Chứng khoán châu Á vẫn lên điểm phiên sáng 8/10 bất chấp những diễn biến khó đoán của đàm phán Mỹ - Trung. Ảnh: AFP |
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0,96%, trong khi Topix lên điểm 0,83%. Kospi của Hàn Quốc nhích 0,42% khi cổ phiếu Samsung tăng 0,63%. Theo công bố hướng dẫn lợi nhuận quý 3/2019 của gã khổng lồ công nghệ này, lợi nhuận hoạt động trong quý 3 của hãng này ước tính giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường Trung Quốc hôm nay mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ lễ kéo dài.
Chỉ số ASX 200 của Australia ghi nhận mức tăng 0,41% nhờ hầu hết các nhóm chứng khoán tăng điểm. Cổ phiếu của nhóm 4 “ông lớn” ngân hàng của Australia diễn biến trái chiều, với cổ phiếu Ngân hàng Quốc gia Australia (NAB) và Ngân hàng Commonwealth Bank lần lượt nhích 0,61% và 0,51%. Cổ phiếu của ngân hàng Westpac mất 0,23%.
Nhà đầu tư đang theo sát diễn biến đàm phán thương mại Mỹ-Trung và cuộc thương thảo về Brexit giữa Anh và EU, điều này sẽ kéo theo 1 tuần giao dịch yên ắng, chuyên gia nghiên cứu của Tập đoàn ANZ Rahul Khare đánh giá. Nhà đầu tư tiếp tục dè dặt ra quyết định dù kỳ vọng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ sau khi các công bố gần đây cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ tiếp tục giảm, trong khi hoạt động sản xuất công nghiệp vẫn suy yếu.
Đàm phán thương mại cấp cao Mỹ - Trung dự kiến bắt đầu vào ngày 10/10. Tuy nhiên, đã xuất hiện luồng tin cho rằng các quan chức Trung Quốc dường như rất đắn đo để theo đuổi thỏa thuận thương mại lớn với Mỹ.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tìm cách hạn chế hoạt động đầu tư của Mỹ vào doanh nghiệp Trung Quốc, bằng cách hất cẳng các công ty niêm yết của Trung Quốc ra khỏi các sàn chứng khoán Mỹ.
Theo kế hoạch, Mỹ sẽ tăng thuế quan lên 30% đối với 250 tỷ USD giá trị hàng Trung Quốc vào ngày 15/10 tới.
Các nhà phân tích tại hãng dịch vụ tài chính J.P. Morgan cho biết sẽ có 4 kịch bản cho đàm phán thương mại Mỹ - Trung.
Theo kịch bản thứ nhất, đàm phán lần này được xem như cuộc họp “phá băng” và hai bên sẽ đi đến một thỏa thuận lớn trong những tháng tới. Thứ hai, hai bên có thể đạt “thỏa thuận nhỏ”, trong đó tập trung vào việc Trung Quốc mua hàng hóa Mỹ và một số thay đổi trong cơ cấu đánh thuế với một số thuế quan mới sẽ được hoãn.
Ở kịch bản thứ ba, hai bên có thể không đạt thỏa thuận và thuế quan mới sẽ được kích hoạt, nhưng các cuộc đàm phán về sau vẫn được tiếp tục. Cuối cùng, với kịch bản “chia tay”, hai bên sẽ không đạt thỏa thuận và không có thêm cuộc đối thoại nào.
Theo các nhà phân tích J.P. Morgan, Mỹ và Trung sẽ không đạt được thỏa thuận lần này, trong khi giới đầu tư lại kỳ vọng sẽ một thỏa thuận nhỏ.
Chứng khoán Mỹ ngày 7/10 có phiên giao dịch khá yên ắng, với cả 3 chỉ số lớn đều đi xuống.
Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones chốt phiên mất 95,70 điểm (tương đương 0,4%) còn 26.478,02 điểm. S&P 500 trượt 0,5% xuống 2.938,79 điểm, trong khi Nasdaq Composite đóng cửa trượt 0,3% về mức 7.956,29.
Sự thay đổi thực sự hoặc đột phá trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung là không thể, nhưng kết quả đàm phán đạt được theo hướng tích cực sẽ là chất xúc tác cho thị trường, ông Phil Blancato, CEO của Quỹ quản lý tài sản Ladenburg Thalmann Asset Management nhận định. Các diễn biến trong tuần này sẽ là “manh mối” giúp các nhà đầu tư định hình thị trường từ này đến cuối năm.
Kỳ vọng về kết quả tích cực của đàm phán Mỹ - Trung và thương thảo Brexit giữa Anh và EU đã tạo cú hích nhẹ cho thị trường chứng khoán châu Âu ngày 7/10.
Chỉ số pan-European Stoxx 600 nhích 0,74%, trong đó cổ phiếu ngành hóa chất và năng lượng dẫn đầu sóng tăng với mức lên điểm 0,4%. Cổ phiếu ngành truyền thông và tài chính tiếp tục tụt dốc.
