Khi dịch Covid-19 kéo dài suốt 2 năm, F&B là nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tuy vậy, trong khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã tìm cách thích ứng linh hoạt, tận dụng chuyển đổi số để “mở đường” cho hoạt động kinh doanh, tiến đến tăng trưởng và phát triển bền vững.
Doanh nghiệp ngành F&B đang hồi phục nhanh...
Theo khảo sát của Vietnam Report, có đến 91% doanh nghiệp F&B cho biết bị ảnh hưởng ở mức nghiêm trọng trong 2 năm dịch 2020 – 2021. Mãi đến quý I/2022, thị trường F&B mới thực sự hồi phục trở lại.
Theo số liệu thống kê ngành F&B qua nền tảng thanh toán Payoo tính đến hết quý 1/2022, doanh thu ngành này đã tăng gấp rưỡi so với Quý IV/2021. Tổng số lượng giao dịch tăng 24% so với quý trước đó.
Dự kiến trong quý II/2022, ngành F&B sẽ đạt mức tăng trưởng cao hơn nữa nhờ 2 nguyên nhân: Một là, nhiều tỉnh thành khống chế thành công dịch bệnh và tâm lý người dân ổn định sau thời gian dài giãn cách nên họ đã mạnh dạn đi ăn ngoài hơn trước.
Hai là, nhờ các chính sách kích cầu của Chính phủ, ngành du lịch đã bắt đầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng khách nội địa ước đạt 26,1 triệu lượt người trong 3 tháng đầu năm. Kéo theo đó, F&B – một trong những ngành đầu tiên hưởng lợi nhờ du lịch cũng nhanh chóng nhộn nhịp trở lại.
Số liệu doanh thu ngành F&B nửa đầu tháng 4/2022 cũng phần nào phản ánh xu hướng này, khi mức tăng trưởng đạt gần 40% so với cùng kỳ quý I/2022 và tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ quý IV/2021.
Một số tổ chức quốc tế và trong nước cũng dự báo, ngành F&B có tiềm năng tăng trưởng lớn. Tổ chức nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới Mordor Intelligence Inc cho biết, ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng kép hằng năm lên tới 8,65% trong giai đoạn 2021-2026.
... một phần nhờ thanh toán không tiếp xúc ngày càng phổ biến
Trong hội thảo về Thực phẩm và đồ uống được tổ chức mới đây, Mastercard đã chia sẻ khảo sát Chỉ số thanh toán mới 2021, trong đó ghi nhận 84% người tiêu dùng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhận thấy việc tiếp cận các hình thức thanh toán mới nổi của họ đã tăng lên đáng kể.
Trong khi đó, có đến 88% đã sử dụng ít nhất một loại hình thanh toán mới nổi trong năm ngoái. Có tới 2/3 số người được khảo sát, trong đó có 75% thuộc thế hệ Y (những người sinh năm 1981 - 1996), chia sẻ rằng họ đã thử các phương thức thanh toán mới mà họ nghĩ rằng, mình sẽ không sử dụng nếu không có đại dịch.
Ở Việt Nam, theo số liệu được thống kê trên mạng lưới đối tác F&B của Payoo, các nguồn thanh toán phổ biến là thẻ (thẻ nội địa và thẻ quốc tế) chiếm 85 %, QR code qua ví điện tử và ứng dụng ngân hàng chiếm 15%. Trong nguồn thanh toán thẻ, hình thức thanh toán không tiếp xúc (contactless) có xu hướng tăng cao.
Quý I/2022, thanh toán không tiếp xúc chiếm khoảng 38% trên khối lượng và 33.5% theo giá trị giao dịch. Chỉ tính riêng nửa đầu tháng 4/2022, thanh toán không tiếp xúc đang chiếm đến gần 44% tổng khối lượng giao dịch và chiếm gần 40% giá trị giao dịch.
Trong khi đó, con số này ở Quý IV/2021 lần lượt là 27% và 28%.
Hiện tại, Payoo phối hợp với đối tác Mastercard triển khai ưu đãi tại nhiều cửa hàng F&B nhằm khuyến khích khách hàng trải nghiệm hình thức thanh toán mới phù hợp hơn trong hoàn cảnh dịch bệnh vẫn còn tồn tại, giúp người dân hạn chế tiếp xúc, doanh nghiệp xử lý nhanh gọn, đơn giản hóa quá trình thanh toán của khách hàng.
