệp, bảo hiểm mất hóa đơn, …
Có thể thấy, cách định giá này vẫn còn khá mới trong lĩnh vực hóa đơn điện tử. Tuy nhiên, đây có thể trở thành xu hướng định giá trong thời gian tới, phá vỡ sự độc quyền của cách tính giá theo gói số lượng hóa đơn. Do đó, tùy thuộc vào các yếu tố nội tại, nhu cầu sử dụng và tính năng của phần mềm, doanh nghiệp nên lựa chọn nhà cung cấp có cách định giá hóa đơn điện tử phù hợp.