Thưa ông, là một luật sư am hiểu về Luật Đầu tư, các luật về kinh tế, ông nhận xét thế nào về phần trả lời báo chí của ông Võ Kim Cự về việc ông Cự khẳng định cấp phép cho Formosa 70 năm là đúng luật? Trách nhiệm của ông Cự là gì?
Ông Võ Kim Cự là cán bộ cao cấp. Ở Việt Nam, cán bộ cao cấp thuộc quản lý của Đảng và Nhà nước. Do đó, xem xét trách nhiệm của ông Cự phải xem xét cả 2 kênh đó. Thông thường, đối với cán bộ cao cấp thì kênh bên Đảng xem xét trước một bước.
Theo tôi, để xem xét trách nhiệm của ông Cự trong vấn đề Formosa thì nên là cách làm đối với ông Trịnh Xuân Thanh. Tức là về phía các cơ quan lãnh đạo của Đảng như Ủy ban Kiểm tra Trung ương nên tiến hành xem xét trách nhiệm cụ thể trước. Việc này là cần thiết để kết luận rõ ràng sai phạm đến đâu và có ảnh hưởng tới cương vị hiện tại của ông Cự hay không và không nên chậm trễ vì gây ra dư luận bất lợi.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa: "Cán bộ cao cấp, đặc biệt là Đảng viên thì phải có một tinh thần trách nhiệm cao hơn với nhân dân, đất nước" |
Ông Cự đã trả lời báo chí rằng các bộ, ngành đồng thuận việc cấp phép 50 năm lên 70 năm là hợp lý, trong khi đó Thủ tướng Chính Phủ chỉ đồng ý cho 70 năm sau khi Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra việc cấp phép là sai trái...
Theo tôi biết cấp phép dự án 50 năm và 70 năm là rất khác nhau. Theo Luật Đầu tư và các văn bản có liên quan đến dự án đầu tư nước ngoài thì hạn mức cho dự án lên đến 70 năm là trường hợp đặc biệt và hiếm hoi. Do đó, ngay cả khi Thủ tướng phê duyệt cũng phải có hồ sơ đầy đủ và sự tư vấn đầy đủ của các bộ, ngành. Đối với những dự án quan trọng nhiều khi Thủ tướng cũng phải trao đổi ý kiến chung với các lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cho nên Luật mới quy định chung các dự án đầu tư đều không quá 50 năm, trường hợp 70 năm không phải đơn giản Thủ tướng gật đầu mà phải xem xét và quyết định.
Nếu cấp tỉnh mà tự động cấp 70 năm thì không thể bào chữa được. Sau này Thủ tướng xem xét đồng ý thì dự án lúc đó được bổ sung và tiếp tục hoạt động trên cơ sở 70 năm, nhưng điều đó không có nghĩa cấp 50 năm vượt quá quyền hạn của mình là không sai.
Theo lời ông Cự, dường như không có lỗi mà lại có trách nhiệm của các bộ ngành liên quan...
Các quy định của chúng ta có sơ hở, chưa chặt chẽ thì không thể trách những người lãnh đạo đúng quy định, quy trình. Nhưng ngược lại, những lãnh đạo cao cấp đều là Đảng viên, ngoài trách nhiệm công dân, công chức họ còn trách nhiệm là người Đảng viên thì những quy trình có sơ hở, thiếu hoàn thiện mà người ta thấy rằng có thể gây thiệt hại cho nhân dân, đất nước thì tự người ta phải kiến nghị bổ sung sửa đổi và thậm chí phải bác bỏ các dự án dù đúng quy trình nhưng có hại.
Cán bộ cấp dưới có thể nói là không biết gì, làm đúng quy trình nhưng cán bộ cao cấp, đặc biệt là Đảng viên như ông Cự thì phải có một tinh thần trách nhiệm cao hơn với nhân dân, đất nước.
Hậu quả xảy ra vô cùng nghiêm trọng nhưng theo cách trả lời của ông Cự thì cuối cùng chẳng ai có trách nhiệm ngoài Formosa. Dư luận nhân dân rất bức xúc và cho rằng cần xem xét trách nhiệm của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh?
Hiện nay, chưa có một quy trình nào được khởi động để xem xét trách nhiệm của ông Cự cả. Nhân dân phản ánh, cử tri phản ánh, rồi các ý kiến của các cán bộ công chức nói chung phản ánh nhưng một đánh giá đầy đủ cần có quy trình xem xét như tôi vừa nói.
Xem xét xong mới thấy có sai phạm hay không, nhièu hay ít, xử lý thế nào và có ảnh hưởng hay không nhưng hiện chưa có quy trình ấy và ông Cự có quyền hoạt động bình thường trên cương vị mình có.
Theo ông, thời điểm này có cần xem xét lại phân cấp đầu tư cho các địa phương không vì có nhiều địa phương năng lực yếu, không đủ năng lực để thẩm định, cấp phép những dự án lớn, đặc biệt những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường?
Chính sách của chúng ta nhiều khi lúc thì siết chặt quá. Điều này cũng đúng với giai đoạn đầu thu hút đầu tư khi chúng ta cần chặt chẽ và chưa có nhiều kinh nghiệm. Rồi sau đó, chúng ta buông quyền quá nhiều, quá lớn cho các địa phương.
Theo tôi, đã đến lúc chúng ta phải chỉnh sửa lại, nhất là khi chúng ta đã thu hút đầu tư nước ngoài được trên 25 năm rồi và nền kinh tế đã tăng trưởng không còn như xưa nữa.
