Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Mở đầu tháng 7/2015 là đại hội cổ đông bất thường lần thứ 3 của GPBank, tổ chức vào sáng 2/7 vừa qua với những con số gây sốc về sức khỏe của ngân hàng này. Cụ thể, theo báo cáo tài chính kiểm toán 2014 được công bố tại Đại hội, tính đến ngày 02/04/2015, tổng số lỗ lũy kế của GPBank lên đến 12.280 tỷ đồng, tức vốn chủ sở hữu bị âm 9.195 tỷ đồng. Nợ xấu của ngân hàng lên tới 45,37%.
Trước đó, NHNN đã có “tối hậu thư” buộc GPBank phải bổ sung đủ vốn pháp định chậm nhất vào ngày 4/7, sau khi đã cho ngân hàng này 3 năm tự tìm phương án tái cơ cấu nhưng không thành công. Thế nhưng, tại đại hội cổ đông bất thường vào ngày 2/7, cổ đông đã không thông qua được phương án tăng vốn điều lệ theo yêu cầu của NHNN. Đến tận hạn chót 4/7, cũng chưa có nhà đầu tư nào ngỏ ý “cưới” gấp GPBank. Tại đại hội cổ đông bất thường của ngân hàng này ngày 2/7, đại diện NHNN cho biết, nếu đến 4/7 mà GPBank vẫn không thực hiện được phương án tăng vốn NHNN sẽ tuyên bố mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần GPBank của cổ đông với giá 0 đồng, trên cơ sở đảm bảo toàn bộ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.
Như vậy, số phận GPBank cơ bản đã được định đoạt. Trước đó, NHNN cũng đã mua lại với giá 0 đồng với VNCB và OceanBank mà không gây xáo trộn trên thị trường ngân hàng.
Hai đại hội cổ đông bất thường tiếp theo, cũng mang tính quyết định đến số phận ngân hàng là đại hội cổ đông bất thường của Sacombank (11/7) và đại hội cổ đông bất thường của SouthernBank sau đó 3 ngày (14/7). Nội dung của hai đại hội cổ đông bất thường này đều thông qua giao dịch sáp nhập SouthernBank vào Sacombank. Chủ trương sáp nhập đã được cổ đông của hai ngân hàng thông qua từ đại hội cổ đông năm 2014, song phải đến đại hội cổ đông bất thường năm nay, thương vụ mới chính thức được “chốt”.
Theo Đề án sáp nhập được Sacombank công bố trước thềm đại hội cổ đông bất thường, tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu là 1:0,75. Dự kiến, trong quý III/2015, việc sáp nhập sẽ được NHNN chấp thuận nguyên tắc. Sang quý IV, Sacombank sau sáp nhập sẽ xin lưu ký và niêm yết bổ sung cổ phiếu STB, đồng thời thực hiện sắp xếp lại mạng lưới hoạt động. Các thủ tục sau sáp nhập như sắp xếp mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, sắp xếp nhân sự quản lý, điều hành… cũng sẽ thực hiện trong quý 4/2015.
Ngân hàng sau sáp nhập sẽ có tên Sacombank với quy mô vốn điều lệ đạt trên 18.853 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 290.861 tỷ đồng, lọt vào Top 5 ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Song cái được lớn nhất của thương vụ này là sẽ xử lý được tình trạng sở hữu chéo.
Hai đại hội cổ đông tiếp theo, cũng liên quan đến nghi án sáp nhập, là đại hội cổ đông bất thường của Nam A Bank tổ chức vào ngày 15/7 và đại hội cổ đông thường niên của Eximbank tổ chức vào 21/7.
Nội dung đại hội cổ đông bất thường của Nam A Bank không được tiết lộ song nhiều khả năng sẽ liên quan đến mua bán, sáp nhập ngân hàng. Từ cuối năm 2014, trên thị trường đã xuất hiện thông tin Nam A Bank sẽ nắm quyền chi phối tại Eximbank. Đầu năm nay, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Phước Thanh cũng cho hay: “Thông tin tôi được biết là Nam A Bank xin nhập vào Eximbank. Tất cả mọi kế hoạch được thực hiện theo đúng luật pháp, NHNN sẽ ủng hộ”.
Tại đại hội cổ đông thường niên tổ chức giữa tháng 4 vừa qua, lãnh đạo Nam A Bank chỉ cho biết một cách chung chung rằng, NamA Bank cũng tính đến chuyện tìm kiếm đối tác phù hợp để M&A.
Trước đó, 2 thành viên chủ chốt của Nam A Bank từ nhiệm HĐQT ngân hàng này và ứng cử vào HĐQT nhiệm kỳ mới của Eximbank.
Trong khi đó, sau hai lần bị trì hoãn do chưa được NHNN chấp thuận danh sách thành viên HĐQT và Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới, cuối cùng, Eximbank cũng được NHNN chấp thuận cho tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2015 vào ngày 21/7 tới. nh sách HĐQT và BKS nhiệm kỳ mới. đại hội cổ đông này được kỳ vọng sẽ đưa ra được giải pháp thoát khỏi cảnh thua lỗ cho Eximbank, tìm lại thời vàng son đã mất.
Từng có thời kỳ đỉnh cao phong độ, lợi nhuận lên tới trên 1.000 tỷ đồng, song mấy năm gần đây, Exibank liên tục tuột dốc. Năm 2014, ngân hàng này chỉ lãi vỏn vẹn 56 tỷ đồng trong khi nợ có khả năng mất vốn lên tới 1.344 tỷ đồng.
Ngân hàng cuối cùng đại hội cổ đông trong tháng 7 tới là Dong A Bank, đại hội cổ đông của ngân hàng này được tổ chức cùng ngày với Eximbank (21/7). Cũng giống như Eximbank, Dong A Bank đã phải hoãn ngày đại hội cổ đông thường niên theo dự kiến ban đầu, do phải chờ NHNN thông qua danh sách nhân sự mới của ngân hàng nhiệm kỳ 2015 – 2020. Bởi nhiệm kỳ HĐQT cũ của DongA Bank sẽ kết thúc và Ngân hàng sẽ bầu HĐQT mới trong kỳ họp lần này.
đại hội cổ đông của Dong A Bank cũng đặc biệt được quan tâm bởi trên thị trường đang có tin đồn Dong A Bank sẽ sáp nhập vào ABBank. Trao đổi với phóng viên trước đây, TS.Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch HĐQT DongA Bank cho biết đúng là ABBank và Dong A Bank có quan tâm lẫn nhau, song vẫn đang trong giai đoạn tìm hiểu và chưa có gì chính thức. Trong khi đó, tại đại hội cổ đông thường niên cuối tháng 4/2015 vừa qua, lãnh đạo ABBank chưa trình xin ý kiến cổ đông về chủ trương sáp nhập nhưng cho biết, năm 2015 sẽ chủ động chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực và nền tảng để thực hiện hợp nhất, sáp nhập với tổ chức tín dụng tốt