Bước vào phiên chiều, tâm lý hào hứng tiếp tục được duy trì. Bên cạnh những mã lớn , dòng tiền cũng được hướng đến các cổ phiếu vừa và nhỏ, sắc xanh theo đó dần lan tỏa rộng hơn. Sau những phiên thận trọng, sự trở lại của dòng tiền đã giúp thị trường khởi sắc, VN-Index tăng một mạch gần 17 điểm và chính trở lại mốc 1.000 điểm cùng thanh khoản tăng vọt.
Đóng cửa, với 203 mã tăng và 112 mã giảm, VN-Index tăng 16,72 điểm (+1,7%) lên 1.001,32 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 208,19 triệu đơn vị, giá trị 4.802,35 tỷ đồng, tăng 16,5% về khối lượng và 29% về giá trị so với phiên 11/3.
Diễn biến VN-Index phiên 12/3 |
Việc được dòng tiền tập trung nên rổ VN30 có tới 27 mã tăng và chỉ 3 mã giảm. Trong TOP 10 mã vốn hóa lớn, cũng có tới 9 mã tăng. Các mã VHM +2,6% lên 92.300 đồng; VRE +3,4% lên 36.700 đồng, GAS +1,7% lên 101.900 đồng, PLX +2,7% lên 62.000 đồng, SAB +2,6% lên 92.300 đồng... vẫn là những bệ đỡ chính. Tuy nhiên, sự bật tăng mạnh của nhóm ngân hàng mới là động lực để VN-Index bứt phá.
Khác với sự thận trọng ở phiên sáng, nhiều cổ phiếu ngân hàng đã giao dịch tích cực hơn hẳn trong phiên chiều nhờ hút mạnh dòng tiền. Đáng kể nhất là các mã trụ như CTG +4,8% lên 22.100 đồng, BID +5,5% lên 35.500 đồng, VCB +3,5% lên 64.800 đồng, TCB +2% lên 26.800 đồng...
Ngược lại, các mã MSN, VJC và DHG cùng giảm điểm, trong đó MSN giảm mạnh nhất 1,2% về 88.500 đồng.
Về thanh khoản, ngân hàng là nhóm hút tiền mạnh nhất. CTG khớp 9,09 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn HOSE. MBB khớp 6,79 triệu đơn vị và tăng 3,4% lên 32.500 đồng. Ngoại trừ EIB và TPB, các mã còn lại đều khớp từ 1-3 triệu đơn vị.
Cùng có thanh khoản mạnh là HPG với 5,2 triệu đơn vị, VRE khớp 3,75 triệu đơn vị...
Không chỉ các mã lớn, dòng tiền đã lan tỏa sang nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, giúp sắc xanh trên thị trường dày hơn. Đáng chú ý, một số mã đã tăng trần như EVG, PPC, DRC, HVG, SZC, STK..., trong đó EVG, PPC, DRC đều có thanh khoản mạnh với khoảng 2 triệu đơn vị được khớp.
Nhóm cổ phiếu thị trường đa phần cũng giữ sắc xanh với thanh khoản cao. FLC là mã có thanh khoản tốt nhất nhóm này với 7,4 triệu đơn vị, nhưng đứng giá tham chiếu 5.460 đồng.
Trên sàn HNX, diễn biến không thuận lợi như HOSE khi chịu sự rung lắc mạnh. Phần lớn thời gian HNX-Index giao dịch quanh tham chiếu, trước khi bật tăng mạnh vào cuối phiên. Thanh khoản cũng tăng mạnh.
Đóng cửa, với 102 mã tăng và 70 mã giảm, HNX-Index tăng 1,23 điểm (+1,14%) lên 109,55 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 64,56 triệu đơn vị, giá trị 691 tỷ đồng, tăng 73% về khối lượng và 82% về giá trị so với phiên 11/3. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp gần 14 triệu đơn vị, giá trị hơn 131 tỷ đồng, chủ yếu đến từ 7,65 triệu cổ phiếu SHB tại mức giá tham chiếu, giá trị 55,2 tỷ đồng.
Các mã lớn đồng loạt tăng mạnh là một trong những nguyên nhân giúp HNX-Index bật tăng cuối phiên. Đơn cử, PVS +3,4% lên 21.600 đồng, VGC +2,4% lên 21.800 đồng, ACB +1,6% lên 30.900 đồng; SHB +3,9% lên 8.100 đồng...
Ngoài giao dịch thỏa thuận, SHB còn khớp lệnh mạnh với 12,18 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn. VGC và PVS cùng khớp trên 3,1 triệu đơn vị. ACB khớp 2,5 triệu đơn vị.
Đáng chú ý, trong số 7 mã có thanh khoản cao tiếp theo, chỉ duy nhất NDN là tăng điểm, còn lại là không tăng. HUT giảm 2,4% về 4.100 đồng, khớp lệnh 4,25 triệu đơn vị. ITQ và KLF thậm chí còn giảm sàn về 3.500 đồng và 1.800 đồng. khớp lệnh lần lượt 2,5 triệu và 1,33 triệu đơn vị. Cũng giữ sắc xanh mắt mèo còn có DTD, KVC, VIG, HHG... nhưng thanh khoản thấp.
Ngược lại, các mã HHP, ACM, DCS, PVV, KSQ, VRC... tăng trần, nhưng chỉ HHP, ACM, DCS là có thanh khoản tốt.
Trên sàn UPCoM, đà tăng được duy trì khá vững trong suốt phiên giao dịch, thanh khoản tăng mạnh.
Đóng cửa, với 112 mã tăng và 70 mã giảm, UPCoM-Index tăng 0,53 điểm (+0,95%) lên 56,57 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 17,92 triệu đơn vị, giá trị 406 tỷ đồng, tăng 74% về khối lượng và 109% về giá trị so với phiên 11/3. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 3,49 triệu đơn vị, giá trị gần 65 tỷ đồng, trong đó có 2,53 triệu cổ phiếu TSJ tại mức giá sàn, giá trị 21,55 tỷ đồng.
Khác với 2 sàn niêm yết, cổ phiếu dầu khí trên UPCoM giao dịch không tích cực. Ngoài BRS giảm điểm, OIL cũng chỉ đứng giá tham chiếu.
Mã BSR dẫn đầu thanh khoản với 1,95 triệu đơn vị được khớp, giảm 0,7% về 14.000 đồng. Trong khi đó, 3 mã có thanh khoản cao tiếp theo đều tăng: QNS khớp 1,53 triệu đơn vị, tăng 2,8% lên 44.500 đồng; HVN khớp 1,43 triệu đơn vị, tăng 0,7% lên 41.200 đồng; LPB khớp 1 triệu đơn vị, tăng 1,1% lên 9.300 đồng. Riêng với HVN, phiên tăng này đã chấm dứt chuỗi giảm 4 phiên liếp trước đó.
Ngoài ra, các mã lớn khác cũng tăng điểm như VGT, VGI, VEA, MSR, MPC, VGG, LTG...