Thời sự
PCI năm 2014: Đà Nẵng bảo vệ ngôi vương. Tuyên Quang thoát đáy
Khánh An - 16/04/2015 09:18
3 vị trí top đầu của PCI năm 2014 đã thuộc về Đà Nẵng, Đồng Tháp và Lào Cai. Nhóm cuối rơi vào các tỉnh Cao Bằng, Lai Châu và Điện Biên.

Sáng 16/4, Bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Việt Nam năm 2014 đã được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố. Đây cũng là năm thứ 10 VCCI thực hiện xếp hạng các tỉnh qua PCI.

Đà Nẵng tiếp tục bảo vệ thành công vị trí quán quân với số điểm 66,87.  Như vậy, trong 10 năm VCCI thực hiện xếp hạng PCI, Đà Nẵng đã có 5 lần giữ ngôi đầu bảng, trong đó cú hattrich đầu tiên lập vào giai đoạn 2008-2010.

Đà Nẵng vẫn giữ vị trí đầu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Hai vị trí tiếp theo là Đồng Tháp (65,28 điểm) và Lào Cai (64,67 điểm), vốn là những gương mặt quen thuộc trong nhóm đầu của bảng xếp hạng hàng năm. Năm 2013, hai vị trí này thuộc về Huế và Kiên Giang.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng, chìa khóa của các địa phương đứng đầu vẫn là tinh thần coi doanh nghiệp là bạn đồng hành. “Sự trở lại của Lào Cai từ ví trí 17 của năm 2013 rất ấn tượng. Thậm chí, Lào Cai cũng là tỉnh có sáng kiến đột phá khi xây dựng Bộ Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện, thành phố (DCI). Lào Cai coi việc thực hiện chỉ số DCI là kênh quan trọng để tiếp thu những ý kiến phản hồi của doanh nghiệp về chất lượng điều hành của chính quyền huyện, thành phố... Có thể thấy, tiếp theo sáng kiến PCI, nhiều sáng kiến vì doanh nghiệp đã xuất hiện tại các địa phương”, ông Lộc bình luận.

PCI năm 2014 cũng ghi dấu lần đầu tiên trong 10 năm công bố PCI, TP. HCM vọt lên vị trí thứ 4, tăng tới 6 bậc so với PCI 2013. Có thể các cuộcđối thoại chính quyền-doanh nghiệp đã giải quyết một cách thực chất nhữngkhó khăn cho cộng đồng kinh doanh đã ghi điểm cho thành phố. Quảng Ninh đứng ở vị trí thứ năm với 62,16 điểm.

Trong số các địa phương có cải thiện thứ hạng, Tuyên Quang đã trở thành một hiện tượng khi có số điểm PCI tổng hợp tăng lớn nhất trong 63 tỉnh, thành phố, với 6,22 điểm. Nhờ vậy, Tuyên Quang đã thoát đáy, ra khỏi nhóm các tỉnh có chất lượng điều hành thấp, đứng ở vị trí 50 trong PCI 2014. Đây cũng là địa phương ghi điểm nhớ sáng tạo trong các hoạt đọng hỗ trợ doanh nghiệp qua mô hình Cà phê doanh nhân.

“Mô hình này mới thực hiện được 5 cuộc, nhung với các chủ đề hấp dẫn, được nhiều doanh nghiệp quan tâm như: nông nghiệp, nông dân, nông thôn - Tiềm năng, cơ hội đầu tư của doanh nghiệp; Chia sẻ kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp; Giảm chi phí thời gian thực hiện Thủ tục hành chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chương trình này đã trở thành một hoạt động thường xuyên và từng bước tạo diễn đàn cởi mở, thân thiện cho các lãnh đạo tỉnh, các Sở ban ngành và các doanh nhân ngồi lại với nhau, cùng tháo gỡ những vướng mắc, tồn tại lâu nay tại tỉnh”, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI.

Hà Nội cũng có sự thăng hạng đáng kể, từ 33 năm PCI 2013 lên 26 trong PCI 2014, nhưng vẫn nằm trong nhóm khá, chưa có bứt phá đáng kể.

Năm nay, PCI đã khảo sát 9859 doanh nghiệp. Trong số này có 1.768 doanh nghiệp mới thành lập từ năm 2013, chia sẻ những trải nghiệm thực tế khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Tin liên quan
Tin khác