- Loạn thực phẩm chức năng giả
- Quảng cáo thực phẩm chức năng: Tâm địa của sự xảo trá và dối lừa - Bài 1: "Siêu thực phẩm" hay "siêu nổ"?
- Quảng cáo thực phẩm chức năng: Tâm địa của sự xảo trá và dối lừa - Bài 2: Muôn kiểu lọc lừa
- Quảng cáo thực phẩm chức năng: Tâm địa của sự xảo trá và dối lừa - Bài 3: Ve sầu thoát xác
- Quảng cáo thực phẩm chức năng: Tâm địa của sự xảo trá và dối lừa - Bài 4: Sự thật nghiệt ngã sau những mỹ từ man trá
- Quảng cáo thực phẩm chức năng: Tâm địa của sự xảo trá và dối lừa - Bài 5: Làm sao để dân không bị lừa lọc?
Rất nhiều bệnh nhân từ nhẹ chuyển nặng vì tin dùng thực phẩm chức năng. |
Xử mãi không hết
Dù đã được cảnh báo và tăng cường xử phạt, nhưng thời gian qua, những vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng vẫn diễn ra khá phổ biến với nhiều chiêu trò ngày càng tinh vi. Trong đó, hình thức vi phạm phổ biến là quảng cáo thực phẩm chức năng có công dụng như thuốc điều trị bệnh.
Điều nguy hiểm là, các sản phẩm thực phẩm chức năng thường được quảng cáo phải dùng lâu dài mới thấy tác dụng, cướp mất cơ hội được chữa bệnh kịp thời của nhiều bệnh nhân.
Ngoài ra, nên đọc kỹ nhãn sản phẩm, xem rõ về thành phần, tác dụng của sản phẩm để sử dụng cho phù hợp và bảo đảm sức khỏe; chọn mua các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và nhà sản xuất rõ ràng. Khi mua sản phẩm, phải có hóa đơn, đơn hàng để làm bằng chứng cho việc mua bán hàng hóa giữa hai bên.
Thống kê chưa đầy đủ của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho thấy, chỉ trong 2 tuần đầu của tháng 12/2021, cơ quan này đã công khai khoảng 10 sản phẩm thực phẩm chức năng vi phạm quy định về quảng cáo, như An Giáp Vương, Cao ban long Sibiri… Các hành vi vi phạm chủ yếu là “thổi phồng” công dụng; quảng cáo thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh; lợi dụng hình ảnh nhân viên y tế, người bệnh để quảng cáo; quảng cáo khi chưa được cấp phép…
Cục An toàn thực phẩm còn nhận được văn bản của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, phát hiện sản phẩm Phục linh Collagen do American Biological & Technology (HK) Limited (Hồng Kông) sản xuất và Sao Viet IMEC., JSC phân phối chứa chất cấm Sibutramine với tỷ lệ 3,63g/100g (13,43 mg/viên)
Trước đó, cơ quan này đã công bố danh sách 7 sản phẩm thực phẩm chức năng chứa chất cấm, gồm: Hamer Candies, chứa N-desmethyl tadalafil (một tân dược được sử dụng để điều trị các vấn đề về chức năng tình dục ở nam giới và là thuốc điều trị theo đơn); Coco Curv, Nutriline Thinsline, Wholly Fitz “Passion lemon tea” with Guarana Powder and Hoodia Gordonii Extract và Choco Fit, đều chứa sibutramine; Nutriline Cleansline, có chất sennosides; Kimiso Dark Chocolate có chất diphenhydra mine và sibutramine.
Một loạt sản phẩm giảm cân như Giáng Ngọc Eva, Health - Belief - Effective Detox Slimming Capsules, trà thảo mộc giảm cân Golean Detox, trà giảm cân Vy&Tea cũng bị phát hiện chứa chất cấm sibutramine.
Được biết, sibutramine, diphenhydra mine, N-desmethyl tadalafil và sennoside đều là các loại tân dược không được phép sử dụng trong sản phẩm thực phẩm chức năng.
Nêu hệ quả của việc tin dùng các sản phẩm thực phẩm chức năng được “thần thánh hóa”, bác sĩ Hoàng Nam Phong, Phó trưởng khoa Kiểm tra sức khỏe (Bệnh viện E), bác sĩ chuyên khoa về thận, tiết niệu cho hay, anh từng gặp rất nhiều người bệnh phải đối diện với tình trạng suy thận độ 3, độ 4, phải lọc máu, chạy thận suốt đời do lạm dụng thực phẩm chức năng, làm chậm quá trình điều trị bệnh.
Khó trị tận gốc?
Thị trường thực phẩm chức năng có hàng ngàn sản phẩm đang lưu hành. Trong khi cơ quan chức năng còn đang loay hoay với vụ việc này, thì các sai phạm khác đã liên tiếp xảy ra, khiến việc xử lý chỉ như muối bỏ bể, hậu quả là người dân gánh chịu.
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, để kiểm soát vấn nạn này, Cục An toàn thực phẩm đã yêu cầu các chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tăng cường lấy mẫu kiểm nghiệm thực phẩm chức năng; kiểm tra và xử lý nghiêm, kể cả về hình sự, đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Cục An toàn thực phẩm cũng sẽ tiếp tục tăng cường giám sát, hậu kiểm thực phẩm bảo vệ sức khỏe lưu thông trên thị trường. Người dân có bất cứ thông tin liên quan đến cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm an toàn thực phẩm, quảng cáo “thổi phồng” công dụng có thể liên hệ với Cục An toàn thực phẩm để cung cấp thông tin, giúp cơ quan chức năng kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm.