Y tế - Sức khỏe
Tin mới nhất về dịch Covid-19 ngày 27/7: Hơn 18.500 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh; Hà Nội có thêm 36 ca mới, tìm khẩn người đến Bệnh viện Phổi
D.Ngân - 27/07/2021 08:46
Theo bản tin 6h ngày 27/7 của Bộ Y tế, Việt Nam ghi nhận 2.762 bệnh nhân trong nước và 2 người nhập cảnh mắc Covid-19. Hơn 18.500 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh kể từ ngày 27/4.

Hà Nội 76 ca mắc mới trong ngày

Theo thông tin từ Bộ Y tế, trong ngày 27/7, Việt Nam có 7.911 bệnh nhân trong nước.

Tại TP.HCM, số bệnh nhân mới được ghi nhận là 6.318 người, cao nhất từ đầu mùa dịch. Tổng số ca tại TP.HCM tính trong đợt dịch thứ 4 là 72.740.

Tại Hà Nội, số ca mắc mới được Bộ Y tế công bố là 23, trong khi đó theo số công bố của Sở Y tế Hà Nội, số ca mắc mới trong ngày tại Thành phố là 76 ca.

Đến nay, Việt Nam có 114.260 ca mắc Covid-19, trong đó, 2.203 ca nhập cảnh và 112.057 bệnh nhân trong nước.

Số ca mắc mới ghi nhận trong nước từ 27/4 đến nay là 110.487, trong đó, 20.172 bệnh nhân đã được công bố khỏi Covid-19.

Để phòng chống dịch Covid-19, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, nhận định ngành y tế cần coi những trường hợp F0, nhiễm SARS-CoV-2 nhưng không có triệu chứng, chưa phải bệnh nhân.

Theo Phó Thủ tướng chính phủ, những người này cần được cách ly để không lây nhiễm virus ra cộng đồng và phải thay đổi cách quản lý, chăm sóc.

***

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vắc-xin Covid-19

Về nguồn cung vắc-xin, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ và có văn bản hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp tiếp cận các nguồn cung vắc-xin trên thế giới.

Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng vắc-xin, cấp phép, bảo quản và tổ chức tiêm vắc-xin kịp thời, khoa học, an toàn và hiệu quả;

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn và thực hiện thống nhất về tỷ lệ ưu tiên sử dụng vắc-xin đối với các tổ chức, cá nhân đã chuyển tiền tài trợ Quỹ Vắc-xin phòng Covid-19 Việt Nam.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, để tăng nguồn cung vắc-xin Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho tất cả các địa phương và đơn vị, doanh nghiệp trong quá trình nhập khẩu, cấp phép nhập khẩu, kiểm định vắc-xin.

Kể cả trong trường hợp nhà sản xuất yêu cầu về trách nhiệm miễn trừ thì Bộ Y tế sẽ có trách nhiệm báo cáo với Chính phủ và Bộ Y tế sẽ là cơ quan của Chính phủ thực hiện.

Trong trường hợp doanh nghiệp không có điều kiện tiêm chủng thì Bộ Y tế sẽ chỉ đạo hệ thống tiêm chủng của nhà nước thực hiện tiêm chủng vắc-xin này.

Bộ Y tế đã xem xét và rà soát lại tất cả các quy trình, thủ tục trong vấn đề về cấp phép và đánh giá kiểm định chất lượng.

Đối với các loại vắc-xin đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp phép thì trong vòng 5 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ và uỷ quyền của nhà sản xuất, Hội đồng cấp phép về vắc-xin và sinh phẩm của Bộ Y tế sẽ tiến hành họp, thẩm định và cấp phép cho vắc-xin đó.

Đồng thời khi vắc-xin được nhập khẩu vào Việt Nam, trong vòng 2 ngày, nếu có đầy đủ hồ sơ hợp lệ về nhập khẩu vắc-xin vào Việt Nam và uỷ quyền của nhà sản xuất thì Hội đồng cấp phép về vắc-xin và sinh phẩm của Bộ Y tế sẽ tiến hành họp, thẩm định, rà soát lại toàn bộ hồ sơ và cho phép tiến hành xuất xưởng lô vắc-xin đó để có thể sử dụng theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới.

Bộ Y tế sẽ cắt giảm tối đa thời gian xử lý thủ tục hành chính, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng vắc-xin, đảm bảo an toàn vắc-xin và chống việc giả mạo vắc-xin.

Bộ Y tế khuyến khích tất cả cộng đồng doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp vắc-xin về Việt Nam, nếu có uỷ quyền chính thức của nhà sản xuất.

Đối với địa phương đã đăng ký làm việc với Bộ Y tế và cho biết có thể tiến hành mua vắc-xin của các doanh nghiệp, tập đoàn, Bộ Y tế sẵn sàng tạo điều kiện cho địa phương tiếp cận.

Tuy nhiên Bộ Y tế cũng lưu ý, hiện nay có tình trạng nhiều bên đứng ra làm đại diện môi giới vắc-xin.

Do vậy các địa phương, tập đoàn, doanh nghiệp nên làm việc trực tiếp với nhà sản xuất vắc-xin, hoặc đơn vị được nhà sản xuất ủy quyền, không nên qua bên thứ 3, để tránh nguy cơ mua phải vắc-xin giả mạo hoặc bị lừa đảo, như tổ chức Interpol đã cảnh báo.

Hơn 6.000 nhân lực y tế hỗ trợ TP.HCM

Đến thời điểm này, TP.HCM đã tổ chức tiếp nhận 2 đợt chi viện nhân lực với tổng số: 3.969 người, trong đó có 700 bác sĩ, 1.553 điều dưỡng, 78 Kỹ thuật viên, 9 nhân viên y tế khác và 1.629 sinh viên.