Đơn cử, khách hàng khi thanh toán bằng hình thức không tiếp xúc với thẻ Mastercard được nhận ngay evoucher 30.000 đồng cho đơn hàng từ 200.000 đồng tại Highlands Coffee, và được giảm ngay 15%, tối đa 150.000 đồng tại Jollibee và Califresh.
Giải pháp thanh toán toàn diện được ưa chuộng
Do các yêu cầu về thanh toán điện tử tại quầy tăng cao, Payoo cũng đã tích cực kết nối để triển khai giải pháp chấp nhận mọi thanh toán tại các đối tác mới là Haidilao, Jollibee và Highlands Coffee, Gongcha,…
Các đơn vị F&B này có thể lựa chọn kết nối với nhiều đơn vị khác nhau, tuy nhiên luồng quản lý sẽ rời rạc, phải tương tác đồng thời với nhiều hệ thống.
Do vậy, họ chọn kết nối với Payoo, chỉ kết nối một lần duy nhất, doanh nghiệp đã có tất cả các phương thức thanh toán hiện có, thậm chí được tiếp cận nhanh nhất với các phương thức mới trên thế giới khi chúng được triển khai tại Việt Nam.
Qua đó, doanh nghiệp F&B tối ưu hóa chi phí và tăng khả năng tiếp cận khách hàng mới.
Ông Ngô Trung Lĩnh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ Trực tuyến Cộng đồng Việt (VietUnion) cho rằng, do những giới hạn của đại dịch, người dân đã buộc phải sử dụng các phương thức thanh toán mới, dần dần trở nên yêu thích và hình thành một “thói quen số”.
Do đó, việc các doanh nghiệp chuyển đổi sang các giải pháp thanh toán số, thanh toán toàn diện không chỉ là bước “đi trước, đón đầu” nữa mà đã là yêu cầu cấp thiết để đa dạng hóa kênh bán hàng, gia tăng trải nghiệm khách hàng và vững vàng đón nhận các thách thức khác trong tương lai.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có công văn gửi 4 bộ trưởng, để tiếp tục nêu lại những vấn đề của dự thảo Thông tư hướng dẫn ghi nhãn dinh dưỡng đối với thực phẩm.
3 bộ trưởng có tên trong phần kính gửi Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Phong, là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Khoa học – Công nghệ Huỳnh Thành Đạt.
Lý do mà VASEP phải cất công gửi tới 4 bộ trưởng để có ý kiến về 1 dự thảo là vì: Nhiều quy định chưa phù hợp với các quy định của khu vực và quốc tế, chưa phù hợp với nguyên tắc quản lý rủi ro, tốn kém lớn cho doanh nghiệp mà không thấy có đánh giá rõ ràng về lợi ích thu được.
Những rủi ro được Hiệp hội nhắc đến là chỉ tiêu ghi nhãn quy định chưa phù hợp; giá trị dinh dưỡng tham chiếu chưa phù hợp, mẫu ghi nhãn dinh dưỡng chưa phù hợp. Lý do chưa phù hợp được đưa ra là chưa phù hợp với quốc tế, ghi nhiều thông tin, khó thực hiện trong diện tích bao bì nhỏ.
“Nên ghi 4 chỉ tiêu thay vì 7, giống như các nước trong khu vực (Singapore, Malaysia) hoặc 5 chỉ tiêu như Nhật Bản và áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro để phân loại nhóm sản phẩm nào cần ghì tiêu chí gì”, văn bản gửi các bộ trưởng ghi rõ phương án sửa đổi.
Ví dụ, nhóm sản phẩm thức ăn nhanh, thực phẩm chiên rán vốn có nhiefu chất béo bão hòa thì mới cần ghi hàm lượng chất béo bão hòa, nhóm nước giải khát thường hay chứa nhiều đường thì mới cần ghi tổng đường.
“Bộ Y tế cần có nghiên cứu đánh giá việc bắt buộc ghi cả 7 chỉ tiêu và phải ghi theo cả 2 cách (theo số lượng và theo % giá trị dinh dưỡng) có lợi gì, hay hại gì so với 4 chỉ tiêu và ghi theo 1 cách như Singapore, Malaysia hay 5 chỉ tiêu như Nhật để có cơ sở khoa học nhằm hoàn thiện Dự thảo”, công văn của Vasep viết.
Phân tích về những tác động tới doanh nghiệp của các quy định này, VASEP cho biết, với 2 chỉ tiêu ghi nhãn nhiều hơn so với Nhật, riêng tiền kiểm nghiệm, doanh nghiệp Việt Nam tốn kém thêm 381 tỷ đồng trogn năm đầu và 127 tỷ đồng trong năm.