Thời sự
Thành lập Viện Quản trị kinh doanh thuộc Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Kỳ Thành - 24/12/2016 14:28
Sáng 24/12, tại Hà Nội đã diễn ra buổi lễ thành lập Viện Quản trị kinh doanh trực thuộc Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội trao Quyết định thành lập Viện Quản trị kinh doanh cho PGS.TS. Hoàng Văn Hải (Ảnh: K.T)

Viện Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập trên cơ sở nâng cấp Khoa Quản trị kinh doanh, sau hơn 9 năm hoạt động và phát triển từ Bộ môn Quản lý Kinh tế và Quản trị Kinh doanh của Khoa Kinh tế, trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đây là mô hình Viện đào tạo đầu tiên tiên phong trong các trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, có con dấu, tài khoản riêng, có vốn tự chủ, tự chịu trách nhiệm, theo xu hướng tự chủ đại học và chiến lược phát triển của Đại học Kinh tế và Đại học Quốc gia Hà Nội.

Viện Quản trị kinh doanh có cơ cấu tồ chức gồm Viện trưởng và các Phó Viện trưởng, Hội đồng Khoa học và Đào tạo Viện, Hội đồng tư vấn Viện, Bộ môn trực thuộc Viện, Trung tâm trực thuộc Viện.

Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS. Hoàng Văn Hải, Viện trưởng Viện Quản trị kinh doanh khẳng định, việc thành lập Viện Quản trị kinh doanh thể hiện quyết tâm đổi mới mô hình quản trị đại học của Ban Lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Kinh tế, đánh dấu một bước tiến mới trong lịch sử hình thành và phát triển của Viện.

Ôn lại chặng đường phát triển đã qua, PGS.TS. Hoàng Văn Hải cho biết, đội ngũ giảng viên của Viện đã không ngừng được bổ sung và phát triển trong thời gian qua. Từ lúc ban đầu, giảng viên có học hàm, học vị chỉ có 1 Phó Giáo sư và 5 Tiến sĩ, cho đến nay, lực lượng giảng viên của Viện đã đạt 100% có học vị Tiến sĩ, trong đó có 6 Phó Giáo sư, Giảng viên cao cấp.

Về đào tạo, từ 1 chương trình đào tạo Cử nhân và 1 chương trình đào tạo Thạc sĩ, đến nay Viện đã có 3 chương trình đào tạo Cử nhân, 2 chương trình đào tạo Thạc sĩ, 1 chương trình đào tạo Tiến sĩ. Đặc biệt, Viện đã có nhiều công bố nghiên cứu khoa học quốc tế.

“Viện Quản trị kinh doanh đã xác lập được hướng đi trọng tâm là cung cấp nguồn nhân lực lãnh đạo và doanh nhân có tư duy hiện đại và hành động hiệu quả. Đây chính là tư tưởng cốt lõi và xuyên suốt trong tư duy và hành động của Viện Quản trị kinh doanh”, PGS.TS. Hoàng Văn Hải nhấn mạnh.

PGS.TS. Hoàng Văn Hải khẳng định, việc thành lập Viện Quản trị kinh doanh đánh dấu một bước tiến mới trong lịch sử hình thành và phát triển của Viện (Ảnh: K.T)

Để hiện thực hóa sứ mệnh này, Viện Quản trị kinh doanh tập trung phát triển 3 mục tiêu trọng điểm: (1) Về đào tạo, tập trung vào 2 chương trình đào tạo cốt lõi là chương trình cử nhân chất lượng cao với mục tiêu đào tạo các doanh nhân khởi nghiệp và chương trình Thạc sĩ "Lãnh đạo chiến lược";

(2) Về nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh nghiên cứu theo hướng ứng dụng, gắn với thực tế của doanh nghiệp và địa phương, nòng côt là ba nhóm nghiên cứu mạnh: quản trị hài hòa Đông - Tây, quản trị tinh gọn và năng suất chất lượng;

(3) Về dịch vụ tư vấn và chuyển giao công nghệ: Đối với các doanh nghiệp, tập trung vào các dự án tư vấn chiến lược; Đối với các địa phương, tư vấn xây dựng nông thôn mới thông qua các dự án thúc đẩy doanh nghiệp hóa nông nghiệp và trang bị kiến thức về kinh doanh cho nông dân.

Chúc mừng những thành công của Viện Quản trị kinh doanh đã đạt được trong thời gian qua, PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế yêu cầu Viện Quản trị kinh doanh phải gắn với 3 mục tiêu là thực tiễn, chuyên nghiệp và nâng cao chất lượng đội ngũ.

“Viện Quản trị kinh doanh phải nằm trong hơi thở cuộc sống, nằm trong làn sóng khởi nghiệp, nằm trong làn sóng của tái cơ cấu và phát triển doanh nghiệp, nằm trong làn sóng tư vấn quản trị doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh ngày càng gia tăng”, PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn nhấn mạnh.

Vui mừng trước những thành tựu ấn tượng của Viện Quản trị kinh doanh, PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội bày tỏ sự tin tưởng, trong thời gian tới Viện Quản trị kinh doanh sẽ phát triển theo định hướng chất lượng, hiệu quả.

“Quy mô ban đầu có thể khiêm tốn, nhưng tôi tin chắc rằng Viện Quản trị kinh doanh sẽ thành công và thực hiện tốt sứ mệnh của mình, đó là kỳ vọng có thể nhìn thấy”, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định.