Cụ thể: Đợt 1, Thành phố đã tiếp nhận 3.671 người, gồm: 612 bác sĩ, 1362 điều dưỡng, 68 kĩ thuật viên và 1.629 sinh viên.

Đợt 2, Thành phố tiếp nhận 289 người, gồm: 88 bác sĩ, 191 điều dưỡng và 10 kĩ thuật viên.

Số nhân lực này, hiện đã được phân bổ về các cơ sở y tế tùy theo cấp độ chuyên môn phù hợp với tính chất công việc: Điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng, các bệnh viện thu dung dã chiến và các địa phương phục vụ công tác truy quét, xét nghiệm nhằm bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng.

Ngoài lực lượng chi viện trên, vẫn còn nhiều đoàn đã đăng kí và đang chờ lệnh, sẵn sàng có mặt tại TP.HCM sớm nhất có thể.

Đối với đối tượng đăng kí tham gia tình nguyện hưởng ứng lời kêu gọi của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, hôm nay con số lên tới 2.154 người (tăng 76 người so với hôm qua).

Lực lượng này cũng đang được Sở Y tế kịp thời sắp xếp, phân bổ về các địa phương có nhu cầu để cấp tốc hỗ trợ các quận, huyện trong hoạt động phòng, chống dịch.

Như vậy, đến hôm nay TP.HCM đã nhận hơn 6 nghìn nhân lực hỗ trợ công tác chống dịch cho toàn địa bàn. Con số chi viện này sẽ còn tiếp tục tăng và vẫn rất cần sự hỗ trợ về nhân lực và vật lực trong thời gian tới giúp thành phố sớm ổn định cuộc sống trở lại.

***

Cần Thơ ghi nhận 116 ca nhiễm COVID-19 mới trong ngày 27/7

Theo Báo cáo nhanh của Sở Y tế TP. Cần Thơ, trong ngày 27/7/2021, Thành phố ghi nhận thêm 116 ca nhiễm mới, trong đó: 06 trường hợp phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc tại cơ sở y tế; 38 trường hợp là F1 của các ca bệnh đã công bố trước đó; 26 trường hợp trong khu cách ly và 46 trường hợp được phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc trọng điểm.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các Trung tâm Y tế quận, huyện trong TP. Cần Thơ phối hợp lực lượng công an khẩn trương rà soát, truy vết, khoanh vùng, lấy mẫu xét nghiệm, cách ly các trường hợp liên quan (đã truy vết 217 F1, 60 F2 liên quan và đang tiếp tục điều tra, truy vết), đồng thời tiến hành phun khử khuẩn các địa điểm liên quan theo quy định. Các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 đã được chuyển đến các cơ sở y tế cách ly và điều trị.

Trong ngày, trên địa bàn TP. Cần Thơ có 15 bệnh nhân COVID-19 được điều trị khỏi, xuất viện và tiếp tục cách ly tại nhà theo quy định.

Sở Y tế TP. Cần Thơ thông tin, tính từ ngày 8/7/2021 đến 17h00 ngày 27/7/2021, tại TP. Cần Thơ, số trường hợp mắc COVID-19 là 948 người. Số trường hợp đang cách ly tập trung là 2.732 người. Lũy tích đến nay, có 5.752 người hoàn thành cách ly tập trung, trở về địa phương.

Số người đang cách ly tại nhà và cơ sở lưu trú trên địa bàn là 5.571 người. Lũy tích đến nay có 63.670 người hoàn thành theo dõi sức khỏe, cách ly tại nhà và cơ sở lưu trú.

***

Chiều ngày 27/7/2021, Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ đã có thông báo gửi các cơ quan báo chí về kết quả xét nghiệm RT-PCR 06 trường hợp nghi nhiễm SARS-CoV-2 ngày 26/7/2021 tại Bệnh viện.

Theo Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ, vào lúc 14 giờ ngày 24/7/2021, kết quả xét nghiệm test nhanh kháng nguyên COVID-19 âm tính, sử dụng test nhanh kháng nguyên của nhà sản xuất Espline. Thời điểm lấy mẫu 14h lấy mẫu làm xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR có 06 trường hợp có kết quả nghi ngờ, do điểm cắt ngưỡng Cut-off so với nhóm chứng nội sinh <Ct 35. Qua trao đổi với đơn vị cung ứng sinh phẩm xét nghiệm và các bộ phận chuyên môn, Bệnh viện thống nhất nhận định đây là vùng chưa khẳng định dương tính, đồng thời đề nghị kiểm tra mẫu bệnh phẩm sau 48 giờ.

Đến ngày 26/7/2021, Khoa Xét nghiệm lấy mẫu bệnh phẩm và tiến hành kiểm tra lại xét nghiệm bằng phương pháp xét nghiệm RT-PCR và có kết quả 06 trường hợp nghi ngờ trên PCR SARS-CoV-2 âm tính. Đến 20 giờ cùng ngày, CDC Cần Thơ làm RT-PCR đối chiếu. Đến sáng ngày 27/7/2021, kết quả 6 mẫu đều âm tính.

Từ đó, Bệnh viện đã gửi văn bản trình Sở Y tế TP. Cần Thơ xem xét chấp thuận 06 trường hợp nêu trên chưa khẳng định ca bệnh (F0) được về làm việc tại khoa, phòng trong Bệnh viện và thực hiện 5K đúng quy định. Sau 48 giờ sẽ tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm kiểm tra theo quy định.

Như vậy, tính tới thời điểm hiện tại, Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ chỉ có 01 nhân viên y tế được xác định nhiễm SAR-COV-2 trong thời gian làm việc. Trường hợp 01 nhân viên y tế khác được xác định dương tính với SAR-COV-2 do CDC Cần Thơ sàng lọc cộng đồng và có liên quan đến điểm dịch tễ tại phường Trà An, quận Bình Thủy (TP. Cần Thơ). Nhân viên này đã nghỉ phép hơn 10 ngày trước khi phát hiện bệnh.

