4 dự án kể trên bao gồm Dự án Trục giao thông Tiền Giang – Long An - TP.HCM với vốn đầu tư 230 triệu USD theo hình thức PPP do liên doanh Qeenland (Hồng Kông) – Thái Sơn (Bộ Quốc phòng) làm chủ đầu tư; Dự án Cụm Công nghiệp Mekong, tổng vấn đầu tư 2,5 tỷ USD do Công ty TNHH Đầu tư BĐS Mekong làm chủ đầu tư; Dự án đường Vành đai TP. Tân An theo hình thức PPP do Tập đoàn Phúc Lộc làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư 3.300 tỷ đồng; Dự án trục giao thông kết nối với đường Mai Bá Hương (TP.HCM), đầu tư hạ tầng các Khu công nghiệp, Khu dân cư trên địa bàn 2 huyện Bến Lức và Đức Hòa, tổng vốn đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng.
Cũng trong dịp này, tỉnh Long An đã trao 12 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm 6 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư là trên 4.300 tỉ đồng và 6 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư là 118 triệu USD. Theo đó, các dự án đáng chú ý như Nhà máy sản xuất chăn nuôi Việt Thắng Long An, công suất 500.000 tấn/năm tại KCN Nhật Chánh vốn đầu tư 1.232 tỷ đồng, Dự án KCN Long Hậu 3 vốn đầu tư 49 triệu USD, Dự án nâng cấp, mở rộng đường ĐT830 vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng…
Lãnh đạo tỉnh Long An trao giấy chứng nhận đầu tư cho Liên doanh Băng Dương - Bamboo Capital Group, chủ đầu tư dự án BOT ĐT830, vốn hơn 1000 tỷ đồng. Ảnh Lê Toàn |
Ông Trần Văn Cần, Chủ tịch UBND tỉnh Long An cho biết là địa phương có nhiều tiêm năng phát triển kinh tế, Long An có vị trí đại lý thuận lợi là cầu nối giữa 2 không gian liên kết kinh tế lớn là Vùng Đông Nam bộ và Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hệ thống kết cấu hạ tầng đầu tư và ngày càng hoàn thiện. Hiện có 4 quốc lộ đi, 1 đường cao tốc. Dự kiến thời gian tới nhiều dự án giao thông trọng điểm sẽ được đầu tư thêm như 2 tuyến đường xe lửa, tuyến đường Vành đai 3, Vành đai 4 của TP.HCM...Long An cũng triển khai Chương trình huy động mọi nguồn lực xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm nhằm tăng tính kết nối đồng bộ các khu, cụm công nghiệp.
Nhiều năm qua, Long An đạt được tốc độ tăng trưởng cao và luôn dẫn đầu các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long về thu hút đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Long An có gần 8000 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn đăng ký trên 189.000 tỷ đồng. Các doanh nghiệp trong nước đăng ký đầu tư 1.259 dự án với tổng số vốn đăng ký 139.845 tỷ đồng. Khối các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư 772 dự án với tổng số vốn trên 5,1 tỷ USD, chiếm 60% tổng số dự án FDI của toàn vùng ĐBSCL.
Hiện nay, tỉnh Long An dành ưu tiên mời gọi đầu tư các dự án: khu dân cư đô thị; hạ tầng giao thông; hạ tầng công nghiệp; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; trong đó, ưu tiên các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp hữu cơ ứng dụng công nghệ cao, các dự án có hàm lượng công nghệ mới, công nghệ cao… Cụ thể, tỉnh Long An kêu gọi đầu tư 16 dự án với tổng vốn đầu tư trên 7 tỷ USD và 6.300 tỷ đồng.
Phát biểu tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá Long An là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế và có tốc đô phát triển nhanh nhất trong các địa phương trong Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời nằm trong nhóm tăng trưởng cao Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với chính sách cởi mở, thông thoáng Long An đạt nhiều thành tựu trong thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thủ tướng kỳ vọng Long An sẽ trở thành một trong những đầu tàu kinh tế trong khu vực trong giai đoạn tới đây. Để đạt được tầm nhìn này tỉnh cần tạo dựng được niềm tin mạnh mẽ cho các nhà đầu tư vào Long An. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tỉnh Long An lưu ý các đòn bẩy. Thứ nhất là xây dựng chính quyền quản lý xã hội tốt nhưng phải liêm chính phục vụ người dân, doanh nghiệp. Đây là nền tảng quan trọng nhất để xây dựng niềm tin của doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Do vậy, Long An cần xây dựng chính quyền điện tử, mô hình trung tâm hành chính công tập trung trong đó áp dụng tối đa công nghệ thông tin vào phục vụ người dân, doanh nghiệp. Thứ hai là xây dựng khng pháp lý minh bạch, môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm quyền tài sản của doanh nhận không hình sự hóa các quan hệ kinh tế. Long An cũng cấn giữ gìn môi trường thân thiện, tích cực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh… Long An cần rút kinh nghiệm thành công, thất bại trong thu hút đầu tư của những địa phương đi trước để vạch ra cho mình lợi thế cạnh tranh để phát triển nhanh hơn. Tỉnh cần có chiến lược bài bản để tạo ra những khu công nghiệp hiệu quả.
Thủ tướng nhấn mạnh Long An cấn nghiên cứu để trở thành trung tâm kinh tế của vùng, tạo ra các trục liên kết với các địa phương lân cận khác trong Vùng đồng bằng sông Cửu Long. Để hiện thực hóa mục tiêu này tỉnh cần huy động mọi nguồn lực đầu tư kết hạ tầng đồng bộ kết nối các địa phương trong đó ưu tiên các công trình có ý nghĩa chiến lược như đường vành đai thành phố Tân An, đường tỉnh ĐT830… Hệ thống này không chỉ dựa vào vốn đầu tư ngân sách mà còn dựa vào các hình thức đầu tư BOT, PPP, BT.