Cũng tại buổi lễ, Viện Quản trị kinh doanh đã ra mắt Hội đồng tư vấn gồm 9 thành viên gồm các chuyên gia và các doanh nhân. Nhân sự kiện này, PGS.TS. Hoàng Văn Hải đã đại diện Viện Quản trị kinh doanh ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 3 doanh nghiệp là Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng, Công ty cổ phấn Gốm sứ Chu Đậu Hải Dương thuộc Tổng công ty Thương mại Hà Nội.

Một số hình ảnh buổi lễ do Phóng viên Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn ghi lại:

PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn trao quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng cho TS. Nguyễn Đăng Minh (Ảnh: K.T)
Ra mắt Hội đồng tư vấn Viện Quản trị kinh doanh (Ảnh: K.T)
PGS.TS. Hoàng Văn Hải ký biên bản ghi nhớ hợp tác với 3 doanh nghiệp (Ảnh: K.T)
Rất nhiều Học viên, Nghiên cứu sinh đã tới chúc mừng thành công của Viện Quản trị kinh doanh (Ảnh: K.T)

--

Chức năng, nhiệm vụ của Viện Quản trị kinh doanh:

1. Chức năng:
a) Đào tạo các bậc cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh và các lĩnh vực khác có liên quan.
b) Đào tạo ngắn hạn, đào tạo liên kết trong nước về quản trị kinh doanh và các lĩnh vực có liên quan.
c) Nghiên cứu khoa học, tư vấn và chuyển giao kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị và kinh doanh cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế.
d) Hợp tác và liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước để nghiên cứu, tư vấn, tổ chức hội nghị, hội thảo và đào tạo về quản trị kinh doanh (không bao gồm liên kết đào tạo quốc tế).

2. Nhiệm vụ:
2.1. Quản lý viên chức, người lao động và người học thuộc Viện theo quy định của Trường Đại học Kinh tế.
2.2. Lập kế hoạch và tổ chức thưc hiện các hoạt động giáo dục đào tạo theo kế hoạch chung của Trường Đại học Kinh tế, bao gồm:
a) Xây dựng chương trình đào tạo của ngành, chuyên ngành được Trường Đại học Kinh tế giao nhiệm vụ;
b) Tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các môn học liên quan bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo giữa các môn học của chương trình đào tạo hoặc giữa các trình độ đào tạo;
c) Tổ chức pháttriển chương trình đào tạo, xây dựng các đề án, biên soạn tài iiệu, giáo trình theo định hướng phát triển của Trường Đại học Kinh tế;
d) Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên, bảo đảm chuẩn đầu ra của người học theo cam kết đã được công bố, đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường lao động.
2.3. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất kinh doanh liên quan đến ngành nghề đào tạo và huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của Viện.
2.4. Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ, ngành nghề đào tạo và cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo.
2.5. Xây dựng kế hoạch và tổ chưc thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho công chức, viên chức, người lao động, người học; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân sự Viện.
2.6. Tổ chức đánh giá nhân sự trong Viện và tham gia đánh giá cán bộ quản lý trong Trường Đại học Kinh tế theo quy định.
2.7. Tạo nguồn thu cho Viện và Trường Đại học Kinh tế thông qua các hoạt động đào tạo ngắn hạn và các hoạt động khác.
2.8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định và do Hiệu trưởng giao cho Viện thực hiện.

Chức năng, nhiệm vụ của Viện Quản trị kinh doanh:

1. Chức năng:

a) Đào tạo các bậc cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh và các lĩnh vực khác có liên quan.

b) Đào tạo ngắn hạn, đào tạo liên kết trong nước về quản trị kinh doanh và các lĩnh vực có liên quan.

c) Nghiên cứu khoa học, tư vấn và chuyển giao kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị và kinh doanh cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế.

d) Hợp tác và liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước để nghiên cứu, tư vấn, tổ chức hội nghị, hội thảo và đào tạo về quản trị kinh doanh (không bao gồm liên kết đào tạo quốc tế).

2. Nhiệm vụ:

2.1. Quản lý viên chức, người lao động và người học thuộc Viện theo quy định của Trường Đại học Kinh tế.

2.2. Lập kế hoạch và tổ chức thưc hiện các hoạt động giáo dục đào tạo theo kế hoạch chung của Trường Đại học Kinh tế, bao gồm:

a) Xây dựng chương trình đào tạo của ngành, chuyên ngành được Trường Đại học Kinh tế giao nhiệm vụ;

b) Tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các môn học liên quan bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo giữa các môn học của chương trình đào tạo hoặc giữa các trình độ đào tạo;

c) Tổ chức pháttriển chương trình đào tạo, xây dựng các đề án, biên soạn tài iiệu, giáo trình theo định hướng phát triển của Trường Đại học Kinh tế;

d) Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên, bảo đảm chuẩn đầu ra của người học theo cam kết đã được công bố, đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường lao động.

2.3. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất kinh doanh liên quan đến ngành nghề đào tạo và huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của Viện.

2.4. Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ, ngành nghề đào tạo và cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo.

2.5. Xây dựng kế hoạch và tổ chưc thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho công chức, viên chức, người lao động, người học; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân sự Viện.

2.6. Tổ chức đánh giá nhân sự trong Viện và tham gia đánh giá cán bộ quản lý trong Trường Đại học Kinh tế theo quy định.

2.7. Tạo nguồn thu cho Viện và Trường Đại học Kinh tế thông qua các hoạt động đào tạo ngắn hạn và các hoạt động khác.

2.8.  Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định và do Hiệu trưởng giao cho Viện thực hiện.

Tin liên quan
Tin khác