Nói chung nền kinh tế đã đạt đến mức có thu nhập trung bình rồi thì chính sách thu hút đầu tư phải xem xét lại, không chấp nhận dự án đặc biệt gây ô nhiễm, tránh việc chúng ta trở thành bãi thải của công nghệ thấp của các nước khác.
Chúng ta phải sửa đổi luật pháp đầu tư nước ngoài, và dẫn đến chuyện xem xét lại các vấn đề phân cấp. Cái này các cơ quan quản lý có đầy đủ kinh nghiệm để biết rằng dự án nào tỉnh quyết 100%, khi phát sinh tính chất gì, cho dù dự án giá trị thấp nhưng có phát sinh tính chất như ô nhiễm, an ninh quốc phòng, ô nhiễm… thì phải do các cơ quan hữu quan của Trung ương xem xét.
Đến một mức nào đó thì tỉnh có thể kêu gọi thu hút đầu tư, nhưng toàn bộ xét duyệt phải do Trung ương làm. Tôi cho rằng, phải sửa đổi, bổ sung lại pháp luật đầu tư Việt Nam trong giai đoạn này trước những sự việc mang tính chất báo động như Formosa…
Rõ ràng, chúng ta thấy lãnh đạo một số tỉnh thành không thoát khỏi cám dỗ của cái gọi là tăng trưởng GDP thuần túy, do đó có nhiều sơ hở trong xét duyệt dự án. Họ không xuát phát từ lợi ích chung của quốc gia, đôi khi chỉ chạy theo sự nỗ lực, thành tích nào đó của một nhiệm kỳ nhất định.
Theo tôi cũng nên chấm dứt việc sự tăng trưởng GDP thuần túy để làm cơ sở đánh giá thành tích của lãnh đạo địa phương..
Xem xét xong mới thấy có sai phạm hay không, hniều hay ít, xử lý thế nào và có ảnh hưởng hay không nhưng hiện chưa có quy trình ấy và ông Cự có quyền hoạt động bình thường trên cương vị mình có.
Theo ông thời điểm này có cần xem xét lại phân cấp đầu tư cho các địa phương không vì có nhiều địa phương năng lực yếu,
Chính sách của chúng ta nhiều khi lúc thì siết quá, cũng đúng thôi vì giai đoạn đầu thu hút đầu tư hcusng ta cần chặt chẽ và không có kinh nghiệm. sau đó buông quá nhiều cho các địa phương. Theo tôi đã đến lúc chúng ta phải chỉnh sửa lại, nhất là khi chúng ta đã thu hút đầu tư nước ngoài dudowjwc trên 20 năm rồi và nền kinh tế đã tăng trưởng không còn như xưa nữa. Nói chung nền kinh tế đã đạt đến mức có thu nhập trung bình rồi thì chính sách thu hút đầu tư phải xem xét lại, không chấp nhận dự án đặc biệt gây ô nhiễm, tránh việc chúng ta trở thành bãi thải của công nghệ thấp của các nước khác. Chúng ta phải sửa đổi luật pháp đầu tư nước ngoài, và dẫn đến chuyện xem xét lại các vấn đề phân cấp. Cái này các cơ quan quản lý có đầy đủ kinh nghiệm để biết rằng dự án nào tỉnh quyết 100%, khi phát sinh tính chất gì, cho dù dự án giá trị thấp nhưng có phát sinh tính chất như ô nhiễm, an ninh quốc phòng, ô nhiễm… thì phải do các cơ quan hữu quan của tw xem xét. Đến một mức nào đó thì tỉnh có thể kêu gọi thu hút đầu tư nhưng toàn bộ xét duyệt phải do Trung ương làm. Tôi cho rằng phải sửa đổi bổ sung lại pháp luật đầu tư VN trong giai đoạn này trước những sự việc mang tính hcaast báo động như Formosa…
Rõ ràng chúng ta thấy nhiều tình thành rõ ràng lãnh đạo một số tỉnh thành không thoát khỏi cám dỗ của cái gọi là tăng trưởng GDP thuần túy, do đó có nhiều sơ hở trong xét duyệt dự án. Họ không xuát phát từ lợi ích chung của quốc gia, đôi khi chỉ chạy theo sự nỗ lực, thành tích nào đó của một nhiệm kỳ nhất định. Theo tôi cũng chấm dứt việc sự tăng trưởng GDP thuần túy để làm cơ sở đánh giá thành tích của lãnh đạo địa phương…
- Ông cự nói dường như không có lỗi mà trách nhiệm của các bộ ngành liên quan
Có 2 vấn đề. 1 là quy định của chúng ta có sơ hở, chưa chặt chẽ thì không thể trách những người lãnh đjao đúng quy định, quy trình. Nhưng ngược lại, những lãnh đạo cao cấp đều là Đảng viên, ngoài trách nhiệm công dân, công chức họ còn trách nhiệm là người Đảng viên thì những quy trình có sơ hwor, thiếu hoàn thiện mà người ta thấy rằng có thể gây thiệt hại cho nhân dân, đất nước thì tự người ta phải kiến nghị bổ sung sửa đổi và thậm chí phải bác bỏ các dự án dù đúng quy trình nhưng có hại.
Cán bộ cấp dưới có thể nói là không biết gì, làm đúng quy trình nhưng cán bộ cao cấp, đặc biệt là Đảng viên thì phải có một tinh thần trách nhiệm cao hơn với nhân dân, đất nước.