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác sáng nay tiếp tục trượt từ mốc 99,600 thiết lập cuối tuần trước về 98,985.
Đồng yên Nhật Bản lên giá và trao tay ở mức 107,30 JPY đổi 1 USD, trong khi đô la Australia giao dịch ở mức 1 AUD “ăn” 0,6729 USD.
Asia markets advance ahead of high-level trade talks between US and China
Asia markets gained on Tuesday, with major indexes in Japan and South Korea trading higher. The Nikkei 225 in Japan rose 0.96% while the Topix index added 0.83%. South Korea’s Kospi index was up 0.42% as Samsung shares gained 0.63%. The tech giant announced third-quarter guidance, saying its operating profit for the three months that ended in September is expected to more than halve from a year ago. Chinese markets are also due to re-open following a week-long public holiday.
In Australia, the benchmark ASX 200 notched a 0.41% gain, with most sectors advancing. The country’s so-called Big Four banks traded mixed, with shares of National Australia Bank up 0.61% and Commonwealth Bank gaining 0.51%. Westpac shares fell 0.23%.
The session in Asia follows a muted performance on Wall Street overnight where stocks dipped slightly.
“Investors are very focused on the US-China trade talks and ongoing Brexit discussions in what is generally a quiet week for data,” Rahul Khare from ANZ Research said in a morning note. “The market continues to debate the degree of easing required from the Fed following the recent fall in unemployment but weakening activity indicators.”
High-level trade talks between the world’s two largest economies are due to start on Thursday, but reports said Chinese officials appear to be growing hesitant to pursue a broad trade deal with the United States. Deputy trade negotiators from both sides also began a new round of talks on Monday aimed at ending the prolonged trade war, where Washington and Beijing have imposed tariffs on billions of dollars worth of each other’s imports.
Trade tensions have risen recently following reports that U.S. President Donald Trump’s administration is deliberating ways to limit American investors’ portfolio flows into China, which could include delisting Chinese companies from U.S. stock exchanges.
Analysts at J.P. Morgan said in a note they expect four possible scenarios could emerge from the trade negotiations. First, an “ice-breaking meeting that will lead to a major deal” in the coming months; second, a “mini-deal” focusing on China’s purchase of U.S. products and some structural reforms while new tariffs get postponed indefinitely;
third, a no-deal status quo where new tariffs come into play, but negotiations continue; and, finally, a break-up scenario, where there’s no deal and no further dialogue between the U.S. and China.
J.P. Morgan analysts said they are expecting a no-deal status quo while “market investors also have high hopes for a mini-deal.” American tariffs on $250 billion worth of Chinese goods are scheduled to rise to 30% on Oct. 15. In the currency market, the dollar index, which measures the U.S. dollar against a basket of its peers, traded at 98.985, declining from levels near 99.600 in the previous week. The Japanese yen, which is seen as a safe-haven currency during times of market volatility, traded at 107.30 versus the dollar, strengthening from levels above 107.50 early last week. Meanwhile, the Australian dollar changed hands at $0.6729.
Stocks fell slightly on Monday as investors looked ahead to U.S.-China trade talks, which are set to begin later this week. The Dow Jones Industrial Average was down 95.70 points, or 0.4% at 26,478.02. The S&P 500 dipped 0.5% to 2,938.79 while the Nasdaq Composite lost 0.3% to close at 7,956.29. The indexes alternated between slight gains and losses for most of the session before ultimately closing lower. “Any real change or breakthrough is unlikely, but positive talks are going to be a catalyst for the market,” said Phil Blancato, CEO of Ladenburg Thalmann Asset Management. He noted this week will also give investors clues about the market heading into year-end. European markets climbed Monday afternoon as traders looked for hints on the direction of Brexit and U.S.-China trade talks, with Friday’s positive U.S. jobs data still boosting stocks. The pan-European Stoxx 600 provisionally gained 0.74%, led by a 0.4% rise for chemicals and energy stocks while media and financial services continued to lag. Stocks were buoyed Friday by a positive jobs report out of the U.S. which eased fears of a slowdown in the world’s largest economy. Investor focus is now attuned to trade developments, with a fresh round of U.S.-China talks due to commence later this week.
| Phố Wall yên ắng, chứng khoán châu Á vẫn xanh sàn
Sắc xanh vẫn bao phủ thị trường chứng khoán châu Á phiên sáng 8/10 bất chấp những diễn biến khó đoán của đàm phán thương mại Mỹ - Trung dự kiến diễn ra cuối tuần này.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0,96%, trong khi Topix lên điểm 0,83%. Kospi của Hàn Quốc nhích 0,42% khi cổ phiếu Samsung tăng 0,63%. Theo công bố hướng dẫn lợi nhuận quý 3/2019 của gã khổng lồ công nghệ này, lợi nhuận hoạt động trong quý 3 của hãng này ước tính giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường Trung Quốc hôm nay mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ lễ kéo dài.
