Ngân hàng
Nguồn hỗ trợ doanh nghiệp chính từ nguồn vốn huy động
Thùy Vinh - 30/05/2020 14:36
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú nhấn mạnh như vậy trong buổi kết nối ngân hàng - doanh nghiệp tại TP.HCM mới đây.

Ngân hàng cắt giảm chi phí, lương nhân viên

Theo Phó thống đốc Đào Minh Tú, trận đại dịch vừa qua, Việt Nam có sự thắng lợi và đáng tự hào chính là sự điều hành của Chỉnh phủ, sự quyết liệt của tất cả các Bộ, ngành, tổ chức, chúng ta không thiệt hại về người, nhân dân được đảm bảo cao nhất.

Mục tiêu kép đặt ra là không để dịch bùng nổ, lây lan, đồng thời phải ngăn chặn câu chuyện khó khăn trong kinh tế. Ngành ngân hàng là một trong những ngành tổng hợp, là huyết mạch của nền kinh tế nên ngay từ khi dịch mới bắt đầu bùng phát công bố ngày 23/1/2020.

Lường trước được dịch bệnh có thể tác động đối với nhiều lĩnh vực, NHNN đã kịp thời ban hành Tthông tư 01/TT-NHNN ngày 13/3 tạo cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức tín dụng (TCTD) thực hiện nhiệm vụ cấp bách ngay lúc đó đến thời điểm này, thậm chí có thể kéo dài đến hết năm nay đó là hoãn, giãn các khoản nợ, lãi đến hạn của doanh nghiệp.

Cùng với đó, tại Chỉ thị 02 của NHNN yêu cầu toàn ngành phải chia sẻ đồng hành những khó khăn của doanh nghiệp bằng chính tiềm lực của mình.

"Ở nước ta, có thể nói có nhiều chính sách rất nhân văn, nhưng hỗ trợ doanh nghiệp, khôi phục nền kinh tế sau dịch, chúng ta không thể chờ hết dịch nên rất cần sự phối hợp các chính sách, trong đó có chính sách tiền tệ, chính sách thuế, ... Trong đó, chính sách hoãn, giãn nợ cũng rất trực tiếp, đồng thời chia sẻ lãi suất cho vay bằng cách giảm lợi nhuận của chính ngân hàng", ông Tú nói. 

Tuy nhiên, theo Phó thống đốc Tú, nguồn hỗ trợ từ phía ngân hàng không phải từ gói nào cả, mà từ sự huy động của chính các ngân hàng thương mại (NHTM) hiện nay, huy động từ gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán,.. Còn gói lãi suất từ 1% - 2% cũng là cắt giảm từ chi phí, lợi nhuận thậm chí là tiền lương của nhân viên ngân hàng.

Doanh nghiệp phải cơ cấu lại

Thế nhưng, về phía các doanh nghiệp theo Phó thống đốc NHNN - Đào Minh Tú cũng cần cơ cấu lại, NHTM nhìn vào đầy đủ hơn vào năng lực tài chính, có nguồn trả nợ, sinh sôi nảy nợ, thực sự là doanh nghiệp thủy chung với ngành ngân hàng.

Việc điều hành của NHNN thông qua các công cụ điều hành, thông qua giảm lãi suất cho các TCTD tạo giá vốn lớn hơn, khả năng thanh khoản lớn hơn,...giúp cho doanh nghiệp có điều kiện để giảm lãi suất cho khách hàng.

Vì vậy, Tthông tư 01 không phải là chính sách bất biến mà là sẽ được có bổ sung, điều chỉnh cho hợp lý. Tất nhiên là không có một chính sách nào quy định tỉ mỉ cho từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực. Tuy nhiên, trong khuôn khổ pháp lý chung, ông Tú cho rằng, chỉ phù hợp với doanh nghiệp.

"Điều tôi thấy tâm đắc cho rằng rất cần được quan tâm ở đây chính là những doanh nghiệp mà chỉ cần hỗ trợ 1 chút là có thể khắc phục, vượt qua được khó khăn hiện nay. Chúng ta không phải chỉ quan tâm đến những doanh nghiệp khó khăn, yếu kém mà ngay cả những doanh nghiệp khỏe có khả năng bứt phá để phát triển nhưng vướng mắc trong vấn đề thị trường, trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm, chưa có dòng tiền", ông Tú cho biết thêm.

Đối với các NHTM cổ phần nhà nước với vai trò chủ lực, NHNN cũng chỉ đạo giảm lợi nhuận, phê duyệt lại kế hoạch kinh doanh đến cuối năm. Đó là sự chia sẻ, đồng hành từ các ngân hàng và cũng cần sự chia sẻ, thấu hiểu từ phía hai bên.

Chia sẻ có sự chỉ đạo của Nhà nước và Chính phủ, NHNN và UBND TP.HCM. Do đó, đây cũng là dịp cơ cấu tổng thể nền kinh tế đối với hệ thống các doanh nghiệp và chính các ngân hàng. Trong đó, hệ thống ngân hàng cũng phải cơ cấu lại trong tình hình hiện nay, phải chấp nhận 1 cuộc chơi cạnh tranh, thể hiện sức mạnh, thương hiệu của mình. Ngân hàng phải làm tốt để giữ niềm tin của người dân và có quan hệ tốt với các doanh nghiệp.

Tin liên quan
Tin khác