***

Hậu Giang: Cấm người dân ra đường từ 18 giờ đến 5 giờ

Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh vừa ký Công văn về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách về phòng, chống dịch COVID-19.

Công văn này quy định, kể từ 18 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, người dân tuyệt đối không ra đường.

Quy định trên không áp dụng đối với các trường hợp: Cấp cứu, các lực lượng làm công tác phòng, chống dịch; lực lượng phòng chống thiên tai; cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài; lực lượng phát hành thư, báo; lực lượng công nhân vệ sinh môi trường đô thị; xử lý sự cố về: điện, nước, hệ thống thông tin và hạ tầng kỹ thuật; các phương tiện vận chuyển hàng hoá thiết yếu; phương tiện đưa đón lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch; phương tiện đưa đón công nhân tại các doanh nghiệp đang thực hiện "1 cung đường - 2 điểm đến"; phương tiện vận chuyển vật tư phục vụ sản xuất, hàng hoá xuất nhập khẩu; các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, gas.

Thời gian thực hiện từ ngày 27/7/2021 đến ngày 2/8/2021.

Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang giao Công an tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố tổ chức các trạm, chốt, kiểm soát 24/24 giờ các tuyến đường trên địa bàn tỉnh.

Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn, trong đó áp dụng thời gian cách ly như sau: Đối với người từ vùng dịch trở về Hậu Giang tiếp tục thực hiện theo Công văn số 966/UBND-NCT ngày 14/7/2021 của Chủ tịch UBND Tỉnh: thời gian cách ly tập trung 21 ngày và theo dõi sức khỏe trong thời gian 07 ngày tiếp tại nơi cư trú; đồng thời, thực hiện xét nghiệm RT-PCR 04 lần vào ngày đầu, ngày thứ 07, thứ 14 và thứ 21 trong thời gian cách ly y tế tập trung, sau đó tự theo dõi sức khỏe thêm 07 ngày.

Đối với các trường hợp đã hoàn thành cách ly tại các tỉnh, thành phố khác trở về địa phương thì tiếp tục cách ly tập trung 14 ngày tại khu cách ly tập trung, xét nghiệm RT-PCR 03 lần (ngày đầu, ngày thứ 07 và ngày thứ 14); sau đó tự theo dõi sức khỏe trong thời gian 07 ngày tiếp theo.

Đối với các trường hợp F2: sau khi F1 đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần 2 thì tự theo dõi sức khỏe.

Đối với việc quản lý vận chuyển hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống người dân vùng có dịch COVID-19 theo tinh thần Công văn số 1015/TTg-CN ngày 25/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 7630/BGTVT-VT ngày 27/7/2021 của Bộ Giao thông vận tải.

***

Thủ tướng chỉ đạo hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vaccine phòng Covid-19 trên thế giới

Văn bản 5099/VPCP-KGVX ngày 27/7/2021 của Văn phòng Chính phủ nêu rõ: Thời gian gần đây có nhiều doanh nghiệp, tổ chức đề xuất việc cho phép được đàm phán, tìm nguồn và nhập khẩu vaccine phòng Covid-19 để tiêm miễn phí cho nhân dân; xin được giữ lại một phần bằng vaccine sau khi đóng góp vào Quỹ Vaccine phòng Covid-19 Việt Nam.

Về việc này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ và có văn bản hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp tiếp cận các nguồn cung vaccine trên thế giới.

Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng vaccine, cấp phép, bảo quản và tổ chức tiêm vaccine kịp thời, khoa học, an toàn và hiệu quả; có văn bản hướng dẫn và thực hiện thống nhất về tỷ lệ ưu tiên sử dụng vaccine đối với các tổ chức, cá nhân đã chuyển tiền tài trợ Quỹ Vaccine phòng Covid-19 Việt Nam.

***

Hà Nội xử phạt hơn 3 tỷ đồng các trường hợp vi phạm quy định giãn cách xã hội

Trong 4 ngày đầu tiên thực hiện Chỉ thị 17, Hà Nội đã xử phạt hành chính số tiền hơn 3 tỷ đồng các trường hợp vi phạm về phòng, chống dịch Covid-19.

Ngày 27/7, Công an Thành phố Hà Nội cho biết, riêng trong ngày thứ 4 Thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17, lực lượng chức năng phát hiện, lập hồ sơ đề nghị UBND các cấp xử phạt hành chính 804 trường hợp vi phạm về phòng, chống dịch COVID-19 với số tiền 1.533.650.000 đồng.

Trong đó, 252 trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng bị xử phạt 430 triệu đồng; 15 cơ sở kinh doanh dịch vụ không chấp hành việc tạm dừng hoạt động bị xử phạt 207,5 triệu đồng; 537 trường hợp bị xử phạt hơn 896 triệu đồng về các hành vi vi phạm khác (không thực hiện biện pháp cách ly; tập trung đông người nơi công cộng; ra khỏi nhà khi không cần thiết; đeo khẩu trang không đúng quy cách...). 

Như vậy, trong 4 ngày đầu thực hiện giãn cách xã hội từ 24/7 đến nay theo Chỉ thị 17, các lực lượng chức năng của Thành phố đã xử phạt hơn 3 tỷ đồng đối với các trường hợp vi phạm phòng, chống dịch.

Đáng chú ý, khoảng 7h15 ngày 24/7, tại chốt kiểm soát khu vực cầu Liêu (xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất), lực lượng chức năng phát hiện L.Q.O. (SN 1983, trú tại thôn Vĩnh Lộc 3, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, là đối tượng khuyết tật đặc biệt dạng thần kinh, hiện đang được hưởng trợ cấp mức 2 của nhà nước từ năm 2019 đến nay) đeo khẩu trang không đúng quy định.

