Thời sự
Nguy cơ mất 2 thị trường lao động lớn
Hải Hà - 11/01/2015 08:17
Hàn Quốc và Đài Loan, hai thị trường xuất khẩu lao động lớn nhất của Việt Nam có thể bị thu hẹp hoặc ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam, nếu tình trạng lao động bỏ trốn hoặc làm việc bất hợp pháp vẫn tiếp tục diễn ra.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Quản lý xuất khẩu lao động bằng bộ quy tắc ứng xử
Nghiêm khắc với lao động Việt Nam tại Hàn Quốc bỏ trốn
Nguy cơ Hàn Quốc dừng nhận lao động Việt Nam
Dẹp loạn tuyển lao động sang Đài Loan

Sau chuyến thăm Hàn Quốc mới đây, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, sau khi bản ghi nhớ đặc biệt về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình luật cấp phép lao động nước ngoài (EPS) được ký vào tháng 12/2013, Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế tỷ lệ lao động bỏ trốn, ở lại Hàn Quốc làm việc trái phép. Kết quả là, hiện chỉ có khoảng 16.000 lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc, chiếm 31,19% tổng số lao động đang làm việc tại đây.

Lao động được đào tạo trước khi sang làm việc tại nước ngoài

Đây là tỷ lệ thấp nhất từ trước đến nay, song vẫn cao nhất so với các nước có lao động làm việc tại Hàn Quốc.

Đại diện của Bộ LĐ-TB&XH cho biết, theo tin từ Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc, tỷ lệ lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp hiện cao gấp 2 lần tỷ lệ trung bình của 15 nước phái cử lao động sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.

Dẫu sao cần phải ghi nhận tỷ lệ 31,19% cũng là tín hiệu đáng mừng chỉ có được sau hàng loạt các hoạt động của Văn phòng Quản lý lao động Việt Nam theo chương trình EPS tại Hàn Quốc phối hợp với Ban Quản lý lao động và các cơ quan liên quan của Hàn Quốc. Đồng thời, việc áp dụng xử phạt theo Nghị định số 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ đối với những lao động ở lại cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ sau ngày 10/3/2014 (khi Nghị định có hiệu lực) bước đầu đã thu được những kết quả khả quan. Kết quả cụ thể cho thấy, các cơ quan chức năng đã ra quyết định xử phạt trên 300 người lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc, với mức phạt 80-100 triệu đồng về hành vi bỏ trốn, ở lại làm việc trái phép.

Việc siết chặt và giảm tỷ lệ bỏ trốn tại thị trường Hàn Quốc là rất cần thiết vào thời điểm hiện tại, vì theo yêu cầu của phía Hàn Quốc, chỉ khi nào tỷ lệ này hạ xuống dưới 30%, thì Hàn Quốc mới tiếp tục ký thỏa thuận bình thường với Việt Nam về xuất khẩu lao động. Dự kiến, vào đầu tháng 12/2014, thoả thuận này được ký, song đã gần hết năm 2014, vẫn chưa có tín hiệu mới nào. Thực tế này cho thấy, nhiều khả năng, năm 2015, tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Hàn Quốc sẽ chưa được cải thiện.

Tình hình xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc là vậy, còn tại Đài Loan, thị trường số 1 của lao động Việt Nam cũng chưa có dấu hiệu lạc quan hơn.

Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), tính đến cuối tháng 9/2014, có tổng cộng 143.005 lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan. Con số lao động Việt Nam bỏ trốn tại Đài Loan chưa được công bố chính thức, song đến ngày 15/11/2014, 216 lao động bỏ trốn tại đây đã bị trục xuất về nước.

Cho dù vẫn duy trì việc tiếp nhận lao động Việt Nam, song vùng lãnh thổ này đã sửa đổi Luật Quản lý và cấp phép đơn vị dịch vụ việc làm (có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2014). Theo đó, phía Đài Loan sẽ không cấp đổi giấy phép cho công ty môi giới nước gửi lao động, nếu tỷ lệ bỏ trốn của lao động nước này ở cao hơn mức 2,94% (với số lao động từ 1.001 người trở lên), hơn 3,33% (với số lao động từ 501 đến 1.000 người), hơn 4,3% (với số lao động từ 201 đến 500 người), trên 6,35% (với số lao động từ 51 đến 200 người) và cao hơn 7,82% (với số lao động từ 1 đến 50 người).

Điều này đồng nghĩa với việc thị trường xuất khẩu lao động sang Đài Loan cũng sẽ bị thu hẹp nếu lao động Việt Nam vẫn tiếp tục bỏ trốn.

Ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH thừa nhận: “Chúng ta mới lo được việc tìm thị trường, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhưng chưa có giải pháp cho người lao động hết hạn về nước. Điều này cần được tính toán thêm khi sửa đổi luật, bởi đây là nguồn lao động tốt (có kỹ năng nghề cao, biết tiếng Hàn, Nhật  và có thể chịu áp lực lớn) có khả năng làm việc ngay tại doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam”.

Ông Huân cũng kỳ vọng, với việc hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) với châu Âu, Hàn Quốc… và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ được ký kết trong tương lai gần, Việt Nam sẽ có điều kiện phát triển sản xuất, thương mại, tạo việc làm cho người lao động có thu nhập cao và tận dụng được nguồn lao động có kỹ năng sau khi kết thúc hợp đồng lao động tại nước ngoài.

14 công ty không được đưa lao động sang Đài Loan

(Baodautu.vn) 14 công ty xuất khẩu lao động trong nước và 11 công ty môi giới của Đài Loan vừa bị Cục Quản lý Lao động ngoài nước tạm dừng hoạt động cung ứng, tuyển dụng và đào tạo lao động sang Đài Loan vì thu phí quá cao và nhiều vi phạm khác.

Đừng tự khép cánh cửa sang Hàn Quốc

(Baodautu.vn) Việc Hàn Quốc và Việt Nam vừa ký Bản ghi nhớ (MOU) về việc đưa lao động Việt Nam trở lại Hàn Quốc làm việc theo Chương trình Lao động phái cử (EPS) năm 2014 là tin vui với hơn 12.000 lao động đã hoàn thành kỳ kiểm tra tiếng Hàn vào năm ngoái, nhưng lại đánh mất cơ hội sang nước này làm việc, khi phía bạn tạm dừng EPS từ tháng 8/2013.  Thành lập Văn phòng quản lý lao động Việt ở Hàn Quốc Tăng chỉ tiêu XKLĐ sang Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc

Tin liên quan
Tin khác