Thời sự
Tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển năng lượng
Baodautu.vn - 22/07/2020 07:40
Ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban Kinh tế Trung ương chia sẻ về hai quan điểm có ý nghĩa then chốt trong định hướng chiến lược năng lượng quốc gia đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
.

Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn, mà như đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã từng nói: “Chưa bao giờ đất nước chúng ta có cơ đồ tốt đẹp như ngày hôm nay”.

Trong thành tích chung đó của cả nước, chúng ta có thể tự tin, tự hào khẳng định rằng, ngành năng lượng Việt Nam đã có đóng góp hết sức xứng đáng. Điều đó không chỉ được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân mà còn được bạn bè quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Đến nay, đất nước đang chuyển sang một giai đoạn phát triển mới có những thay đổi về chất, đòi hỏi ngành năng lượng Việt Nam cũng phải có những bước phát triển mới.

Trước tình hình đó, ngày 11/2/2020, Bộ Chính trị đã kịp thời ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng chiến lược năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Tại Nghị quyết này, Bộ Chính trị đã đưa ra 5 quan điểm chỉ đạo rất toàn diện và sâu sắc. Tôi xin đề cập hai quan điểm có ý nghĩa then chốt.

Thứ nhất, bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, vừa là tiền đề, vừa là động lực phát triển kinh tế  - xã hội. Ưu tiên phát triển ngành năng lượng nhanh, bền vững, đi trước một bước, gắn với bảo đảm môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng an ninh, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, và là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thứ hai, phát triển năng lượng quốc gia phải phù hợp với thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và xu thế hội nhập quốc tế. Nhanh chóng xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ, cạnh tranh, minh bạch với nhiều hình thức sở hữu và phương thức kinh doanh. Áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng. Khuyến khích tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng. Kiên quyết loại bỏ mọi biểu hiện bao cấp, độc quyền, cạnh tranh thiếu bình đẳng, minh bạch trong ngành năng lượng”…

Tin liên quan
Tin khác