Mặc dù sức ép không lớn, nhưng vì tâm lý thận trọng của nhà đầu tư chưa được gỡ bỏ nên hoạt động giao dịch chỉ diễn ra cầm chừng và điều này ảnh hưởng tiêu cực đến động lực tăng của thị trường. Theo đó, VN-Index chỉ diễn biến lình xình trong sắc đỏ trong suốt phiên chiều mà không thể bứt lên.

Đóng cửa, với 107 mã tăng và 201 mã giảm, VN-Index giảm 3,86 điểm (-0,4%) xuống 970,26 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 161,44 triệu đơn vị, giá trị 3.917,29 tỷ đồng, tăng 4% về khối lượng và 3% về giá trị so với phiên 9/9. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp đáng kể với 33,1 triệu đơn vị, giá trị 1.130,36 tỷ đồng.

Diễn biến VN-Index phiên 10/9

Nhóm bluechips tiếp tục có thêm phiên giao dịch khá yếu khi chưa đầy 10 mã tăng điểm và chỉ có MSN và ROS là có mức tăng khoảng 2%. ROS là một trong số ít mã giao dịch nổi bật khi dẫn đầu về thanh khoản với hơn 11 triệu đơn vị, vượt trội so với mã đứng thứ 2 là STB với hớn 5 triệu đơn vị và thêm một lần “lật ngược” trong đợt khớp lệnh ATC.

Trong khi đó, lượng mã giảm chiếm áp đảo. Các mã giảm trên 1% có SAB, TCB, MWG.., thậm chí là 2-3% như POW, PNJ, HVN, BVH…

Về nhóm cổ phiếu, các nhóm dẫn dắt như ngân hàng, dầu khí, bất động sản hay nhóm thu hút dòng tiền thời gian gần đây là khu công nghiệp, dệt may cũng đều giao dịch không mấy tích cực ở phiên này nên dễ hiểu khi VN-Index không thể bứt lên.

Sắc đỏ cũng chiếm đa số ở nhóm cổ phiếu thị trường. Chỉ một vài mã tăng đi kèm thanh khoản cao như TCH, KBC, HNG, HVG, TNI…

Một số mã đơn lẻ có giao dịch đáng chú ý khác như YEG với phiên tăng thứ 7 liên tiếp lên 70.500 đồng (+1,4%), trong đó có 4 phiên tăng trần. Thanh khoản khá cao với gần 0,28 triệu đơn vị được sang tên.

Tương tự, NAF tăng kịch biên độ lên 21.550 đồng, thanh khoản tăng vọt, đạt gần 0,46 triệu đơn vị sau thông tin Chủ tịch Công ty đăng ký mua vào hơn 10,55 triệu cổ phiếu.  

Ngược lại, FTM ghi nhận phiên đo sàn thứ 18 liên tiếp về 6.560 đồng với lượng dư bán sàn gần 5,5 triệu đơn vị, giảm mạnh so với con số hơn 12 triệu đơn vị hồi đầu phiên, bên mua trắng lệnh.

RAL ghi nhận phiên giảm mạnh phiên thứ 4 liên tục về 72.000 đồng (-3,5%), với chỉ hơn 23.000 đơn vị khớp lệnh. Chuỗi giảm này đã lấy đi 17,2% giá trị của RAL.

Trên sàn HNX, chỉ số sàn này chìm trong sắc đỏ gần như trong cả phiên giao dịch và đà giảm còn gia tăng trong phiên chiều, qua đó chính thức mất mốc 100 điểm. Hoạt động giao dịch cũng khá èo uột.

Đóng cửa, với 52 mã tăng và 80 mã giảm, HNX-Index giảm 0,88 điểm (-0,87%) xuống 99,97 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 27,08 triệu đơn vị, giá trị 386,14 tỷ đồng, tăng 69% về khối lượng và 97% về giá trị so với phiên 9/9. Việc thanh khoản tăng chủ yếu nhờ đóng góp của giao dịch thỏa thuận với 10,8 triệu đơn vị, giá trị gần 185 tỷ đồng.

Cũng tương tự như HOSE, đa phần cổ phiếu bluechips trên HNX giảm điểm, trong đó giảm mạnh có PVS, VCS, ACB, PVI… PVS giảm 4% về 19.400 đồng, khớp lệnh 6,7 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn. Cũng giảm hơn 4% là SHS về 6.400 đồng, khớp lệnh 1,08 đơn vị.

Ngoài PVS và SHS, có thêm 5 mã khớp lệnh trên 1 triệu đơn vị, nhưng đều không tăng, trong đó ART giảm sàn về 1.700 đồng.

Một số mã tăng trần như PVX, SPP, SPI, NHP…, nhưng thanh khoản không cao.

Trên sàn UPCoM, diễn biến tương tự như HNX chủ yếu giao dịch dưới tham chiếu với đà giảm mạnh lên ở thời điểm cuối phiên. Thanh khoản tăng mạnh.

Đóng cửa, với 81 mã tăng và 97 mã giảm, UPCoM-Index giảm 0,35 điểm (-0,61%) xuống 56,15 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 16,78 triệu đơn vị, giá trị 337 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần về khối lượng và 3 lần về giá trị so với phiên 9/9. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 3 triệu đơn vị, giá trị 57 tỷ đồng.

Hầu hết các mã lớn trên UPCoM như BSR, GVR, VIB, VGI, CTR, IOL, ACV, LPB, VEA, QNS… đều giảm điểm. Trong đó, nhiều mã giảm mạnh như CTR (-9,4%), ACV (-9,6%), VGI (-8,1%)…

BSR, GVR, VIB, VGI có thanh khoản tốt nhất khi cùng khớp trên 1 triệu đơn vị.

Trên thị trường chứng khoán phái sinh, cả 4 mã hợp đồng tương lai VN30 đều giảm điểm. Trong đó, mã VN30F1909 có thanh khoản tốt nhất đạt 44.570 hợp đồng được chuyển nhượng, khối lượng mở 19.664 hợp đồng.

Với 3 mã phái sinh trái phiếu chính phủ, có 2 mã không có giao dịch, 1 mã giao dịch 1 hợp đồng và giảm điểm là GB05F1909.

Trên thị trường chứng quyền, trong số 22 mã đang niêm yết, có 6 mã tăng, 2 mã đứng giá, 3 mã không có giao dịch và còn lại 11 mã giảm. Trong đó, CFPT1904 tiếp tục là mã dẫn đầu về thanh khoản với 361.530 đơn vị, tiếp theo là CHPG1903 với 257.990 đơn vị, CMBB1902 với 243.710 đơn vị.