“Đòn bẩy” của thị trường bất động sản
Từ khoảng cuối năm 2022 chịu ảnh hưởng bởi kinh tế thế giới và việc thắt chặt room tín dụng thì bước sang năm 2023, thị trường bất động sản đang dần hồi phục với room tín dụng và lãi suất ổn định hơn.
Cụ thể, ngay đầu tháng 2/2023, Thủ tướng đã chỉ đạo ngành ngân hàng cần tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển. Cùng với động thái tích cực từ các chủ ngân hàng, lãi suất cũng có xu hướng ổn định hơn, tạo tâm lý tích cực cho người mua để ở lẫn đầu tư.
Tháng 3/2023, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết 33/NQ-CP một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững nhằm góp phần khơi thông thị trường bất động sản cả nước bước vào một chu kỳ phát triển mới.
Trong bối cảnh ấy, Tuyên Quang cũng nỗ lực tận dụng thời điểm này, tập trung rà soát, cắt giảm mạnh các thủ tục hành chính, tăng cường công khai, minh bạch, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn, phù hợp với xu thế mới. Tỉnh thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá nhằm cải thiện và nâng thứ hạng về chỉ số PCI của tỉnh, để phục hồi nền kinh tế cũng như chuẩn bị “bệ đỡ” cho bất động sản cất cánh.
“Làn sóng” đầu tư tại xứ Tuyên
Nắm bắt tiềm năng lợi thế của các trục đường huyết mạch giao thông như Quốc lộ 2, Quốc lộ 2C, Quốc lộ 37; đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ - Hà Giang kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tỉnh đã rà soát và xây dựng phương án phát triển các cụm công nghiệp và làng nghề để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, dự kiến quy hoạch, thành lập 23 cụm công nghiệp gồm duy trì, mở rộng những cụm công nghiệp hiện có và thành lập cụm công nghiệp mới.
Sự đầu tư phát triển hạ tầng giao thông giúp Tuyên Quang thu hút làn sóng đầu tư. (Ảnh: Điểm đầu dự án Cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ tại xã Lưỡng Vượng - TP. Tuyên Quang) |
Với việc ưu tiên quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp, cũng như kiện toàn hệ thống giao thông đồng bộ, Tuyên Quang đã nhận được sự quan tâm của nhiều chủ đầu tư BĐS trong nước như: Tập đoàn VinGroup, Tập đoàn Flamingo, Danko Group…; và nước ngoài như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, châu Âu.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 264 dự án hoàn thành đưa vào hoạt động, chiếm 67% tổng dự án đăng ký đầu tư vào tỉnh. Trong đó, có 18 dự án của 15 nhà đầu tư 100% vốn nước ngoài, vốn đăng ký trên 7.199 tỷ đồng.
Mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh sẽ thu hút từ 45.000 đến 50.000 tỷ đồng, trong đó vốn FDI khoảng 15.000 - 20.000 tỷ đồng.
Sự “trỗi dậy” của dự án bất động sản cao cấp
Chính sự linh hoạt thích ứng thời cơ đã khiến Tuyên Quang trở nên hấp dẫn nhà đầu tư bất động sản. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng tận dụng cơ hội, đón đầu tiềm năng của vùng đất xứ Tuyên, triển khai các dự án cao cấp, mang lại giá trị thực.
Tại Tuyên Quang, dự án Danko Center nằm tại xã Kim Phú, quy mô 42 ha mang phong cách châu Âu hiện đại, đang được nhiều khách hàng “săn lùng”. Dự này sở hữu vị trí đắc địa, liên kết vùng rất thuận tiện cùng hệ thống tiện ích đẳng cấp hứa hẹn là một khu đô thị cao cấp, đáp ứng nhu cầu cư dân địa phương, và góp phần thay đổi diện mạo đô thị của toàn vùng.
Dự án Danko Center tại TP. Tuyên Quang. |
Đặc biệt, đầu tháng 9/2023, chủ đầu tư dự án đã phối hợp với đơn vị nhà thầu tiến hành thi công hạng mục nút giao thông Quốc lộ 2 nối thẳng từ trục đường Lê Lợi đến Danko Center.
Đây là nút giao giao thông chính của đường Quốc lộ 2 tuyến Tuyên Quang - Hà Giang giao với trục đường Lê Lợi kết nối trung tâm thành phố, chiều ngang nút giao bám mặt đường Quốc lộ 2 dài 135 m. Đặc biệt, tuyến đường từ nút giao vào dự án được mở rộng tới 40 m.
Hiện nút giao này đang được đẩy mạnh thi công. Sau khi hoàn thiện, đây sẽ là một nút giao kết nối trung tâm thành phố với khu đô thị đẳng cấp bậc nhất Tuyên Quang, góp phần gia tăng giá trị bất động sản toàn khu vực.
Giới đầu tư địa ốc nhận định, khi thị trường bất động sản 2023 đang dần hồi phục thì vùng đất Tuyên Quang giàu tiềm năng với những dự án chất lượng cao sẽ được khách hàng “chọn mặt gửi vàng”.