Thời sự
SCIC lên tiếng vụ vỡ ống nước sông Đà
Như Doanh - 04/08/2014 16:36
() Với tư cách là cổ đông sở hữu 57,78% vốn điều lệ của Vinaconex, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) có thông tin chính thức về sự việc 9 lần vỡ đường ống nước sạch sông Đà .
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Chủ tịch Vinaconex viết tâm thư gửi cán bộ về chuyện vỡ ống nước Sông Đà
6 lần vỡ ống nước Sông Đà, Vinaconex chưa rõ 'bệnh'

SCIC cho biết, Dự án xây dựng hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây – Hòa Lạc – Xuân Mai – Miếu Môn – Hà Nội – Hà Đông được khởi công xây dựng vào tháng 4/2004 theo Quyết định của Hội đồng quản trị Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam. Tại thời điểm này, Vinaconex là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng.

   
  SCIC đã nhiều lần yêu cầu Vinaconex báo cáo và khắc phục sự cố vỡ ống nước  

Ngày 30/12/2006, Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam  chính thức chuyển thành Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam, hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.

Sau đó, ngày 19/6/2007, quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Vinaconex được chuyển giao từ Bộ Xây dựng về SCIC với giá trị phần vốn Nhà nước chiếm 63,35% vốn điều lệ Vinaconex.

Đến nay vốn điều lệ của Vinaconex là 4.417.106.730.000 đồng, trong đó SCIC sở hữu 57,78%, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) sở hữu 21,28% và các cổ đông khác sở hữu số vốn còn lại.

Để quản lý phần vốn nhà nước tại Vinaconex, SCIC đã cử Người đại diện tham gia Hội đồng quản trị và Ban điều hành.

Liên quan đến những sự cố tại tuyến ống truyền tải nước sạch Sông Đà giai đoạn 1, với tư cách là cổ đông nhà nước tại Vinaconex, ngay từ năm 2013, SCIC đã yêu cầu Người đại diện vốn và Hội đồng quản trị báo cáo tình hình, có giải pháp khắc phục, chỉ đạo CTCP Nước sạch Vinaconex (đơn vị tiếp nhận quản lý hệ thống cấp nước Sông Đà do Vinaconex sở hữu 51% vốn điều lệ): Rà soát toàn bộ quy trình vận hành, hạn chế tối đa khả năng xảy ra sự cố; phối hợp với chính quyền địa phương để tăng cường bảo vệ hành lang an toàn tuyến ống, khẩn trương khắc phục sự cố trong thời gian ngắn nhất, đảm bảo đời sống an sinh cho người dân.

Trước các sự cố vỡ đường ống liên tục sảy ra trong năm 2014, SCIC đã có văn bản yêu cầu Vinaconex đề xuất phương án xử lý, khắc phục thiệt hại, phân tích nguyên nhân, xác định trách nhiệm đối với các bên liên quan trong việc triển khai thực hiện và vận hành Dự án.

Theo báo cáo của Vinaconex, hiện nay Vinaconex đang cung cấp tài liệu cho cơ quan Cảnh sát điều tra để báo cáo, giải trình và làm rõ hơn các nội dung dẫn tới việc vỡ tuyến ống truyền tải nước sạch Sông Đà giai đoạn 1 (theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 03/C46-P10 ngày 24/7/2014) liên quan đến quy trình đầu tư xây dựng cơ bản, thiết kế, sản xuất, xây lắp, giám sát dự án truyền tải nước sạch của Vinaconex.

SCIC cho biết, sau khi có kết luận chính thức từ cơ quan pháp luật, SCIC sẽ xem xét xử lý trách nhiệm theo thẩm quyền của chủ sở hữu vốn (tiếp nhận từ tháng 6/2007 đến nay ) đối với Người đại diện có liên quan phù hợp với quy định pháp luật và Quy chế người đại diện vốn của SCIC tại doanh nghiệp.

Vinaconex giải trình về hàng loạt dự án "dính phốt"

() Cuối tuần qua, Tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2014 của Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex), cổ đông đã đặt nhiều câu hỏi về các dự án mà Vinaconex thực hiện liên tục bị "bêu tên" lên mặt báo.

Vinaconex ITC lỗ nặng vì Dự án Cát Bà Amatina

(Baodautu.vn) HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển du lịch Vinaconex (Vinaconex ITC) vừa báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2013 đến các cổ đông.

Lợi nhuận Vinaconex giảm mạnh sau kiểm toán của Deloitte

(Baodautu.vn) Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán (31/3/2014). Kết quả kiểm toán (do Deloitte Việt Nam thực hiện) cho thấy có sự chênh lệch lớn về số liệu về kết quả kinh doanh 2013.

Tin liên quan
Tin khác