Tổ công tác đã kiểm tra, nhắc nhở; L.Q.O. không chấp hành, có lời lẽ xúc phạm và dùng tay đánh ông Đỗ Văn Quyến, Công an viên xã Thạch Xá. Các lực lượng chức năng lập biên bản, bàn giao O. cho gia đình, yêu cầu quản lý chặt chẽ.

Khoảng 14h20 ngày 24/7, tại chốt kiểm soát thôn 3, xã Chàng Sơn (huyện Thạch Thất) N.V.T. (SN 1984, trú tại thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất) điều khiển xe mô tô qua chốt kiểm soát nhưng không có lý do chính đáng nên không được đi qua chốt. 

Tổ công tác tuyên truyền, nhắc nhở, T. không chấp hành, có hành vi lăng mạ, chửi bới lực lượng làm nhiệm vụ và điều khiển xe bỏ chạy.

Các lực lượng chức năng sau đó lập biên bản, xử lý theo quy định.

***

Trong ngày 26/7, có 2.115 bệnh nhân Covid-19 ở TP.HCM được xuất viện

Theo Sở Y tế TP.HCM, trong ngày 26/7, có 2.115 bệnh nhân Covid-19 ở TP.HCM được xuất viện, nâng tổng số ca điều trị khỏi tính đến nay lên 14.704 ca.

Các trường hợp này đủ điều kiện xuất viện theo quy định của Bộ Y tế. Đây là thành quả từ sự đoàn kết, đồng lòng, ủng hộ của người dân, sự kiên cường của đội ngũ y tế và các lực lượng tuyến đầu chống dịch nhằm mục tiêu tối thượng là bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân.

Hiện TP.HCM đang điều trị 38.733 bệnh nhân dương tính (bao gồm bệnh nhân có kết quả xét nghiệm PCR và kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên). Trong đó có 657 bệnh nhân nặng đang thở máy và 12 bệnh nhân đang can thiệp ECMO.

Với sự nỗ lực không ngừng trong công tác điều trị, mỗi ngày có trung bình 1.500 - 2.000 người mắc Covid-19 điều trị khỏi bệnh.

TP.HCM chuẩn bị chạm mốc 15.000 người bệnh Covid-19 được xuất viện. Điều này là nguồn động viên tinh thần to lớn cho đội ngũ nhân viên y tế tiếp tục mạnh mẽ tập trung triển khai điều trị tích cực, chăm sóc chu đáo người bệnh Covid-19, góp phần hạn chế mức thấp nhất tử vong, sớm ngăn chặn và kiểm soát thành công dịch bệnh.

***

Đồng Nai bắt đầu thực hiện cách ly F1 tại nhà

Từ 27/7, TP. Biên Hòa tỉnh Đồng Nai bắt đầu thực hiện thí điểm cách ly F1 tại nhà. Theo thống kê sơ bộ của TP. Biên Hòa, có khoảng 4.000 người thuộc diện F1 phải thực hiện cách ly. Tuy nhiên, số cơ sở cách ly của Thành phố cũng như của các phường, xã đã bắt đầu quá tải.

Ông Nguyễn Duy Tân, Phó Chủ tịch UBND TP. Biên Hòa cho biết, Thành phố đã ban hành Kế hoạch thí điểm cách ly F1 tại nhà. Đây là điều kiện thuận lợi giảm áp lực cho các khu cách ly tập trung của địa phương.

Các F1 phải thực hiện cách ly tại nhà đủ 14 ngày liên tục kể từ ngày bắt đầu cách ly. Ngành y tế thực hiện lấy mẫu gộp xét nghiệm SARS-CoV-2 ít nhất 3 lần vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ khi người cách ly bắt đầu cách ly.

Để thực hiện thí điểm cách ly F1 tại nhà, TP. Biên Hòa yêu cầu tăng cường trách nhiệm của tổ dân phố, tổ Covid cộng đồng, tổ chức quản lý, giám sát nghiêm việc cách ly y tế tại nhà, không để người được cách ly đi ra khỏi phòng cách ly. Giám sát y tế đối với người cách ly trong thời gian cách ly và sau khi kết thúc cách ly.

Thực hiện giám sát cách ly F1, TS. Phạm Xuân Thành, Phó trưởng phòng quản lý sức khỏe lao động, Cục Quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế) đánh giá cao TP. Biên Hòa đã chủ động thực hiện thí điểm cách ly F1 tại nhà.

TS. Thành đề nghị, khi cách ly tại nhà người dân tuyệt đối gia đình không được ra ngoài đường khi chưa được phép, tự theo dõi sức khỏe của bản thân, thường xuyên mở cửa nhà lưu thông gió, lau chùi nền nhà, tay nắm cửa bằng dung dịch sát khuẩn. Trạm Y tế phường phải phân công người thường xuyên vào nhắc nhở, kiểm tra, giám sát, ghi nhận các diễn biến sức khỏe của những người đang cách ly.

***

Các bệnh viện tư ở TP.HCM tham gia chống dịch

Hưởng ứng lời kêu gọi trong Thư ngỏ của PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ TP.HCM chống dịch, nhiều bệnh viện tư trên địa bàn TP.HCM như Bệnh viện Hoàn Mỹ Thủ Đức, Bệnh viện Triều An, Bệnh viện Xuyên Á, Bệnh viện Nam Sài Gòn đã đăng ký chuyển đổi công năng để tiếp nhận và điều trị bệnh nhân Covid-19. Bệnh viện Hiệp Lợi tham gia tiêm chủng.

Trong đó, Bệnh viện Hoàn Mỹ Thủ Đức đăng ký chuyển đổi công năng toàn bộ bệnh viện với quy mô ban đầu là 100 giường và có thể nâng lên 200 giường khi cần.

