Với những người bị bệnh Gout hay bệnh tiểu đường nói riêng, những người bị bệnh mạn tính nói chung, ngày Tết là một dịp giúp đoàn tụ và mang lại rất nhiều niềm vui. Tuy nhiên, các món ăn ngày Tết lại chứ nhiều đường, chất béo, chất đạm hoặc bia rượu lại có thể khiến bệnh nặng nề hơn.
Người mắc các bệnh lý như gút, tiểu đường cần lưu ý điều gì trong chế độ ăn uống ngày Tết để tránh tình trạng bệnh nặng hơn. |
Trong ngày Tết, những người bị bệnh gout hoặc bệnh tiểu đường cần chú ý để bảo đảm sức khỏe. Cụ thể, với người bị bệnh tiểu đường, kiểm soát chế độ ăn là một phần rất quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường, vì bệnh tiểu đường chỉ có cách kiểm soát duy nhất là chế độ ăn kết hợp với các thuốc hạ đường huyết để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Người bị bệnh tiểu đường ngoài việc ăn kiêng còn cần ăn uống đúng giờ, ăn thành nhiều bữa nhỏ để tránh việc đường huyết tăng cao sau khi ăn, hay đường huyết tụt quá thấp do khoảng cách giữa các bữa ăn kéo dài.
Người bị tiểu đường cần tránh xa các thực phẩm giàu chất đường hấp thu nhanh như bánh chưng, bánh tét, xôi chè, bánh mứt kẹo, hoa quả sấy khô (mít khô, vải khô, nhãn khô).
Những thực phẩm giàu chất béo: thịt mỡ, thịt đông, giò thủ, nội tạng động vật, các món xào rán… Nên hạn chế rượu vì rượu có thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết.
Các thực phẩm sau cũng cần hạn chế cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai (khoai lang, khoai mì...), bánh quy, trái cây ngọt.
Người bệnh tiểu đường nên sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, bánh mì đen, bánh mì nguyên cám; Các loại rau không chứa tinh bột: cà chua, cà rốt…;
Các loại trái cây như táo, chuối, bưởi, mận, lê, kiwi, ổi… Ăn nhiều trái cây, rau, đậu, ngũ cốc không chỉ cung cấp cho cơ thể một lượng đường hấp thu chậmmà còn cung cấp chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Người bị bệnh gút cần hạn chế những thực phẩm như phủ tạng động vật (tim, gan, thận, lá lách, lòng, phổi): Có lượng cholesterol và purin khá cao nên có thể gây ra các cơn đau gout cấp bất cứ lúc nào.
Các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt ngựa, thịt trâu, thịt dê): Chứa lượng đạm cao nên khi người bệnh gút ăn nhiều sẽ dẫn đến dư thừa protein, sản sinh và gia tăng acid uric máu gây ra các cơn đau gout.
Nên hạn chế hải sản (cua, ghẹ, sò, tôm, ngao, cá trích, cá ngừ): Vừa giàu đạm lại nhiều chất béo khiến bệnh gút càng đau đớn và trầm trọng hơn.
Nem chua: Là đồ nhắm rất hấp dẫn trong dịp Tết nhưng vị chua trong nem được sinh ra từ thính gạo và thịt lợn cũng có thể tăng acid uric máu.
Một số loại rau (măng tây, măng tre, nấm, giá đỗ, các loại đậu đỗ, dọc mùng, cải bó xôi, bông cải) cũng chứa nhiều nhân purin. Thực phẩm giàu chất béo (mỡ, da động vật, đồ chiên rán) và chế biến với chất béo (mì tôm, thức ăn nhanh)
Nếu bánh chưng làm tăng sưng viêm thì thịt đông có chứa nhiều chất béo và dưa hành lại có hàm lượng muối cao. Ba thực phẩm này không tốt cho người bị gout. Rượu, bia, đồ uống có ga, bánh kẹo chứa nhiều đường.
Những thực phẩm mà người bị bệnh gút nên ăn có hàm lượng purin thấp như: Các loại cá sông (cá chép, cá diêu hồng), cá đồng (cá rô), thịt trắng (ức gà) có hàm lượng ít purin, vẫn có thể sử dụng để cung cấp chất đạm cần thiết cho cơ thể.
Ưu tiên rau xanh, hoa quả giàu chất xơ: Rau cải bẹ xanh, rau cần, rau muống, rau ngót, lá lốt, rau cải xoong, cà rốt, gấc, cà chua, bí đỏ, dưa leo, cà chua và các loại quả dưa hấu, nho, táo, lê, đu đủ chín vừa ít nhân purin, vừa giàu vitamin C, E, rất tốt cho người bệnh gút.
Tăng cường ăn trứng sữa vì thực phẩm này không chứa purin nên không gây hại cho người bị bệnh gút. Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, nước giúp đào thải acid uric ra ngoài bằng đường nước tiểu và hạn chế kết tinh urat tại các tổ chức.