Tài chính là vấn đề khiến người châu Á lo lắng trước các rủi ro không lường trước. |
Khảo sát “Khơi niềm khát vọng” (Empowering Aspirations) với nội dung xoay quanh về việc chuẩn bị kế hoạch tài chính của người châu Á được Prudential thực hiện tại Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan.
Qua đó cho thấy, hơn 60% người được khảo sát đang dự trù số tiền lớn cho các trường hợp khẩn cấp liên quan đến sức khỏe và thu nhập. Vì vậy, họ có thể đảm bảo một tương lai tươi sáng hơn - cho chính họ và gia đình.
Đặc biệt, 76% người tham gia khảo sát tin rằng bảo hiểm là lá chắn đảm bảo an toàn tài chính quan trọng, đa số người trụ cột được khảo sát đều đang có bảo hiểm sức khỏe lẫn bảo hiểm nhân thọ.
Nguồn: Khảo sát “Khơi niềm khát vọng” (Empowering Aspirations) - Prudential |
Theo thống kê của Prudential Việt Nam năm 2022, có tới 80% khách hàng nhận quyền lợi bảo hiểm thuộc nhóm chưa đến tuổi về hưu, 50% ca chi trả quyền lợi nằm trong khoảng thời gian năm thứ nhất cho tới năm thứ 5 của hợp đồng. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu người được bảo hiểm là trụ cột kinh tế gia đình và đang trong độ tuổi lao động thì các quyền lợi sẽ phát huy tốt nhất tác dụng bảo vệ, góp phần bù đắp những thiệt hại tài chính cho khách hàng và người thân của họ khi phải đối mặt với rủi ro không lường trước.
Bảo hiểm nhân thọ là lá chắn giúp các gia đình đảm bảo tài chính trước các rủi ro trong tương lai. |
Giữa tháng 9, Prudential Việt Nam chi trả quyền lợi gần 10 tỷ đồng cho một khách hàng tại TP. Tân An, tỉnh Long An. Đây là khách hàng nhận số tiền bồi thường lớn thứ 2 tại Prudential kể từ đầu năm 2023, sau một trường hợp tại Cần Thơ được chi trả 23 tỷ đồng vào tháng 3 năm nay.
Ông Phan Văn T. thay mặt gia đình nhận khoản chi trả bảo hiểm gần 9,7 tỷ đồng sau khi vợ ông không may qua đời. Trong hơn 10 năm qua, gia đình ông T. đã tham gia nhiều gói bảo hiểm vì tin tưởng và hiểu về sự cần thiết của bảo hiểm nhân thọ.
“Hai vợ chồng đều mong bình an, mạnh khoẻ nhưng khi chẳng may biến cố xảy ra, khoản tiền bảo hiểm cũng giúp chúng tôi an tâm lo liệu cho con cháu sau này”, ông T. chia sẻ tâm nguyện của vợ chồng khi đều đặn tham gia bảo hiểm trong suốt chục năm qua.
Gia đình ông T. trên thực tế là một trong hơn 177.000 khách hàng được doanh nghiệp bảo hiểm chi trả bảo hiểm kể từ đầu năm tính đến tháng 8/2023.
Như trong vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội mới đây, các hãng bảo hiểm trên thực tế chi trả hơn 10 tỷ đồng cho gia đình nạn nhân chỉ trong vòng một tuần từ sau khi xảy ra sự cố. Các doanh nghiệp đã chủ động rà soát khách hàng để xác minh thông tin, liên hệ và chi trả cho gia đình nạn nhân mà không cần đợi họ gửi yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm.
Dẫu tự hào vì công việc có ý nghĩa mà mình đang theo đuổi, chị Trần Thị Vang, một tư vấn viên bảo hiểm lâu năm của Prudential tại Long An cho biết cũng có lúc khủng hoảng trước áp lực dư luận. “Cách đây vài tháng, có ngày tôi nhận hàng chục cuộc gọi chất vấn, thậm chí đòi huỷ hợp đồng từ khách hàng sau khi họ theo dõi những thông tin tiêu cực trên mạng xã hội. Việc tiếp cận khách hàng mới lúc đó cũng gần như rất khó vì cứ nhắc đến bảo hiểm, người ta lại gắn mác ‘lừa đảo’. Lúc đó, tôi thật sự rất áp lực”.
Tuy nhiên, giai đoạn “khủng hoảng” này cũng sớm qua sau khi mọi thông tin được giải đáp rõ ràng. Điều tích cực là chính khách hàng của cô chủ động hơn trong việc tìm hiểu sản phẩm, thay vì chỉ nghe một chiều như trước.
“Dù đôi lúc vẫn gặp những lời ra tiếng vào nhưng công việc này mang lại cho tôi nhiều niềm vui. Khi chứng kiến khách hàng của mình được chi trả quyền lợi bù đắp phần nào khi có biến cố xảy ra, tôi thấy thêm tin tưởng vào công việc và doanh nghiệp mình gắn bó”, chị Trần Thị Vang chia sẻ.
Báo cáo bồi thường bảo hiểm 6 tháng đầu năm nay của Prudential cho biết: “80% yêu cầu giải quyết quyền lợi của khách hàng được nộp trực tuyến. Trong đó, tỷ lệ yêu cầu được xử lý trong vòng 30 phút là hơn 16% và có tới gần một nửa yêu cầu được xử lý ngay trong ngày”.
Đại diện của Prudential cũng cho biết theo kết quả khảo sát, chỉ số hài lòng của khách hàng khi trải nghiệm dịch vụ giải quyết quyền lợi bảo hiểm của hãng tính đến tháng 8 năm nay là 80 điểm (cao hơn mức trung bình 68 điểm của toàn thị trường).
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thị trường bảo hiểm thời gian tới vẫn còn nhiều thách thức cần hoàn thiện về chất lượng nhân lực, cơ sở dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường quản trị rủi ro và tính minh bạch của các doanh nghiệp. Các năm tới, bên cạnh các yếu tố nền tảng như tăng trưởng kinh tế, quy mô dân số, xu hướng phát triển công nghệ, nền tảng pháp lý cũng được kỳ vọng góp phần hỗ trợ cho thị trường bảo hiểm phát triển hơn nữa cả về "lượng" và "chất".
Tuy nhiên với những nỗ lực số hoá, đẩy nhanh quy trình bồi thường cùng với thực hiện đúng cam kết với khách hàng, theo giới chuyên gia, ngành bảo hiểm nhân thọ ngày càng phát huy vai trò là giải pháp bảo vệ tài chính quan trọng cho người dân và vị thế “bà đỡ” cho nền kinh tế.