Hiện bệnh viện đang khẩn trương lắp đặt thêm bồn oxy lỏng để sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 trong vài ngày tới. Đây là một bệnh viện có cơ sở hạ tầng hiện đại, vừa đưa vào sử dụng chỉ hơn 4 tháng.

Bệnh viện Triều An đăng ký hoạt động theo mô hình “Bệnh viện phân đôi” với 100 giường chuyên tiếp nhận và điều trị Covid-19. Trong thời gian qua, Bệnh viện Triểu An đã tiếp nhận và điều trị một số trường hợp Covid-19 có triệu chứng tại khu cách ly của Bệnh viện.

Còn Bệnh viện Xuyên Á, mặc dù bệnh nhân nội trú vẫn còn rất đông với nhiều trường hợp nặng cần cần can thiệp phẫu thuật, nhưng bệnh viện vẫn đăng ký tham gia điều trị Covid-19 theo mô hình “bệnh viện phân đôi” với quy mô 125 giường.

Lãnh đạo Bệnh viện cam kết sẽ thiết kế và triển khai xây dựng theo mô hình bệnh viện dã chiến tách rời hẵn khỏi cơ sở hiện nay của bệnh viện.

Sau thời gian tạm ngưng hoạt động, Bệnh viện Nam Sài Gòn đã đăng ký hoạt động trở lại để tham gia công tác điều trị Covid-19 của Thành phố.

Tất cả bệnh viện trên đều đủ năng lực để tham gia ở tầng 3 trong hệ thống điều trị 5 tầng của Thành phố. Sở Y tế mong và tin rằng sẽ còn nhiều bệnh viện tư nhân khác tiếp tục đăng ký tham gia đồng hành với các bệnh viện công lập trong một quyết tâm cao nhất, sớm khống chế được dịch bệnh, góp phần giảm tỷ lệ chuyển nặng và giảm tử vong.

Ngoài ra các bệnh viện tư nhân còn tham gia công tác tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 đang được tiến hành tại TP.HCM, điển hình như Bệnh viện Thẩm mỹ Hiệp Lợi.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Ngọc, điều hành đội ngũ y, bác sĩ tiêm chủng vắc-xin của Bệnh viện Thẩm mỹ Hiệp Lợi Bình Tân cho biết, ngay khi nhận được đề nghị của chính quyền, mặc dù là bệnh viện tư nhân nhưng Hiệp Lợi đã huy động 14 y bác sĩ tinh nhuệ để tham gia chống dịch, hỗ trợ tiêm chủng.

Tính từ 22/7 đến trưa 26/7 đã tiêm chủng được gần 1.000 người. Các thành viên trong đoàn được trang bị đầy đủ kiến thức tiêm an toàn. Đặc biệt, chúng tôi cũng đã tự trang bị cho đội ngũ của mình bảo hộ theo đúng quy định.

“Tại các điểm tiêm chủng, từng y, bác sĩ từ cơ sở y tế tư nhân còn tư vấn, hướng dẫn tận tình cho người dân. Có ngày rất nhiều người tiêm thắc mắc về phòng dịch, chúng tôi giải thích cặn kẽ ngay, không nề hà gì”, bác sĩ Nguyễn Thanh Ngọc chia sẻ.

Cùng ngày, gần 150 y, bác sĩ, kỹ thuật viên 5 bệnh viện trung ương tại Hà Nội gồm Bệnh viện E, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Da liễu Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Trung ương lên đường vào TP.HCM tiếp sức đồng đội điều trị bệnh nhân Covid-19.

***

Hà Nội tìm người tới Bệnh viện Phổi Hà Nội

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội thông báo tìm người đã đến khám, chữa bệnh, làm việc, liên hệ công tác, có liên quan đến Bệnh viện Phổi Hà Nội trong thời gian từ ngày 6/7/2021 đến ngày 25/7/2021.

Người đã đến Bệnh viện phổi Hà Nội trong thời gian trên tự cách ly tại nhà và liên hệ ngay với Trạm Y tế, Trung tâm Y tế trên địa bàn hoặc gọi điện thoại đến số 0969.082.115 hoặc số 0949.396.115 (CDC Hà Nội).

***

Trưa nay, Sở Y tế Hà Nội thông tin thêm 36 ca mắc mới trên địa bàn tính từ 7 giờ -12 giờ ngày 27/7, trong đó 26 ca tại cộng đồng và 10 tại khu cách ly tập trung.

26 ca mắc tại cộng đồng:

Chùm ca bệnh liên quan Bệnh viện Phổi Hà Nội (1 trường hợp)

Trường hợp 1: N.M.N., nam, sinh năm 1986; địa chỉ: Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, BN là nhân viên phòng công nghệ thông tin làm việc tại BV Phổi Hà Nội. Ngày 26/7 được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.

Chùm ca bệnh ho sốt thứ phát tại cộng đồng (22 trường hợp)

Trường hợp từ 2 đến 6: N.V.A., nam, sinh năm 2015; N.N.B.A., nữ, sinh năm 2016; T.T.T., nữ, sinh năm 1993; T.T.S., nữ sinh năm 1957; N.V.H., nam, sinh năm 1955. Cả 5 trường hợp đều là người trong cùng gia đình, địa chỉ tại Thọ Am, Liên Ninh, Thanh Trì.

Cả 5 trường hợp đều là F1 của BN T.N.L. (được phát hiện qua sàng lọc người sốt ho), ngày 27/7 được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.

Trường hợp từ 7 - 8: N.T.T., nam, sinh năm 2009; N.T.L., nữ, sinh năm, 1947. Cả 2 trường hợp đều ở ngõ 364 Giải Phóng, Thịnh Liệt, Hoàng Mai là khu vực phong tỏa (liên quan đến BN N.V.H. phát hiện qua sàng lọc người sốt, ho), ngày 26/7 được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.

