Đây là số liệu được chia sẻ trong Diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2020 diễn ra vừa qua với những khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đã dẫn đến mức cho vay của ngân hàng, dư nợ tín dụng giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm 2019. Điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng tại Việt Nam không những thay đổi cơ cấu nợ, chính sách thuế phí cho doanh nghiệp mà còn phải cải tổ ngay trong chính nội bộ của mình – thông qua số hoá các nghiệp vụ nhằm tối ưu chi phí.
Cũng trong Diễn đàn, khá nhiều ngân hàng đã tham gia giới thiệu dịch vụ và sản phẩm bán lẻ trên nền tảng số như Agribank, Vietcombank, BIDV, MB, VietinBank… bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Các sản phẩm chủ yếu là thanh toán thẻ thông minh, giải pháp thanh toán tập trung… nhằm thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Một mặt khác các đơn vị này cũng giới thiệu, phô diễn sức mạnh công nghệ của mình thông qua trình bày về các giải pháp chuyển đổi số trong nội tại các ngân hàng.
Một trong các bộ phận quan trọng trong ngân hàng là Trung tâm dịch vụ Khách hàng hiện nay được cho là sẽ trải qua một cuộc “cách tân” mạnh mẽ. Khi chuyển đổi số trở thành yếu tố bắt buộc và cốt lõi cho các ngân hàng thì các ứng dụng công nghệ thông tin giúp tăng năng suất lao động, giảm chi phí là những lựa chọn đầu tiên để cải tổ.
Điển hình như giải pháp Tổng đài IP tích hợp đầu số 710 hiện đang được các ngân hàng ưa chuộng. Với mô hình tổng đài triển khai hoàn toàn trên hạ tầng ảo hoá thay cho đầu số analog cũ khó triển khai thêm máy, không có tính dự phòng khi thêm đầu số… thì Tổng đài IP tích hợp đầu số 710 có thể kết nối tất cả các site của ngân hàng và tập trung quản lý tại trụ sở chính. Bên cạnh đó vẫn giữ được những đầu số analog cũ, nhóm máy lẻ gọi ra – vào chỉ với một đầu số và sử dụng đa dạng các thiết bị đầu cuối như IPPhone, Softphone trên PC, Smartphone với đa dạng hệ điều hành OS, Windows và Android.
Lợi ích Tổng đài IP tích hợp đầu số so với Tổng đài Analog |
Chia sẻ về giải pháp Tổng đài IP tích hợp đầu số 710 đã triển khai cho 1 trong 5 Ngân hàng TMCP tại Việt Nam, đại diện CMC Telecom cho biết khi tích hợp giải pháp này Ngân hàng đã giảm được từ 10% - 15% chi phí cước gọi hàng tháng. Đồng thời việc quản lý tập trung tất cả các máy lẻ còn có cả thống kê, báo cáo dữ liệu cuộc gọi tới từng máy lẻ, tích hợp hệ thống nghiệp vụ của Trung tâm dịch vụ khách hàng và nhận diện khách hàng một cách nhanh chóng.
Số hóa nghiệp vụ trung tâm Dịch vụ khách hàng bằng giải pháp Tổng đài IP đã giúp Ngân hàng giảm được từ 10% - 15% chi phí cước gọi hàng tháng |
Một ngân hàng khác nằm trong Top 3 ngân hàng thuộc Top 500 Ngân hàng mạnh nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2020 hiện đang ứng dụng giải pháp Tổng đài AutoDialer của CMC Telecom thì cho biết ứng dụng hệ thống này đã giúp bộ phận nhắc nợ nâng cao hiệu suất đảm bảo cho khối kinh doanh hoàn thành chỉ tiêu. Cụ thể, năng suất cuộc gọi của điện thoại viên đã tăng 200%, giảm 30% số lượng Điện thoại viên cho cùng một nhóm đòi nợ, 100% cuộc gọi nhắc nợ được thực hiện bằng Auto Call và 90% khách hàng phản hồi tốt về hệ thống giúp khách hàng chủ động nhớ lịch nợ trước kỳ hạn.
Theo CMC Telecom, không phải ngân hàng nào cũng sẵn sàng đầu tư mạnh vào hệ thống CNTT. Việc đầu tư này cũng cần có lộ trình bao gồm từng bước từ cơ sở hạ tầng, con người và các nguồn lực hiện hữu khác. Điển hình như hệ thống điện toán đám mây trong lưu trữ và quản lý dữ liệu dù đã được nhiều ngân hàng các quốc gia sử dụng thì tại Việt Nam chưa có một hướng dẫn riêng. Vào tháng 4 năm nay thì Bộ Thông tin và Truyền thông mới đưa ra Hướng dẫn về Bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá và lựa chọn giải pháp điện toán đám mây. Đồng thời 5 nền tảng điện toán đám mây Make in Vietnam được công bố là đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn này mới có Viettel, CMC Telecom, VNG, VNPT và VCCorp.