Đầu tư và cuộc sống
RMIT Việt Nam tổ chức Ngày trải nghiệm các ngành học Sáng tạo
K.T - 27/11/2017 18:35
Gần 1.000 phụ huynh và học sinh trung học đã tham dự Ngày trải nghiệm các ngành học Sáng tạo - một trong những sự kiện lớn nhất trong năm do Đại học RMIT Việt Nam tổ chức tại cơ sở Hà Nội vào Chủ Nhật, ngày 26/11 vừa qua.
Ngày trải nghiệm các ngành học sáng tạo thu hút gần 1.000 học sinh và phụ huynh

Một trong những điểm nhấn của Ngày trải nghiệm các ngành học sáng tạo là 13 lớp học thử được chuẩn bị công phu trong suốt 6 tháng qua, có thể kể đến như lớp Sáng tạo trong truyền thông, Giải mã hình ảnh, 45 phút làm phim ngắn; Khám phá cá tính thương hiệu, Sức mạnh của mạng xã hội; Lên ý tưởng Bộ sưu tập thời trang; Lớp công nghệ thực tế ảo...

Ngoài việc tìm hiểu các ngành học phù hợp, học sinh và phụ huynh đến với Ngày trải nghiệm năm nay còn có cơ hội tham dự Tọa đàm hướng nghiệp, gặp gỡ trao đổi với giảng viên đại học RMIT Việt Nam và chuyên gia Truyền thông đồng thời là tác giả cuốn sách hướng nghiệp "Nhìn, Hỏi rồi. Nhảy đi!" Thi Anh Đào.

Những chia sẻ của khách mời và giảng viên RMIT Việt Nam đã mở ra định nghĩa mới về “một công việc ổn định” và nghề sáng tạo, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đặt những câu hỏi để hiểu chính mình, từ đó giúp các em tìm thấy và nuôi dưỡng niềm đam mê của bản thân, cũng như xác định con đường tương lai. Các bậc phụ huynh cũng có được cái nhìn toàn cảnh về ngành công nghiệp sáng tạo hiện nay để có thể định hướng cho con.

Lớp học thử Lên ý tưởng bộ sưu tập thời trang

Ngoài lớp học tương tác, ngày trải nghiệm còn cung cấp thông tin hữu ích về học bổng, chương trình Chuyển tiếp và Trao đổi tới hơn 200 đối tác của đại học RMIT trên toàn cầu, tham quan triển lãm các sản phẩm sáng tạo tại showcase “Bigger!” , và thông tin về nhiều ngành học khác tại RMIT Việt Nam.

Bạn Bùi Vân Trang, học sinh lớp 12 Pháp A, trường PTTH Chuyên Nguyễn Huệ chia sẻ: Em tham dự lớp học thử Tiếng Anh sáng tạo. Thầy rất cởi mở, lớp học cực vui. Em rất thích cách thầy tiếp cận vấn đề bằng cách đặt câu hỏi, để bọn em phải tự động não để tự tìm ra câu trả lời, chứ thầy không đưa ra kiến thức ngay. Có thể nói thầy gợi mở để bọn em tự tìm ra nút thắt và cách giải quyết, như thế em sẽ nhớ kiến thức lâu hơn. Em học được cách tư duy sáng tạo, đó là “thu hoạch” lớn nhất hôm nay.

Tin liên quan
Tin khác