Trường hợp từ 9 - 17: N.V.Q., nam, sinh năm 1996; L.N.T.T., nữ, sinh năm 2020; B.K.N., nữ, sinh năm 2005; Đ.H.H., nam, sinh năm 1973; N.T.H., nữ, sinh năm 1994; L.V.S., nam, sinh năm 1992; N.V.T., nam, sinh năm 1993; N.O.N., nữ, sinh năm 1987; P.T.T., nữ sinh năm 1953.

Cả 9 trường hợp trên đều là người sinh sống trong khu vực phong tỏa tại ngõ 179/169 Vĩnh Hưng, Hoàng Mai (liên quan đến BN T.Q.M. phát hiện qua sàng lọc người sốt, ho). Ngày 26/7 được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.

Trường hợp từ 18 - 23: V.T.P., nữ, sinh năm 1999, địa chỉ Đức Thắng, Bắc Từ Liêm; N.V.T., nam, sinh năm 1997, địa chỉ: Minh Khai, Bắc Từ Liêm; H.T.D.L., nữ, sinh năm 1997, địa chỉ Thị trấn Phùng, Đan Phượng; N.T.A., nữ, sinh năm 1996, địa chỉ Phú Đô, Nam Từ Liêm; P.D.C., nam, sinh năm 1995, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm; L.T.N., nữ, sinh năm 1999, địa chỉ: Cam Thượng, Ba Vì.

Tất cả 6 trường hợp trên đều là F1 của BN L.T.S. (phát hiện qua xét nghiệm người sốt ho), làm việc tại công ty Artex Vina (địa chỉ: Cầu Diễn, Nam Từ Liêm). Ngày 26/7 được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.

Chùm ca bệnh liên quan sàng lọc người sốt, ho (3 trường hợp).

Trường hợp từ 24 - 25: T.T.H., nữ, sinh năm 2001; T.T.A., nữ sinh năm 1950. Cả 2 bệnh nhân đều ở tại địa chỉ Thọ Am, Liên Ninh, Thanh Trì (cùng gia đình với các trường hợp ghi nhận ở trên). Ngày 26/7 được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc đối tượng người sốt, ho cho kết quả dương tính.

Trường hợp 26: N.T.T., nam, sinh năm 1988, địa chỉ: Bách Khoa, Hai Bà Trưng. Ngày 23/7 BN có triệu chứng sốt ho, ngày 26/7 được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc cho kết quả dương tính.

10 ca tại các khu cách ly tập trung:

Chùm ca bệnh tại B6 Trại Găng, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng (1 trường hợp).

Trường hợp 27: V.N.B., nữ, sinh năm 2015, địa chỉ tại Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng. BN Là F1 của BN72540, đã được cách ly tập trung. Ngày 25/7 có triệu chứng được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.

Chùm ca bệnh liên quan người về từ TP. Hồ Chí Minh (2 trường hợp)

Trường hợp 28: N.V.T., nam, sinh năm 1990. Địa chỉ: Giáp Bát, Hoàng Mai. BN là F1 là phụ xe chở BN.T.T.N.A. (là người về từ TP.HCM về Hà Nội ngày 11/7) từ Bến xe Giáp Bát về Nam Định ngày 13/7; được chuyển cách ly tập trung từ ngày 13/7. Ngày 26/7 BN xuất hiện triệu chứng được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.

Trường hợp 29: L.H.A., nam, sinh năm 2001; địa chỉ: Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm. Bệnh nhân là F1, là con của BN H.T.M.C., được cách ly từ ngày 22/7. Ngày 26/7, bệnh nhân xuất hiện ho, được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.

Chùm ca bệnh liên quan người ho sốt thứ phát (3 trường hợp)

Trường hợp 30: Đ.T.T., nữ, sinh năm 1981, địa chỉ: Nguyễn Du, Hai Bà Trưng. Bệnh nhân là hàng xóm, sống trong khu vực phong tỏa liên quan đến BN101216 (phát hiện qua sàng lọc người sốt ho). Ngày 25/7 có triệu chứng được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.

Trường hợp 31-32: P.T.H., nữ, sinh năm 1956; N.T.H.. nam, sinh năm 2004. Cả 2 bệnh nhân là 2 bà cháu, đều ở tại Thịnh Liệt, Hoàng Mai; là F1 của BN101258 (được phát hiện qua sàng lọc người sốt ho), đã được cách ly tập trung. Ngày 26/7 được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.

Chùm ca bệnh liên quan Hiệu thuốc Đức Tâm, 95 Láng Hạ (3 trường hợp)

Trường hợp 33: L.T.M., nữ, sinh năm 1953, địa chỉ: Thụy Khuê, Tây Hồ. BN Là F1 của BN N.T.T.L. (có liên quan đến nhà thuốc Đức Tâm), được cách ly tập trung từ 22/7. Ngày 26/7 xuất hiện triệu chứng được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.

Trường hợp 34: N.T.N., nam, sinh năm 1970, địa chỉ: Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, địa chỉ: BN là nhân viên làm tại nhà thuốc 5G, 95 Láng Hạ (thuộc khu vực phong tỏa), được cách ly tập trung từ ngày 19/7. Ngày 26/7 có triệu chứng được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.

Trường hợp 35: L.X.H., nam, sinh năm 1993, địa chỉ: Ô Chợ Dừa, Đống Đa. BN là F1 của các BN72759, BN78651, đã được chuyển cách ly tập trung. Ngày 25/7 xuất hiện sốt và ho được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.

Chùm ca bệnh tại Tân Mai, Hoàng Mai (1 trường hợp)

Trường hợp 36: N.X.C., nam, sinh năm 1974, địa chỉ: Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm. BN Là F1 của BN72723 (làm cùng công ty), được cách ly tập trung từ ngày 22/7. Ngày 25/7 xuất hiện triệu chứng được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.

Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021) là 849 ca, trong đó, số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 521 ca, số mắc là trường hợp đã được cách ly 328 ca.

***

Hà Nội có thêm 36 ca dương tính SARS-CoV-2 mới

Trưa 27/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến 12h trưa đã ghi nhận 36 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 mới, trong đó, 26 ca tại cộng đồng và 10 ca tại khu cách ly tập trung. 

Phân bố theo địa điểm phát hiện, tại cộng đồng 26 trường hợp, trong đó, Hoàng Mai 1 ca, Thanh Trì 7 ca, Bắc Từ Liêm 2 ca, Hai Bà Trưng 2 ca, Nam Từ Liêm 2 ca, Đan Phượng 1 ca, Ba Vì 1 ca.

Như vậy, từ sáng đến trưa 27/7, Hà Nội đã ghi nhận 55 ca dương tính SARS-CoV-2.

***

Vĩnh Long: Người dân không ra đường từ 18 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau

Ngày 27/7/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời vừa ký Công văn về việc tăng cường triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.

Tại Công văn này, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long giao Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các nội dung: Yêu cầu người dân không ra đường trong khoảng thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau (trừ trường hợp cấp cứu, các lực lượng làm công tác phòng, chống dịch; lực lượng phòng chống thiên tai; cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn tỉnh; lực lượng phát hành báo; lực lượng công nhân vệ sinh môi trường đô thị; xử lý sự cố về: điện, nước, hệ thống thông tin và hạ tầng kỹ thuật; các phương tiện vận chuyển hàng hoá thiết yếu; phương tiện đưa đón lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch; phương tiện đưa đón công nhân tại các doanh nghiệp đang thực hiện "1 cung đường - 2 điểm đến"; phương tiện vận chuyển vật tư phục vụ sản xuất, hàng hoá xuất nhập khẩu; các cửa hàng bán lẻ xăng dầu; các trường hợp cấp thiết khác tùy theo tình hình thực tế).

Thời gian thực hiện bắt đầu từ ngày 27/7/2021 đến hết ngày 01/8/2021.

Thời gian người dân đi chợ mua hàng thiết yếu phải đảm bảo giãn cách, theo khung thời gian của phiếu mua hàng được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền và không vi phạm khoản 1 nêu trên.

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan và các địa phương cấp phát phù hiệu phản quang để nhận diện người giao hàng được phép hoạt động.

Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo lực lượng công an, quân sự, đoàn thể địa phương lập chốt barie chặn các tuyến đường cần thiết, các đường mòn, lối mở… để đảm bảo duy trì người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình, ấp/khóm cách ly với ấp/khóm, xã/phường/thị trấn cách ly với xã/phường/thị trấn, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh. Đồng thời, chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn làm đầu mối, chịu trách nhiệm chính trong cung ứng hàng hóa, nhu yếu phẩm cho người dân trong thời gian cách ly, giãn cách.

***

Quảng Bình hỗ trợ lao động địa phương làm việc tại TP Hồ Chí Minh

Ủy ban MTTQVN tỉnh Quảng Bình vừa Quyết định hỗ trợ các hộ gia đình, người lao động Quảng Bình tại Thành phố Hồ Chí Minh có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 với số tiền 2 tỷ đồng.

Thông qua Hội đồng hương Quảng Bình tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ chi hỗ trợ cho các hộ gia đình, người lao động Quảng Bình tại Thành phố Hồ Chí Minh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mỗi hộ 1 triệu đồng.

Đại diện các doanh nghiệp Quảng Bình thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh ủng hộ công tác chống dịch Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh
Đoàn viên thanh niên tại Quảng Bình ủng hộ hàng hóa hỗ trợ công tác chống dịch Covid-19 tại các tỉnh phía Nam

Trước đó, Ủy ban MTTQVN tỉnh Quảng Bình cũng đã trích từ nguồn Quỹ Phòng, chống dịch Covid-19 của Ủy ban MTTQVN Tỉnh với số tiền 500 triệu đồng và từ nguồn ủng hộ của Tập đoàn Vĩnh Hưng 500 triệu đồng, nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Trường Thịnh 500 triệu đồng để hỗ trợ các hộ gia đình, người lao động Quảng Bình tại Thành phố Hồ Chí Minh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. 

***

Các địa phương ghi nhận ca mắc mới là: TP.HCM (1.849), Đồng Tháp (149), Tây Ninh (144), Đồng Nai (119)…

Hơn 4,3 triệu người được tiê vắc-xin Covid-19 mũi 1.

Như vậy, tính đến sáng ngày 27/7, Việt Nam có tổng 109.111 ca mắc, trong đó có 2.203 ca nhập cảnh và 106.908 ca mắc trong nước. Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 105.338 ca, trong đó có 18.570 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Ngày 26/7, 109.234 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 4.746.642, trong đó tiêm 1 mũi là 4.323.571, tiêm mũi 2 là 423.071.

Về tình hình điều trị, tổng số ca nhiễm Covid-19 được điều trị khỏi từ khi có dịch đến nay là 21.344. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU là 126 người. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO là 15 người.

***

Tính đến 18h ngày 26/7, sau hai ngày kể từ khi Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại TP.HCM có thư ngỏ, hơn 2.000 lượt người đăng ký, trong đó tình nguyện viên ngụ tại TP.HCM là gần 1.900 người; các tỉnh khác hơn 200 người.

***

Ngày 26/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký văn bản thu hồi công văn số 5944/BYT-YDCT về việc tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu vì một số nội dung không phù hợp.

