Nhập khẩu ngô 8 tháng đầu năm tăng 43% về lượng so với cùng kỳ |
Theo Bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 8 năm 2015 ước đạt 2,38 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 8 tháng đầu năm 2015 lên 19,31 tỷ USD, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt tỷ USD, giảm 7,7% so với cùng kỳ năm 2014, giảm rất mạnh ở các mặt hàng như cà phê (33,1%), cao su (10,2%) và gạo (13,1%). Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 4,13 tỷ USD, giảm 17,5% so với cùng kỳ năm 2014, giảm rất mạnh ở thị trường lớn nhất là Mỹ (29,39%). Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 4,52 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2014.
Xuất khẩu gạo tháng 8 vẫn tiếp tục khó khăn khi các thị trường truyền thống, tập trung như Singapore, Phillipin đều giảm tới 35-40%, trong khi đó, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc ngày càng phụ thuộc. Hiện xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đang chiếm tới hơn 1/3 lượng gạo xuát khẩu cả nước (35,21% thị phần) và đang bị ép giá nặng nề sau khi đồng nhân dân tệ phá giá. Thị trường xuất khẩu gạo tốt nhất của Việt Nam hiện nay là Malaysia. Trong 7 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu gạo sang Malaysia tăng 95,96% về khối lượng và tăng 74,22% về giá trị, vươn lên vị trí thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 8,71% thị phần.
Cùng với gạo, xuất khẩu cà phê cũng chưa có dấu hiệu phục hồi. Xuất khẩu cà phê trong tháng 8 năm 2015 ước đạt 87 nghìn tấn với giá trị đạt 175 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 8 tháng đầu năm 2015 ước đạt 874 nghìn tấn với tổng giá trị 1,79 tỷ USD, giảm 32,7% về khối lượng và giảm 33,1% về giá trị so cùng kỳ năm 2014. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2015 với thị phần lần lượt là 14,9% và 11,28%.
Tương tự, cao su xuất khẩu tháng 8 năm 2015 đạt 111 nghìn tấn với giá trị 159 triệu USD, với ước tính này 8 tháng đầu năm 2015 xuất khẩu cao su đạt 632 nghìn tấn, giá trị đạt 922 triệu USD, tăng 11,2% về khối lượng nhưng giảm 10,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Giá cao su xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm 2015 đạt 1.462 USD/tấn, giảm 20,19% so với cùng kỳ năm 2014. Trung Quốc, Malaysia và Ân Độ vẫn duy trì là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2015, chiếm 72% thị phần.
Xuất khẩu thủy sản tháng 8 năm 2015 ước đạt 554 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2015 đạt 4,13 tỷ USD, giảm 17,5% so với cùng kỳ năm 2014. Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 19,21% tổng giá trị xuất khẩu. Trong 7 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt 687,16 triệu USD, giảm 29,39% so với cùng kỳ năm 2014. Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc cũng giảm đáng kể với mức giảm lần lượt là 10,56% và 10,45%. Xuất khẩu tăng trưởng đáng chú ý ở các thị trường như Thái Lan (tăng 19,03%) và Anh (tăng 30,02%).
Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu tăng khá mạnh là hạt điều, gỗ và sản phẩm gỗ, sắn và sản phẩm từ sắn.
Ngược với xuất khẩu, giá trị nhập khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy sản trong 8 tháng đầu năm 2015 ước đạt 15,33 tỷ USD, tăng 7,9% so với năm cùng kỳ năm 2014.
Một số mặt hàng nhập khẩu chính là phân bón (8 tháng nhập khẩu 882 triệu USD, tăng 13,2% về khối lượng và tăng 11,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014); thuốc trừ sâu và nguyên liệu ( 494 triệu USD), Gỗ và sản phẩm gỗ (1,45 tỷ USD), lúa mỳ (429 triệu USD), thức ăn gia súc và nguyên liệ (2,25 tỷ USD), đậu tương ( 518 triệu USD), ngô (939 triệu USD)…
Đáng lưu ý, mặt hàng ngô nhập khẩu tăng tới 43% về khối lượng và tăng 24,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Braxin và Achentina là hai thị trường nhập khẩu chính của mặt hàng này, chiếm lần lượt là 50,1% và 43,9% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này. Thị trường có giá trị tăng đột biến so với cùng kỳ năm ngoái là Achentina (hơn 20 lần)