Tư duy trong đầu tư tài chính của Gen Z và các thế hệ trước cũng có sự khác biệt. Hãy cùng chuyên gia so sánh kênh đầu tư của thế hệ ông bà và GenZ nhé.
Sự khác biệt trong tư duy tài chính của Gen Z đối với các thế hệ trước
Gen Z là thế hệ được sinh ra và lớn lên trong thời kỳ bùng nổ công nghệ, kinh tế số. Môi trường sống, văn hóa của Gen Z cũng có nhiều thay đổi so với thời ông cha tra trước kia. Sự khác biệt trong tư duy tài chính của Gen Z với các thế hệ trước đó là điều rõ ràng có thể nhìn thấy được.
Gen Z là thế hệ kiếm được tiền nhưng cũng biết tiêu tiền: Cái tôi và cá tính riêng được GenZ đề cao hơn so với thế hệ ông bà thường tập trung nhiều vào các giá trị cộng đồng và tập thể. Thế hệ GenZ kiếm được nhiều tiền hơn nhưng ít chú ý đến việc tích lũy và tiết kiệm.
Thế hệ GenZ có nhiều năng lực, trở thành con người đa nhiệm: Trong khi thế hệ ông bà, cha mẹ thường mang tính ổn định hơn, chuyên sâu về một lĩnh vực.
Gen Z hướng tới tỷ suất sinh lời trong khi các thế hệ trước thường hướng tới sự chắc chắn khi đầu tư tài chính. Có thể nói, thế hệ GenZ liều lĩnh, dám đương đầu và thử nghiệm với nhiều điều mới mẻ.
. |
Các kênh đầu tư của Gen Z so với thế hệ ông bà
Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu các kênh đầu tư và xu hướng của Gen Z và thế hệ trước đó như thế nào nhé!
Gửi tiết kiệm
Gửi tiết kiệm ngân hàng là kênh đầu tư được thế hệ ông bà, cha mẹ lựa chọn nhiều nhất. Việc gửi tiết kiệm ngân hàng lãi suất thấp nhưng mức độ rủi ro gần như bằng 0, phù hợp với tư duy ăn chắc mặc bền.
Với giới trẻ, việc gửi ngân hàng không hấp dẫn, bởi tỷ suất lợi nhuận thấp. Thời gian gửi lâu để nhận được số tiền mong muốn, tính linh hoạt không cao khiến nhiều bạn trẻ không chọn hình thức này.
Chứng khoán
Đầu tư chứng khoán là lĩnh vực lâu đời, nhưng thực sự phát triển và bùng nổ khi kinh tế số tăng trưởng.
Do đó, thế hệ trước thường ít tập trung vào phương thức đầu tư này. Ngoài ra, thế hệ ông bà cũng chuộng hơn đầu tư vào trái phiếu với lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm, nhưng vẫn được đánh giá là khá ổn định.
Với giới trẻ, việc đầu tư chứng khoán được ưu tiên hơn ở thời đại kinh tế số đa dạng về sản phẩm, danh mục đầu tư và kênh tiếp cận. Người trẻ GenZ có khẩu vị rủi ro cao, linh hoạt hơn, mang lại tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn. Tuy nhiên, GenZ lại thiếu về chiến lược và kỹ năng phân tích tài chính chuyên sâu như những người đi trước. Nếu cải thiện về kỷ luật, nâng cao kiến thức chuyên sâu về chứng khoán, GenZ sẽ khai thác tối đa năng lực của bản thân để tạo ra nhiều đột phá.
Nếu thời ông bà có xu hướng cẩn trọng, thì GenZ có phần phóng khoáng hơn. Đặc biệt, GenZ sẵn sàng chi trả số tiền lớn để đầu tư nhà ở mang phong cách riêng, thể hiện cá tính, nhiều tiện nghi cuộc sống hiện đại.
Thế hệ cha ông thường có xu hướng đầu tư nhà đất, ở các khu vực có khả năng tăng giá. Với GenZ, họ liều lĩnh hơn, lựa chọn các sản phẩm bất động sản năng động, nằm trong hệ sinh thái chung cư cao cấp được thiết kế đầy đủ và toàn diện.
Vàng
Thế hệ trước thường chọn tích lũy vàng, tiết kiệm vàng để bảo vệ an toàn cho tài sản của mình. Với gen Z lại khác, những con người yêu thích sự mạo hiểm và sẵn sàng đầu tư để tạo ra lợi nhuận lớn, thì vàng không phải là kênh hấp dẫn. Nhiều bạn trẻ cho rằng vàng là kênh đầu tư chậm chạp, tỷ suất sinh lời thấp.
Tiền ảo
Tiền ảo hoàn toàn là một phương thức đầu tư thời đại mới. Trong thời kỳ trước, hầu như không có thế hệ đi trước nào tham gia đầu tư tiền ảo.
Trong khi GenZ dám liều hơn, sẵn sàng chi tiền khủng để đầu tư bitcoin, với kỳ vọng lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, GenZ không chỉ tập trung vào 1 kênh tiền ảo, mà phân bổ dòng tiền đa dạng hơn để giảm thiểu rủi ro biến động lên xuống của thị trường.
Có thể thấy, tư duy tài chính khác biệt của thế hệ ông bà cha mẹ và GenZ đã tạo nên 2 xu hướng đầu tư trái ngược. GenZ với năng lượng, sự mạnh mẽ, giám làm và liều lĩnh mang đến nhiều cơ hội để gia tăng lợi nhuận và đạt tự do tài chính. Tuy nhiên, sự thiếu cân nhắc, không có kỷ luật và hạn chế về mặt kiến thức chính là điểm yếu khiến nhiều bạn trẻ GenZ chưa đạt được thành tựu.