Kết thúc 6 tháng đầu năm 2024, MB ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 10.726 tỷ đồng, tăng 5,28% so với cùng kỳ. Nhưng điều đáng chú ý là trong khi các hoạt động kinh doanh cốt lõi gặp khó khăn, MB lại thành công rực rỡ trong lĩnh vực mua bán chứng khoán kinh doanh trong nửa đầu năm, với lợi nhuận đạt 1.412 tỷ đồng, tăng vọt gấp 8,85 lần so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, trong nửa đầu năm 2024, MB đã giảm đến 72% tổng giá trị đầu tư vào chứng khoán kinh doanh, còn 12.308 tỷ đồng. Trong đó, các khoản đầu tư của MB chủ yếu nhắm đến thị trường chưa niêm yết, chiếm đến 91% tổng giá trị đầu tư.
Nhiều ngân hàng vẫn ghi nhận lãi lớn từ hoạt động kinh doanh chứng khoán |
Ngược lại, tính đến cuối tháng 6, BIDV là ngân hàng đứng đầu trong hệ thống với 260.406 tỷ đồng rót vào chứng khoán kinh doanh và đầu tư, tăng 14% so với cuối năm 2023. Trong đó khoản mục chứng khoán đầu tư chiếm phần lớn với 252.220 tỷ đồng.
Nhưng BIDV là một trong các ngân hàng cổ phần có vốn nhà nước đã ghi nhận kết quả khả quan trong lĩnh vực mua bán chứng khoán kinh doanh nửa đầu năm nay. Theo đó, lợi nhuận sau thuế trong 6 tháng đầu năm 2024 của BIDV đạt 12.450 tỷ đồng, tăng trưởng 12% so với cùng kỳ.
Mặc dù hoạt động kinh doanh cốt lõi chỉ tăng trưởng khiêm tốn 3,26%, nhưng nhờ vào chiến lược đầu tư ngân hàng này đã ghi nhận lợi nhuận từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh lên 246 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ. BIDV đã gia tăng đầu tư vào chứng khoán kinh doanh trong nửa đầu năm nay, với tổng giá trị đạt 8.185 tỷ đồng, trong đó 87% là chứng khoán nợ.
Techcombank cũng báo lợi nhuận sau thuế đạt 12.546 tỷ đồng nửa đầu năm nay, tăng 39% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng lĩnh vực mua bán chứng khoán kinh doanh, ngân hàng này đã ghi nhận 80 tỷ đồng, gấp đôi so cùng kỳ.
Nửa đầu năm 2024, Techcombank tăng mạnh gấp 13,7 lần đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, đạt 4.142 tỷ đồng vào ngày 30/6. Nhưng ngược lại, ngân hàng này bất ngờ giảm 4.131 tỷ đồng trái phiếu do các tổ chức tín dụng khác trong nước phát hành.
ACB báo lãi 155 tỷ đồng từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh, tăng trưởng 35% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, trong quý II/2024, ACB báo lỗ 41 tỷ đồng từ mua bán chứng khoán kinh doanh và lỗ 14 tỷ đồng từ chứng khoán đầu tư, trong khi cùng kỳ báo lãi.
ACB chủ yếu tập trung vào chứng khoán nợ do các tổ chức tín dụng trong nước phát hành với giá trị đầu tư đạt 4.000 tỷ đồng được giữ nguyên từ đầu năm. Tính tổng giá trị đầu tư vào chứng khoán kinh doanh, ACB đã giảm 14,6% so với đầu năm, xuống còn 6.125 tỷ đồng tại thời điểm 30/6.
Tại Agribank cũng có tỷ lệ tăng chứng khoán kinh doanh và đầu tư cao trong nửa đầu năm nay, tương ứng tỷ lệ tăng 22%, nâng chứng khoán ngân hàng từ 173.863 tỷ đồng vào cuối năm 2023 lên 211.675 tỷ đồng tính đến hết tháng 6/2024.
Chứng khoán đầu tư là tài sản được doanh nghiệp nắm giữ với mục đích đầu tư, bao gồm chứng khoán vốn (cổ phiếu phổ thông) và chứng khoán nợ (ví dụ như tiền giấy, trái phiếu, giấy nợ). Đây là tài sản nắm giữ dài hạn hơn. Doanh nghiệp có thể nắm giữ đến ngày đáo hạn hay vô thời hạn (đối với chứng khoán không có ngày đáo hạn).