Đánh thức tiềm lực du lịch biển Phan Thiết
Bình Thuận vốn có nhiều thế mạnh về du lịch, tuy nhiên, tiềm năng du lịch của địa phương này vẫn chưa thật sự được đánh thức. Năm 2014, Mũi Né – Phan Thiết được bình chọn đứng thứ 2 trong top những bãi biển đẹp nhất Đông Nam Á (theo trang Canadian Traveller), top 10 bãi biển ấn tượng của châu Á Thái Bình Dương (theo Skyscanner), và là một trong 06 điểm đến hấp dẫn nhất Việt Nam (tạp chí du lịch Rough Guides).
Ngoài Boracay (Philippines), bãi biển Phan Thiết là 1 trong 2 bãi biển tại Đông Nam Á thực hiện được môn lướt sóng với diều (kite surfing). Với lợi thế vịnh nông, lại hút gió, vịnh Phan Thiết có thể cung cấp những dịch vụ thể thao biển mà người phương Tây đặc biệt ưa thích, đồng thời cũng có sức hút mạnh mẽ đối với khách du lịch nội địa.
Hệ thống giao thông tại Phan Thiết được đầu tư ngày càng hoàn thiện, trong đó phải kể đến Sân bay Phan Thiết. Ảnh: TL |
Không chỉ biển mới mang lại cho Bình Thuận những tiềm năng lớn, các danh lam thắng cảnh, di tích kiến trúc lịch sử và hệ thống văn hóa lễ hội cả dân gian lẫn hiện đại nơi đây đã đưa Bình Thuận trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia với phong phú các loại hình: từ nghỉ dưỡng, tham quan du lịch đến thể thao, du lịch tín ngưỡng, hội nghị.
Tính đến tháng 6 năm 2018, toàn tỉnh Bình Thuận có 387 dự án du lịch còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư trên 57.960 tỷ đồng. Chỉ đến năm 2020, Bình Thuận sẽ trở thành trung tâm du lịch thể thao biển trọng điểm quốc gia, sánh cùng với Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hòa,…
Bình Thuận sẽ trở thành trung tâm du lịch thể thao biển trọng điểm quốc gia năm 2020. |
“Bệ phóng” hạ tầng giao thông
Hiện Phan Thiết đã và đang có kế hoạch phát triển các dự án tầm cỡ để nâng cấp và phát triển hạ tầng giao thông huyết mạch, bao gồm: dự án nâng cấp sân bay Phan Thiết, cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây – Phan Thiết; dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 1A; tuyến tàu lửa 5 sao Sài Gòn – Phan Thiết,…
Ở đâu thuận tiện, ở đó phát triển. Chính vì lẽ đó, thời gian di chuyển rút ngắn xuống còn một nửa, sự đồng bộ, hiện đại và chuyên nghiệp của hệ thống giao thông liên tỉnh sau khi tuyến cao tốc Dầu giây – Phan Thiết, tuyến đường sắt Phan Thiết – Mũi Né – Nha Trang đi vào hoạt động, không có gì đáng ngạc nhiên khi Phan Thiết trở thành nam châm thu hút của “tứ giác vàng du lịch” TP. HCM – Phan Thiết – Đà Lạt – Nha Trang.
Mới đây, sáng 21/6/2018, tại cảng vận tải Phan Thiết, tàu cao tốc Phú Quý 1 chạy tuyến Phan Thiết - đảo Phú Quý và ngược lại đã chính thức được đưa vào hoạt động. Giờ đây, việc di chuyển giữa đất liền và huyện đảo Phú Qúy đã thuận lợi hơn nhiều, đáp ứng nhu cầu tham quan, khám phá của du khách.
Đáng chú ý nhất là dự án nâng cấp sân bay Phan Thiết từ 4C lên cấp 4E, kéo dài đường cất hạ cánh từ 2.400m lên 3.050m, với kinh phí lên đến 5 600 tỷ đồng. Sở dĩ đây là dự án rất được trông đợi, vì ngay khi đi vào hoạt động, sân bay sẽ đem về cho tỉnh Bình Thuận những giá trị kinh tế và du lịch khổng lồ. Khi đó, du khách từ TP HCM, Nha Trang, Đà Nẵng… đến Phan Thiết chỉ mất khoảng 30 phút (thay vì 2,5h lái xe qua cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây và 4,5h như khi chưa có tuyến cao tốc này). Du khách các tỉnh phía Bắc như Hà Hội, Hải Phòng,… vào Phan Thiết mất không quá 1,5 giờ bay. Sự tiện nghi này sẽ giúp cho Phan Thiết trở nên gần gũi hơn không chỉ với du khách trong nước mà còn là môt điểm đến thường xuyên dành cho những du khách quốc tế trong tương lai gần.
Sân bay Phan Thiết có thể tiếp nhận các loại máy bay dân dụng cỡ lớn có sải cánh từ 52-65m, chiều rộng bộ càng đáp từ 9-14m (Ảnh minh họa) |
Bất động sản Phan Thiết “cất cánh”
Bức tranh phát triển của Bình Thuận trong tương lai gần đã cho thấy rõ gam màu đột phá về lợi nhuận đầu tư vào các dự án bất động sản nơi đây, đặc biệt là bất động sản nghỉ dưỡng tại Phan Thiết. Giữa gần 400 dự án du lịch được phê duyệt, đã và đang triển khai, Hamubay nổi lên là tổ hợp vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, thương mại tầm cỡ quốc tế duy nhất ngay tại trung tâm thành phố.
Sở hữu vị trí đắt giá khi có thể kết nối dễ dàng với tuyến đường Trần Hưng Đạo xuyên suốt thành phố, kết nối nhanh chóng với các đô thị du lịch “giàu có” như TPHCM, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Lạt,… theo các tuyến đường huyết mạch như quốc lộ 1A, đường ĐT 719, quốc lộ 28, tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, tuyến tàu lửa 5 sao Sài Gòn – Phan Thiết, sân bay Phan Thiết,… giá trị của Hamubay được kỳ vọng sẽ tăng theo thời gian.
Hamubay có bờ biển dài 2km, cách sân bay Phan Thiết chỉ… |
Khi các tiện ích giao thông được hoàn thành đồng bộ vào 2020, điểm nóng nhất của thị trường được dự đoán sẽ rơi vào 2019 khi mà các khu du lịch và các dự án đô thị mới làm truyền thông hàng loạt cho các dự án của họ. Đồng nghĩa với việc 2018 chính là thời cơ đầu tư tuyệt vời.
Bất động sản Phan Thiết đang chạy đà cất cánh trên đường băng hạ tầng giao thông đồng bộ, sẽ có 02 nhóm người: hoặc cùng lên chuyến bay để làm khổng hồ lợi nhuận, hoặc đứng ở nhà ga trông theo và tiếc nuối.