Theo ông Phạm Duy Khương, về tình hình M&A, hầu hết các diễn giả đã chia sẻ về sự sụt giảm nguồn M&A trong 6 tháng cuối năm 2022 và khó đoán trong năm 2023. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn rất hấp dẫn với một số nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore.
Ông Phạm Duy Khương, Giám đốc điều hành Công ty Luật TNHH ASL (Ảnh Lê Toàn). |
Theo kinh nghiệm, nguồn tiền của các quỹ đầu tư singapore có thể từ Trung Quốc, sau đó từ Singapore sẽ đổ ra các nước trong Khu vực.
Hiện tại, Việt Nam vẫn thu hút chính nguồn vốn từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Trong khi nguồn tiền từ Mỹ và Châu Âu không quá lớn.
Thương vụ bất động sản, năng lượng tái tạo, hàng tiêu dùng chiếm ưu thế
Được biết, tại Việt Nam, trong năm 2021, tổng giá trị các thương vụ M&A đạt 11 tỷ USD và trong 10 tháng đầu năm, con số này đạt 5,7 tỷ USD, giảm 35,3% so với cùng kỳ. Trong đó, số lượng thương vụ cũng giảm xuống từ khoảng 700 thương vụ xuống còn khoảng 350 thương vụ.
Bối cảnh các thương vụ M&A có dấu hiệu giảm cả số lượng và tổng giá trị do nhiều yếu tố, từ xung đột giữa Nga – Ukraine, kinh tế toàn cầu suy giảm, lãi suất tăng lên, và lòng tin của nhà đầu tư bị ảnh hưởng.
Trong giai đoạn 10 tháng đầu năm, các lĩnh vực ghi nhận các thương vụ tiêu biểu như bất động sản, năng lượng tái tạo, hàng tiêu dùng. Trong đó, giao dịch lớn nhất trị giá 523,4 triệu USD đến từ một trong những công ty hàng đầu của ngành bất động sản mua lại Capital Place – Cao ốc văn phòng hạng A nằm ở trung tâm Hà Nội.
Ngoài ra, Novaland đã nhận được một khoản đầu tư 250 triệu USD từ Warburg Pincus – một quỹ đầu tư tư nhân quốc tế.
Mới đây, trong lĩnh vực năng lượng - tiện ích, EDP Renovaveis, S.A. (EDPR) - nhà cung cấp năng lượng tái tạo nổi tiếng có trụ sở chính tại Madrid, Tây Ban Nha, đã ký kết với Tập đoàn Xuân Thiện để mua hai dự án điện mặt trời tại tỉnh Ninh Thuận với tổng công suất 200MW với giá 284 triệu USD.
Trong lĩnh vực hàng tiêu dùng không thiết yếu, Công ty TNHH Sherpa - trực thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Masan, đã mua lại 65% vốn của Công ty cổ phần Phúc Long Heritage với giá 260,6 triệu USD.
Trong cùng lĩnh vực, Seletar Investments, Seatown Private Capital Master Fund và Periwinkle từ Singapore đã mua lại 36% cổ phần của Golden Gate với trị giá khoảng 234 triệu USD. Đáng chú ý, Seatown là quỹ đầu tư của Seatown Holdings tại Singapore - một thành viên của Temasek.
Tạo cơ hội cho dòng vốn ra vào Việt Nam dễ dàng
Nói thêm về sự cạnh giữa Việt Nam và các nước trong khu vực, ông Phạm Duy Khương cho biết, ngày càng nhiều Công ty IT của Ấn Độ tìm tới Việt Nam. Việt Nam có tiềm năng về thị trường hơn 100 triệu dân, hấp dẫn các nhà đầu tư và thu hút nhà đầu tư.
Chúng ta có thêm quy định về chuyển lợi nhuận và vốn của nhà đầu tư ra nước ngoài, hệ thống Ngân hàng để nhà đầu tư nước ngoài có thể quản lý tài khoản, đây là giải pháp thúc đẩy tăng sức cạnh tranh với các nước trong khu vực.
Bên bán nhiều hơn bên mua
Ông Phạm Duy Khương cho biết lĩnh vực tiềm năng trong năm 2023 vẫn tập trung vào thực phẩm, nông nghiệp, công nghệ thông tin và cuối cùng là ngành bất động sản khi khó khăn qua đi.
Trong giai đoạn khó khăn này, các bên phải chú trọng vào chi phí và thời gian thẩm định pháp lý bởi vì thẩm định pháp lý trong bối cảnh hiện tại mất rất nhiều thời gian.
Ngoài ra, cần thêm các hợp động liên quan tới những điều khoản bổ sung bất khả kháng để bảo vệ người mua, bây giờ người bán rất nhiều nhưng bên mua sẽ có nhiều lựa chọn, bên bán phải tìm cơ hội tiếp cận bên mua, từ đó mới tăng cơ hội có thể thu hút vốn.