Động thái ngân hàng, công ty tài chính đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng hiện nay khiến không ít ý kiến lo ngại về nguy cơ cho vay dưới chuẩn và bong bóng tín dụng tiêu dùng như từng xảy ra ở Mỹ.
Lãi suất cho vay tiêu dùng thường ở mức rất cao, có thể đến 40-45%/năm |
Chuyên gia tài chính - ngân hàng, TS, Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, ngành tài chính tiêu dùng Việt Nam vẫn đang phát triển mạnh và có tỷ lệ tăng trưởng đều đặn mỗi năm, thậm chí, ngay cả tại thời điểm nền kinh tế chưa hết khó khăn như hiện nay. Vì thế, khi tình hình kinh tế tốt lên, khả năng tỷ lệ tăng trưởng sẽ gia tăng ấn tượng, nên vấn đề quản lý rủi ro để hạn chế nợ xấu là hết sức quan trọng. Việc kiểm soát nợ xấu luôn nhờ vào cơ chế quản trị rủi ro chặt chẽ. Do đó, công ty tài chính, ngân hàng phải đầu tư đúng chỗ, phát triển bền vững tín dụng tiêu dùng, thay vì chấp nhận rủi ro, khó kiểm soát vốn, dẫn đến gây nguy hại cho sự phát triển của ngành.
Cũng dễ hiểu khi lãi suất cho vay được các công ty tài chính áp dụng đối với khoản vay tiêu dùng thường cao hơn ngân hàng là do họ cung cấp được sản phẩm mà ngân hàng không có hoặc ngân hàng không thể đáp ứng nhu cầu vốn cho những khách hàng không đáp ứng được các điều kiện tín dụng. Lý do là, muốn hạn chế rủi ro trong cho vay tiêu dùng, các công ty phải sử dụng hệ thống tính điểm để phân loại khách hàng. Đơn cử, Công ty Tài chính FE Credit áp dụng mức lãi suất cho vay tiêu dùng thấp nhất 24%/năm, nhưng cũng có thể lên đến 40-45%/năm tùy từng đối tượng khách hàng khác nhau.
Tương tự, Home Credit áp dụng mức lãi suất cơ bản từ 20% trở lên và lãi suất này có thể lên tới 50% nếu khoản vay đó có mức độ rủi ro cao. Thực tế cho thấy, việc áp dụng lãi suất bao nhiêu cũng là giải pháp, công cụ để công ty tài chính cảm thấy chắc chắn về khẩu vị rủi ro của từng loại khách hàng và kiếm được lợi nhuận.
Ông Kalidas Ghose, quyền Tổng giám đốc FE Credit cho biết, Công ty có cơ chế quản lý rủi ro chặt chẽ, nên tỷ lệ nợ xấu của FE Credit đang thấp hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của các ngân hàng, công ty tài chính khác. Thế nhưng, kết quả kinh doanh năm 2014 vừa được VPBank công bố phần nào cho thấy, tổng chi phí dự phòng rủi ro nợ xấu của nhà băng này (đơn vị chủ quản FE Credit) cũng lên đến 1.000 tỷ đồng để kéo nợ xấu về dưới 3%.
Home Credit Việt Nam cũng cho hay, tỷ lệ nợ xấu của Công ty trong năm qua dao động ở mức khoảng 4-5%, thấp hơn so với cuối năm 2013. Tuy nhiên, lãnh đạo các công ty tài chính lại cho rằng, có thể với ngân hàng khi tỷ lệ nợ xấu tăng 6-8% thì đáng lo ngại, nhưng với công ty tài chính cho vay tiêu dùng, tỷ lệ nợ xấu vượt ngưỡng này là chuyện thường.
Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM Nguyễn Hoàng Minh cho biết, dư nợ tiêu dùng vẫn tăng trưởng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, nợ xấu đối với lĩnh vực cho vay tiêu dùng cá nhân lại có xu hướng tăng trở lại. Vì thế, Ngân hàng Nhà nước đang đẩy mạnh thanh tra hoạt động cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính và ngân hàng cho vay tiêu dùng.
Vốn ngân hàng đang chảy vào đâu? Dù tín dụng tăng trưởng rất chậm trong những tháng đầu năm, nhiều ngân hàng kêu ứ vốn, nhưng đến thời điểm 30/11/2014, theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế đã tăng 10,22% so với cuối năm 2013. Mục tiêu tăng trưởng 12-14% cả năm không còn xa. |
Nhà băng lãi lớn từ cho vay nhỏ Trong khi không ít ngân hàng báo lỗ quý III do nợ xấu và tín dụng âm, thì với những nhà băng đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, nhỏ lẻ, lợi nhuận tăng vọt, nợ xấu được kiểm soát dưới 3% và mạnh tay tuyển dụng nhân sự. |
Cho vay tiêu dùng: Bánh ngon, nhưng dễ nghẹn () Cho vay tiêu dùng đang là chiến lược chính của nhiều ngân hàng. Nhưng không phải ngân hàng nào cũng thành công, mà ngược lại, có thể mang vạ vì rủi ro nợ xấu tăng cao. |
Vay tiêu dùng: Ưu đãi hay ngược đãi? Đáp ứng nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng, các ngân hàng lần lượt tung ra những gói cho vay với lãi suất hấp dẫn. Tuy nhiên, khác với những háo hức ban đầu, nhiều khách hàng méo mặt với những cái bẫy tài chính khó lường. |
Thùy Vinh