Từ trung tuần tháng 03/2020, dịch bùng phát mạnh tại các thị trường quan trọng nhập khẩu đồ gỗ của Việt Nam, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và EU (5 thị trường này chiếm trên 80% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành).
Chính phủ các quốc gia này hiện đang áp dụng các chính sách mạnh nhằm kiểm soát dịch lan rộng như đóng cửa biên giới, đóng toàn bộ các chuỗi cửa hàng không thiết yếu.
Điều này dẫn đến các đứt gãy nghiêm trọng các chuỗi cung ứng.
Năm 2020, ngành gỗ Việt Nam đặt mục tiêu đạt 12 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu nhưng ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) dự báo, tăng trưởng trong xuất khẩu của ngành năm 2020 có thể bằng 0.
Công nhân sản xuất tại nhà máy gỗ Công ty Đức Thành (Ảnh: GDT(. |
Còn theo ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia cao cấp của Forest Trends, phương thức vận hành của ngành đòi hỏi cần phải có những thay đổi căn bản, mang tính chất chiến lược, nhằm giảm rủi ro, tạo bứt phá và phát triển bền vững ngành trong tương lai.
Trước hết, ngành cần có thay đổi căn bản về xác định dòng sản phẩm và thị trường chiến lược.
Trong khi đó, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch VIFOREST nhận định, cơ cấu dòng sản phẩm của ngành hiện chưa hợp lý khi cả ngành đang sản xuất các sản phẩm không có nhu cầu lớn và không tăng cao trong tương lai.
Ngoài ra, nhóm đồ gỗ phòng bếp, phòng tắm và bàn trang điểm hiện đang chiếm khoảng 60% trong tổng cầu của tất cả các loại đồ gỗ trên toàn thế giới. Đây là dòng sản phẩm chiến lược. 40% còn lại là các nhóm đồ gỗ văn phòng, đồ gỗ ngoài trời,…
Khi dịch bệnh xảy ra, chuỗi cung cho các loại đồ gỗ chiến lược không bị biến động quá lớn, do nhu cầu về các sản phẩm thuộc nhóm vẫn còn tồn tại, trong khi nhu cầu về các nhóm đồ gỗ khác gần như mất hẳn.
Đại dịch cũng cho thấy, ngành cần phải dịch chuyển về phương thức bán hàng.
Kênh truyền thống (Offline) cần phải thay đổi, nhằm giảm rủi ro trong hội nhập và phù hợp với xu thế thương mại thế giới (Online). Chuyển đổi số cần diễn ra mạnh mẽ và đồng bộ hơn.
Để làm được điều này, theo ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), cần có sự thay đổi đồng bộ cả trong cơ chế chính sách của Chính phủ và trong bản thân doanh nghiệp.
Qua đó, thúc đẩy thay đổi tư duy, sự thích nghi tạo ra làn sóng chuyển đổi số trong doanh nghiệp, hình thành và đẩy mạnh các liên kết giữa các đơn vị, xây dựng chuỗi cung trong nước cũng như phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ.
Tác động của COVID-19 cho thấy, các chuỗi cung xuất khẩu đồ gỗ hiện nay của Việt Nam chưa tốt, phụ thuộc một phần nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu, đặc biệt từ Trung Quốc.
Việc giảm rủi ro do bệnh dịch, gia tăng sức chống chịu của ngành đòi hỏi nỗ lực của cả Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp trong việc hình thành và phát triển hoàn thiện chuỗi cung trong nước, giảm lệ thuộc vào nhập khẩu từ bên ngoài.
Ngay từ năm ngoái đã có nhiều công ty tìm cách chuyển sang Việt Nam dù năng lực về hậu cần, vận tải và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế”, bà Mary Tarnowka nói.
Bà Mary Tarnowka, Giám đốc Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam cho rằng, khoảng 1,5 năm trước đã có hiện tượng đẩy nhanh việc đa dạng hóa các nguồn cung ứng ra khỏi Trung Quốc do hệ quả của chiến tranh thương mại.
Trong tình hình dịch bệnh này, các công ty trên thế giới đều nhận ra họ đã quá phụ thuộc vào Trung Quốc.
Tác động của dịch bệnh cũng cho thấy sức chống chịu của thị trường nội địa cao hơn rất nhiều so với thị trường xuất khẩu.
Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ NN & PTNT Hà Công Tuấn, ưu tiên phát triển thị trường nội địa trong tương lai là một trong những chiến lược giúp ngành bứt phá, thông qua việc thực hiện chính sách mua sắm công đồ gỗ.
Dưới áp lực căng thẳng thương mại Mỹ- Trung, nhiều Hiệp định thương mại được Việt Nam ký kết trong những năm qua và cùng đại dịch này có thể tạo một cú hích lớn cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam trong việc đón nhận các chuyển dịch sản xuất, đơn hàng, đầu tư.
Cùng với đó, thúc đẩy phong trào tái cấu trúc chuỗi cung cứng từ nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật, Đài Loan, Châu Âu,.. giảm đi sự lệ thuộc vào Trung Quốc.