Thầy Văn Như Cương cho rằng, việc Bộ đổi mới phương pháp ra đề thi môn Ngữ văn để tránh cách học cũ là rất hay nhưng đến thời điểm này mới công bố thì quá gấp. Ảnh: HT. |
Ngày 13/4, trên Facebook cá nhân có gần 5.000 bạn bè và hơn 20.000 người theo dõi, thầy Văn Như Cương viết: "Sắp đến ngày thi tốt nghiệp THPT, học sinh và thầy cô giáo hoang mang vì kiểu ra đề thi mới môn Ngữ văn mà Bộ GD&ĐT cương quyết áp dụng. Trong đề thi sẽ có phần đọc hiểu chiểm 30-50%...". Sau đây tôi sẽ nêu một ví dụ về câu hỏi kiểm tra phần đọc hiểu.
Câu I. Xem đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi:
Trước những lo sợ về việc ra đề theo kiểu mới sẽ khiến đa phần giáo viên không đủ năng lực chấm được bài văn của học trò, ông Hiển (Thứ trưởng Bộ GD&ĐT) ví von: "Qua sông thì phải luỵ đò, chưa qua đã sợ có ngày chết oan", "Giáo viên chưa biết ra đề, chấm đề mở thì sẽ tập huấn, bồi dưỡng để quen dần. Chấm không chính xác nhưng tiếp cận mục tiêu còn hơn chấm chính xác mà xa rời mục tiêu" - ông Hiển nhấn mạnh yêu cầu đối với việc kiểm tra, đánh giá môn ngữ văn. (nguồn từ báo chí)
Câu hỏi:
1) Đoạn văn trên thuộc thể loại gì?
2) Câu ví von “Qua sông... chết oan” có phải là thơ lục bát hay không? Anh/chị hãy sửa một vài từ để nó trở thành câu thơ lục bát mà không thay đổi nguyên ý.
3) Trong câu ví von trên, cái gì được ví với “sông”, cái gì được ví với “đò” , điều gì được ví với “chết oan”?
4) Anh/chị hiểu câu “Chấm không chính xác nhưng tiếp cận mục tiêu” như thế nào? Cái gì tiếp cận mục tiêu?
5) Hãy tìm trong văn bản một câu có cấu trúc so sánh và bình luận ngắn gọn về câu so sánh đó.
Sau khi đưa ra ví dụ về câu hỏi phần đọc hiểu của đề thi môn Văn, PGS Toán học này cũng trình bày đáp án của "đề thi" với lưu ý: Đây là đề mở cho nên sẽ có nhiều đáp án khác nhau (thậm chí trái ngược nhau) nhưng vẫn có thể đạt điểm tối đa.
Gợi ý đáp án:
1) Thể loại đoạn văn trên là văn báo chí, thông tin.
2) Câu ví von “Qua sông thì phải luỵ đò, chưa qua đã sợ có ngày chết oan” không phải là thơ “lục bát”. Có thể sửa thành: "Qua sông thì phải lụy đò/Chưa qua đã sợ thì cho chết liền".
3) Trong câu ví von trên, “Kỳ thi” được ví với “sông”, “đề thi” được ví với “đò”, “trượt thi” được ví với “chết oan”.
4) Câu “chấm không chính xác nhưng tiếp cận mục tiêu” thì mục tiêu là bao nhiêu phần trăm thi đỗ. Vậy chấm không chính xác cũng tốt, miễn là bảo đảm được X% tốt nghiệp.
5) Trong văn bản có một câu có cấu trúc so sánh là câu: “Chấm không chính xác nhưng tiếp cận mục tiêu còn hơn chấm chính xác mà xa rời mục tiêu”.
Bình luận: Đây là chỉ đạo rất hay và đúng của Bộ GD&ĐT về nguyên tắc chấm thi.
