1. Tổ chức lịch tiếp xúc với từng nhân viên để đánh giá về tầm nhìn của họ
Có thể hỏi nhân viên về mong muốn của họ trong năm tới, trong vài năm tới và cần có phúc đáp rõ ràng về những câu hỏi mà họ đưa ra.
| ||
Người lãnh đạo phải biết đề ra những mục tiêu có thể đem lại kết quả tích cực nhất |
2. Xác định rõ 3 mục tiêu hàng đầu
Việc đề ra mục tiêu rất dễ dàng, song để đạt được những mục tiêu đó lại là vấn đề khác, do vậy cần đặt trọng tâm vào 3 mục tiêu có thể tạo ra những kết quả tích cực lớn nhất.
3. Sử dụng hệ thống lập kế hoạch hàng ngày
Mỗi nhân viên cần có hệ thống kế hoạch hàng ngày, theo đó nêu rõ những mục tiêu cụ thể, cách thức thực hiện, các lựa chọn, xác định những nhiệm vụ quan trọng…
4. Xác định nhiệm vụ và thời hạn thực hiện
Cần viết ra những nhiệm vụ cụ thể cần hoàn thành để đạt được các mục tiêu đã định. Những nhiệm vụ cụ thể này cần được đưa ra trong hệ thống kế hoạch hàng ngày. Đối với từng nhiệm vụ, nhân viên cần xác định rõ thời gian thực hiện, thời hạn hoàn thành.
5. Lập hệ thống giá trị
Nhân viên cần nhận thức rõ không chỉ về “cái họ cần”, mà còn về cả việc “họ là ai”. Hệ thống giá trị cho biết, bạn là ai và bạn chọn cách sống thế nào.
Đó là trình tự hoạt động tiêu chuẩn của bạn. Nếu bạn là một người chu đáo, lao động tích cực, trung thực, thì những giá trị này sẽ xác định quy trình làm việc hàng ngày của bạn và cho biết cách thức để bạn hướng tới những mục tiêu đã định.
6. Khích lệ việc hoàn thành nhiệm vụ
Trên thực tế, người ta thường chỉ để ý đến những khiếm khuyết, sự yếu kém, chậm trễ trong công việc. Vậy tại sao ta không khích việc hoàn thành nhiệm vụ? Việc này tuy nhỏ, song có tác dụng rất lớn trong việc động viên mọi người làm việc tốt hơn nữa.
Việt Nga