Chỉ số ASX 200 của Australia ghi nhận mức tăng 0,41% nhờ hầu hết các nhóm chứng khoán tăng điểm. Cổ phiếu của nhóm 4 “ông lớn” ngân hàng của Australia diễn biến trái chiều, với cổ phiếu Ngân hàng Quốc gia Australia (NAB) và Ngân hàng Commonwealth Bank lần lượt nhích 0,61% và 0,51%. Cổ phiếu của ngân hàng Westpac mất 0,23%.
Nhà đầu tư đang theo sát diễn biến đàm phán thương mại Mỹ-Trung và cuộc thương thảo về Brexit giữa Anh và EU, điều này sẽ kéo theo 1 tuần giao dịch yên ắng, chuyên gia nghiên cứu của Tập đoàn ANZ Rahul Khare đánh giá. Nhà đầu tư tiếp tục dè dặt ra quyết định dù kỳ vọng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ sau khi các công bố gần đây cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ tiếp tục giảm, trong khi hoạt động sản xuất công nghiệp vẫn suy yếu.
Đàm phán thương mại cấp cao Mỹ - Trung dự kiến bắt đầu vào ngày 10/10. Tuy nhiên, đã xuất hiện nhiều luồng tin cho rằng các quan chức Trung Quốc dường như rất đắn đo để theo đuổi thỏa thuận thương mại lớn với Mỹ.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tìm cách hạn chế hoạt động đầu tư của Mỹ vào doanh nghiệp Trung Quốc, bằng cách hất cẳng các công ty niêm yết của Trung Quốc ra khỏi các sàn chứng khoán Mỹ.
Theo các nhà phân tích tại hãng dịch vụ tài chính J.P. Morgan, sẽ có 4 kịch bản cho đàm phán thương mại Mỹ - Trung.
Theo kịch bản đầu tiên, đàm phán lần này được xem như cuộc họp “phá băng” và hai bên sẽ đi đến một thỏa thuận lớn trong những tháng tới. Thứ hai, hai bên có thể đạt “thỏa thuận nhỏ”, trong đó tập trung vào việc Trung Quốc mua hàng hóa Mỹ và một số thay đổi trong cơ cấu đánh thuế với một số thuế quan mới sẽ được hoãn.
Ở kịch bản thứ 3, hai bên có thể không đạt thỏa thuận và thuế quan mới sẽ được kích hoạt, nhưng các cuộc đàm phán về sau vẫn được tiếp tục. Cuối cùng, ở kịch bản “chia tay”, hai bên sẽ không đạt thỏa thuận và không có thêm cuộc đối thoại nào nữa.
Các nhà phân tích J.P. Morgan cũng dự báo Mỹ và Trung sẽ không đạt được thỏa thuận lần này, trong khi giới đầu tư lại kỳ vọng sẽ một thỏa thuận nhỏ.
Theo kế hoạch, Mỹ sẽ tăng thuế quan lên 30% đối với 250 tỷ USD giá trị hàng Trung Quốc vào ngày 15/10 tới.
Chứng khoán Mỹ ngày 7/10 có phiên giao dịch khá yên ắng, với cả 3 chỉ số lớn đều đi xuống.
Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones chốt phiên mất 95,70 điểm (tương đương 0,4%) còn 26.478,02 điểm. S&P 500 trượt 0,5% xuống 2.938,79 điểm, trong khi Nasdaq Composite đóng cửa trượt 0,3% về mức 7.956,29.
Sự thay đổi thực sự hoặc đột phá trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung là không thể, nhưng kết quả đàm phán đạt được theo hướng tích cực sẽ là chất xúc tác cho thị trường, ông Phil Blancato, CEO của Quỹ quản lý tài sản Ladenburg Thalmann Asset Management nhận định. Các diễn biến trong tuần này sẽ là “manh mối” giúp các nhà đầu tư định hình thị trường từ này đến cuối năm.
Kỳ vọng về kết quả tích cực của đàm phán Mỹ - Trung và thương thảo Brexit giữa Anh và EU đã tạo cú hích nhẹ cho thị trường chứng khoán châu Âu ngày 7/10.
Chỉ số pan-European Stoxx 600 nhích 0,74%, trong đó cổ phiếu ngành hóa chất và năng lượng dẫn đầu sóng tăng với mức lên điểm 0,4%. Cổ phiếu ngành truyền thông và tài chính tiếp tục tụt dốc.
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác sáng nay tiếp tục trượt từ mốc 99,600 thiết lập cuối tuần trước về 98,985.
Đồng yên Nhật Bản lên giá và trao tay ở mức 107,30 JPY đổi 1 USD, trong khi đô la Australia giao dịch ở mức 1 AUD “ăn” 0,6729 USD. |