Chia sẻ trên của thầy Cương nhận được rất nhiều phản hồi. Theo nickname Hoangnhung Amz (sinh viên năm 3) nếu là người đi thi thì cô sẽ rất thích dạng đề thầy Cương nêu ở trên. Nó giúp học sinh tự do bày tỏ quan điểm cá nhân cũng như hiểu biết của mình.
"Điều em lo lắng là với chương trình học rập khuôn từ cấp 1 đến cấp 3, học sinh làm bài thì cứ phải nhìn thầy cô làm mẫu trước, liệu có thích ứng kịp với cách tiếp cận mới mẻ này không, khi chỉ 2 tháng nữa là đến kỳ thi tốt nghiệp?", Hoangnhung Amz viết.
Theo nữ sinh này, đã là ý kiến, quan điểm cá nhân thì không có đúng sai, 9 người thì 10 ý, liệu các thầy cô chấm bài có đủ bản lĩnh, sự cởi mở và cái nhìn sâu sắc, đa chiều với các vấn đề xung quanh? Vì vậy, muốn học sinh chấp nhận đề thi mở, học sinh cần được rèn suy nghĩ mở từ khi ngồi trên ghế nhà trường.
"Mở như thế nào? Theo em phải mở từ suy nghĩ và hành động của cha mẹ, của Ban giám hiệu, của thầy cô giảng dạy. Em đi gia sư cho học sinh tiểu học được 3 năm và em thấy các em đi học như đeo gông vào cổ với đủ thứ áp lực và khuôn mẫu. Nếu không làm theo cô sẽ bị phạt. Điều đó đã giết chết tính sáng tạo của học sinh rồi thì còn cởi mở vào đâu được nữa?", Hoangnhung Amz cho hay.
Còn cô Ngọc Phương (Hà Nội) cho biết, giáo viên của trường đang "nín thở" chờ tập huấn. "Chắc đây sẽ là kỳ thi hấp dẫn. Chỉ tội cho cô trò khối 12 trở tay không kịp vì lối đánh du kính của Bộ", cô Phương viết.
Nickname Hoang Thi Nguyet Anh (CĐ Sư phạm Bắc Ninh) cho rằng đề thi mới rất hay, nhưng muốn ra đề kiểu này thì phải đào tạo lại giáo viên từ cấp mẫu giáo, tiểu học... Hãy lấy chính đề kiểu này cho giáo viên làm để kiểm tra năng lực, nếu làm được và hướng dẫn học sinh làm được thì cho đứng lớp.
Chia sẻ với VnExpress, PGS Văn Như Cương cho biết, việc thử ra đề thi là cách thể hiện sự phê phán nhẹ nhàng với việc làm đột ngột của Bộ GD&ĐT, bởi hiện nay hầu hết giáo viên và học sinh vẫn chưa biết hết thông tin thay đổi này mà chỉ nghe ngóng trên báo chí.
"Việc Bộ đổi mới phương pháp ra đề thi môn Ngữ văn để tránh cách học cũ là rất hay nhưng đến thời điểm này Bộ mới công bố thì quá gấp gáp. Nên chăng thực hiện vào năm sau thì sẽ phù hợp hơn", thầy Cương đề xuất.
Giáo dục tìm thuốc cho bệnh thành tích, hư danh (baodautu.vn) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay là dịp để tri ân các thế hệ thầy cô giáo, đồng thời ghi nhận những thành tựu và đóng góp vô cùng to lớn của nền giáo dục nước nhà, song cũng không thể không nhắc tới những tồn tại của ngành giáo dục - đào tạo Việt Nam. Giáo dục trăn trở vượt lối mòn Làm bình quân không khuyến khích đầu tư giáo dục |
Phân tầng, xếp hạng các trường đại học (baodautu.vn) PGS-TS Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) nhận xét, Đề án Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được thông qua tại Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã tạo tiền đề nhất định, chuẩn bị cho thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Vốn FDI kém duyên với giáo dục |
Phạm Minh (Vnexpress)