- Chi tiết kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN 2015
- Ngành Hải quan vượt chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước năm 2015
- Nên thu toàn bộ tiền sử dụng đất vào NSNN
- Tăng thu hồi nợ đọng để ứng phó với dầu thô trượt giá
- Sản lượng khai thác dầu thô trong nước sụt giảm nhẹ
- Hà Nội tiếp tục công bố doanh nghiệp nợ thuế ngay trước Tết Bính Thân
Theo Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2015 vừa được Bộ Tài chính trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì tổng số thu ngân sách 2015 tăng 69.370 tỷ đồng (đạt 996.870 tỷ đồng) so với con số đã được Chính phủ báo cáo với Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10 hồi cuối năm 2015.
Trong đó, thu nội địa đạt 740.000 tỷ đồng, tăng tới 101.460 tỷ đồng (tăng gần 16%) so với dự toán và tăng 53.000 tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội.
Giải thích về việc NSNN “tăng khủng”, Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Đinh Tiến Dũng cho biết, nguyên nhân là do sự phục hồi của thị trường bất động sản, đặc biệt là tại Hà Nội, TP.HCM. Cũng nhờ sự phục hồi của thị trường địa ốc, nên năm 2015, các địa phương làm tốt hơn công tác đấu giá đất, thu tiền sử dụng đất và đẩy mạnh thu hồi tiền nợ đọng từ các dự án bất động sản.
“Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã tích cực phối hợp với các bộ ngành, địa phương rà soát, tháo gỡ khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước, qua đó đã đưa vào quản lý qua NSNN 6.600 tỷ đồng tiền sử dụng đất của các đơn vị thuộc các Bộ Quốc phòng, Công an, Giáo dục - Đào tạo, Công thương, Tài nguyên - Môi trường... Nhờ vậy, trong 3 tháng cuối năm 2015 đã thu vào NSNN gần 26.200 tỷ đồng tiền sử dụng đất, bằng 63,3% số thu 9 tháng đầu năm, góp phần đưa số thu tiền sử dụng đất cả năm đạt 67.550 tỷ đồng, tăng 28.550 tỷ đồng (tăng hơn 73%) so dự toán và tăng 10.550 tỷ đồng so báo cáo Quốc hội”, ông Dũng giải thích.
NSNN “bội thu”, theo ông Dũng, còn có nguyên nhân nữa là thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước khởi sắc, nhờ đó đã đem về cho NSNN 672.500 tỷ đồng, tăng 72.900 tỷ đồng so với dự toán và tăng 42.500 tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội.
“Hầu hết các khoản thu trực tiếp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh đều vượt dự toán và cao hơn báo cáo Quốc hội”, ông Dũng thông báo.
Nguyên nhân thứ 3 góp phần vượt thu NSNN trong bối cảnh hụt thu khá lớn từ dầu thô và xăng dầu thành phẩm (63.000 tỷ đồng), theo người đứng đầu ngành tài chính là cơ quan thuế đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp quản lý thu, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thởi các khoản phát sinh từ hoạt động của nền kinh tế; đồng thời, tập trung đôn đốc xử lý nợ đọng thuế...
Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Thuế, trong năm 2015, cơ quan thuế đã xử lý được 39.100 tỷ đồng nợ thuế năm 2014 chuyển sang, tăng hơn 27% so với năm 2014; thu khoảng 2.000 tỷ đồng theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước và kết luận thanh tra của cơ quan chức năng.
“Bên cạnh đó, cơ quan thuế đã tập trung kiểm tra, rà soát đôn đốc thu thêm vào NSNN trên 14.300 tỷ đồng từ cổ tức được chia của các ngân hàng thương mại cổ phàn nhà nước nắm cổ phần chi phối và lợi nhuận còn lại phát sinh của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn, Tổng công ty Trực thăng Việt Nam, Viettel, VEAM.... chưa kể thu 1.290 tỷ đồng (59,3 triệu USD) từ nguồn thu lệ phí Visa, thu từ hoạt động chuyển nhượng vốn của Công ty TNHH Metro Cash&Carry (1.900 tỷ đồng), thu phí bảo vệ môi trường của Công ty Formusa Hà Tĩnh gần 1.000 tỷ đồng,...”, ông Dũng thông tin thêm.
NSNN năm 2015 bội thu, theo ông Dũng còn có phần đóng góp không nhỏ từ một số khoản phát sinh như thu chênh lệch tỷ giá ngoại tệ 4.800 tỷ đồng, thu chênh lệch giá trái phiếu chính phủ 3.260 tỷ đồng, thu hồi nợ gốc và lãi khoản cho vay lại Dự án nhà máy Lọc dầu Dung Quất 1.160 tỷ đồng; thu bán tài sản 875 tỷ đồng...
Điều đáng nói là NSNN năm 2015 không chỉ phụ thuộc những khoản thu có tính chất bấp bênh, không bền vững như nhà đất, chênh lệch tỷ giá, chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thoái vốn tại Việt Nam… mà nguồn thu có sự đóng góp rất lớn từ hiệu quả hoạt động của nền kinh tế.
Theo số liệu của Tổng cục Thuế, năm 2015, hầu hết khoản thu, sắc thuế khả quan, trong đó một số khoản đạt khá như thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 227.000 tỷ đồng, tăng 14.400 tỷ đồng so báo cáo Quốc hội; thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh đạt 129.5800 tỳ đồng, tăng 5.100 tỷ đồng, thuế thu nhập cá nhân đạt 56.730 tỳ đồng, tăng 1.100 tỷ đồng, lệ phí trước bạ đạt 22.400 tỷ đồng, tăng 2.300 tỷ đồng so báo cáo Quốc hội...
“Riêng số thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 1.400 tỷ đồng và thấp hơn báo cáo Quốc hội 750 tỷ đồng, chủ yếu là giảm thu từ khí thiên nhiên do giá giảm”, ông Dũng cho biết.
Thừa nhận NSNN tăng thu khá lớn so với dự toán cũng như so với con số đã báo cáo Quốc hội là do hoạt động sản xuất, kinh doanh phụ hồi, thị trường bất động sản ấm dần, công tác thu hồi nợ thuế cũng như chống gian lận thuế, chống thất thu thuế đạt kết quả tích cực, song theo ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, còn có nguyên nhân là năm 2015 khai thác thêm gần 2 triệu tấn dầu để bù đắp cho sự sụt giảm của giá dầu thô cũng như giảm thu do xăng dầu thành phẩm giảm giá.
Thu NSNN vượt dự toán, theo ông Hiển còn có nguyên nhân là địa phương, lĩnh vực xây dựng dự toán chưa sát với thực tiễn.
Tình trạng địa phương cố tình xây dựng dự toán thu thấp, cuối năm vượt dự toán để được thưởng vượt thu diễn ra phổ biến từ nhiều năm nay, vì vậy, để chống tình trạng này, ông Hiển đề nghị cân nhắc lại việc sử dụng 1.730 tỷ đồng thưởng vượt thu cho các địa phương hoàn thành dự toán theo đề xuất của Bộ Tài chính.