Trong 2 năm trở lại đây, thị trường ô tô Việt Nam đã không còn gói gọn chỉ xoay quanh các mẫu ô tô sử dụng động cơ truyền thống mà thay vào đó,xe sử dụng “động cơ xanh đang trở thành xu thế mới. Đây là điều tất yếu bởi người dùng đang ngày càng văn minh hơn, ưa chuộng các sản phẩm thân thiện với môi trường hơn.
Hiện nay, một số dòng “Xe xanh” tại Việt Nam là ô tô thuần điện và xe Hybrid. Ô tô thuần điện được đánh giá cao về sự tiết kiệm khi không còn phải nạp nhiên liệu hóa thạch mà chỉ cần sạc điện cho bộ pin đi kèm. Tuy nhiên, với mật độ dân cư đông đúc tại các thành phố lớn của Việt Nam, cơ sở hạ tầng cho dòng xe này vẫn chưa thực sự được phát triển.
Cụ thể, việc sử dụng ô tô điện khác hoàn toàn với ô tô sử dụng động cơ đốt trong truyền thống, người dùng sẽ phụ thuộc khá nhiều vào hệ thống trạm sạc nhưng hiện tại vẫn chưa thể quy hoạch được trạm sạc lớn nhằm phục vụ đông đảo người dùng.
Hệ thống trạm sạc ở Việt Nam vẫn chưa phổ biến ở thời điểm hiện tại |
Trạm sạc công cộng cho các dòng xe ô tô thuần điện chủ yếu là trạm sạc nhanh nhưng để sạc đầy pin xe, thời gian chờ sẽ tốn từ 20 phút cho đến nửa tiếng trong khi đó việc nạp nhiên liệu thông thường của ô tô sử dụng động cơ đốt trong truyền thống chỉ mất có vài phút. Tất nhiên người sử dụng ô tô điện cũng có thể lựa chọn sạc pin tại nhà nhưng không phải ai cũng có khuôn viên garage đủ rộng hay nguồn điện phù hợp, phần đông người dùng ô tô tại Việt Nam phải gửi xe ngoài bãi đậu mà những bãi đỗ xe công cộng hiện tại vẫn chưa được lắp đặt trạm sạc phổ biến.
Đó là những bất cập hiện tại của ô tô thuần điện nhưng không thể phủ nhận rằng dòng xe này là cánh cửa mở ra tương lai “xanh” thế nhưng “chìa khóa” mở ra cánh cổng đó lại chính là xe hybrid. Nhìn vào các quốc gia phương Tây, trước khi ô tô điện nở rộ như hiện tại, xe hybrid chính là lựa chọn số 1 trong quá trình hoàn thiện hê thống trạm sạc công cộng.
Cụ thể, ô tô hybrid có cơ cấu truyền động gồm pin, động cơ đốt trong và mô-tơ điện. Trong đó, động cơ đốt trong vẫn đóng vai trò chính còn mô-tơ điện chịu trách nhiệm phụ trợ. Về nguyên tắc vận hành của đa phần các mẫu xe Hybrid, tại các dải tốc độ thấp, mô-tơ điện sẽ hoạt động để giúp xe di chuyển còn động cơ đốt trong sẽ tạm ngắt, khi người dùng đẩy nhanh tốc độ, mô-tơ điện sẽ bổ trợ lực kéo và tắt dần để chuyển sang động cơ đốt trong. Như vậy, tại dải tốc độ thấp, xe sẽ không phải tiêu tốn nhiên liệu còn ở dải tốc độ cao, động cơ đốt trong mới hoạt động sẽ vận hành ở điểm tối ưu, một lần nữa tiết kiệm nhiên liệu. Qua đó, có thể thấy rằng xe hybrid hoàn toàn phù hợp với các thành phố lớn của Việt Nam ở thời điểm hiện tại
Đặc biệt, năng lượng cung cấp cho mô-tơ điện có thể tái nạp vào bộ pin thông qua quá trình phanh. Điều này có nghĩa rằng xe hybrid không cần phụ thuộc vào việc sạc như các mẫu ô tô thuần điện, người dùng vẫn giữ thói quen sử dụng ô tô như bình thường, nạp nhiên liệu cho động cơ đốt trong và vận hành. Động cơ đốt trong trang bị trên các xe hybrid cũng không có kết cấu đặc biệt gì khác với ô tô truyền thống, do đó quá trình bảo dưỡng xe cũng không hề phức tạp.
Loạt xe Hybrid trong chiến dịch “Hành trình xanh cùng Hybrid” vừa được Toyota Việt Nam tổ chức. |
Toyota Việt Nam vẫn luôn quan tâm đến cảm nhận và trải nghiệm thực tế của khách hàng. Chình vì vậy vào ngày 15 - 16/9/2022 vừa qua, hãng xe Nhật Bản đã lần đầu tổ chức “Hành trình xanh cùng Hybrid” tại nước ta. Chương trình này có sự xuất hiện của tất cả các mẫu xe hybrid hiện đang được TMV phân phối, bao gồm Toyota Corolla Cross Hybrid, Corolla Altis Hybrid và Camry Hybrid.
ến với chương trình, khách mời đã có cơ hội trải nghiệm công nghệ hybrid trên đa dạng địa hình từ đô thị cho đến cao tốc hay đèo núi trên cung đường từ Hà Nội tới Mai Châu (Hòa Bình). Qua đó, hãng xe Nhật Bản muốn gửi gắm thông điệp lối sống xanh, nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như ý thức bảo vệ môi trường và đồng thời chứng minh sự phù hợp của xe hybrid đối với cơ sở hạ tầng của Việt Nam ở thời điểm hiện tại.