Về danh mục 12 loại thuốc, ông Sơn cho biết đây là danh sách do Cục Quản lý y dược cổ truyền đính kèm công văn. Lãnh đạo Bộ Y tế cũng giao Cục Quản lý y dược cổ truyền khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục rà soát để có hướng dẫn phù hợp nhằm bảo đảm huy động được mọi nguồn lực cho công tác phòng chống dịch.

***

Hà Nội ghi nhận thêm 19 trường hợp dương tính mới

Sáng nay, 27/7, Sở Y tế Hà Nội cho biết, đã ghi nhận 19 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 mới trong đó 13 trường hợp tại cộng đồng và 6 tại khu cách ly tập trung tại 9 chùm ca bệnh. 

Như vậy, trong đợt dịch thứ tư từ ngày 29/4 đến thời điểm này Hà Nội đã có 813 trường hợp mắc (495 tại cộng đồng, 318 đã được cách ly), trong đó có 544 trường hợp thuộc các ổ dịch chưa qua 14 ngày.

Bệnh nhân thuộc chùm Nhà thuốc Đức Tâm 95 Láng Hạ: Là L.B.H, nữ, sinh năm 2021,Thụy Khuê, Tây Hồ, là F1 đã được lấy mẫu xét nghiệm ngày 22/7 (âm tính). Ngày 25/7, bệnh nhân có triệu chứng vào Bệnh viện đa khoa Hà Đông điều trị được lấy mẫu xét nghiệm (dương tính).

Bệnh nhân thuộc chùm Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng:

Bệnh nhân L.V.S, nam, sinh năm 1980, Mộ Lao, Hà Đông có tiền sử làm việc tại khu vực phố Bùi Thị Xuân. Ngày 19/7, bệnh nhân có triệu chứng ho, đau họng, ngày 25/7 vào Bệnh viện đa khoa Hà Đông điều trị được lấy mẫu xét nghiệm (dương tính).

Bệnh nhân N.V.T, nam, sinh năm 1979, thôn 5, Yên Bình, Thạch Thất là F1 đã được xét nghiệm lần 1 (âm tính) và chuyển cách ly tập trung, ngày 26/7 lấy mẫu xét nghiệm lần 2 kết quả dương tính.

3 bệnh nhân thuộc chùm ho sốt thứ phát:

Bệnh nhân N.T.L, nữ, sinh năm 2019, số 32, ngõ 2/15/50 Đại Cát, Liên Mạc, Bắc Từ Liêm, là F1 (con) của L.T.S, tiếp xúc lần cuối ngày 25/7, được lấy mẫu xét nghiệm ngày 26/7 kết quả dương tính.

Bệnh nhân N.T.T, nữ, sinh năm 1988, số 11 tập thể nhà Dầu, Khâm Thiên, Đống Đa là F1 của L.T.S (làm cùng công ty ARTEX VINA tiếp xúc làn cuối ngày 23/7). Ngày 26/7 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

Bệnh nhân G.X.Đ, nam, sinh năm 2000, số 4 ngõ 80 Tu Hoàng, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, là F1 làm cùng công ty với L.T.S tiếp xúc lần cuối ngày 23/7. Ngày 26/7 bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Hồng Ngọc được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

Bệnh nhân thuộc chùm Tân Mai, Hoàng Mai là T.T.H, nữ, 1960, địa chỉ 53 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm. Bệnh nhân trong khu vực phong tỏa có liên quan đến trường hợp F0. Ngày 23/7 được lấy mẫu xét nghiệm lần 1 (âm tính), ngày 25/7 xuất hiện sốt, được lấy mẫu xét nghiệm lần 2 (dương tính).

2 bệnh nhân thuộc chùm TP.HCM:

 Bệnh nhân. N.D.K, nam, sinh năm 1980, Chu Quyến, Chu Minh, Ba Vì, là F1 của F0 và đã được cách ly từ ngày 12/7 và có kết quả xét nghiệm 2 lần đều âm tính. Ngày 26/7 xét nghiệm lần 3 kết quả dương tính.

Bệnh nhân N.Đ.H, nam, sinh năm 1974, địa chỉ 16 Hàn Thuyên, Hoàn Kiếm. Ngày 25/7, bệnh nhân từ Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh về Bệnh viện 103 bằng xe cứu thương, chiều cùng ngày được chuyển sang Bệnh viện Thanh Nhàn điều trị. Ngày 26/7 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

1 bệnh nhân thuộc chùm 90 Nguyễn Khuyến, Đống Đa là V.X.T, nam, snh năm 1955, địa chỉ Trần Phú, thị trấn Thường Tín, Thường Tín, là F1 đã được cách ly và xét nghiệm lần 1 (âm tính). Ngày 26/7, bệnh nhân xuất hiện ho, mệt mỏi được lấy mẫu xét nghiệm lần 2 (dương tính).

4 bệnh nhân thuộc chùm Bệnh viện Phổi Hà Nội:

Bệnh nhân N.Q.T, nam, sinh năm 1995, số 23B khu hưu trí Hà Trì, Hà Cầu, Hà Đông.

Bệnh nhân C.T.T, nữ, sinh năm 1983, Xâm Xuyên, Hồng Vân, Thường Tín.

Cả hai bệnh nhân là nhân viên y tế của Bệnh viện Phổi Hà Nội, tiếp xúc với các F0 đã được xác định ngày 25-26/7. Ngày 26/7, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

Bệnh nhân N.T.T, nam, sinh năm 1957, Vân Hội, Phong Vân, Ba Vì, là bệnh nhân điều trị tại khoa nội 6 của Bệnh viện Phổi Hà Nội từ 10/7. Ngày 26/7, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

Bệnh nhân N.Đ.A, nam, sinh năm 1963, địa chỉ 169A Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, là bệnh nhân điều trị tại khoa nội 3 của bệnh viện từ ngày 14/7. Ngày 26/7, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

4 bệnh nhân thuộc chùm ho sốt cộng đồng:

Bệnh nhân D.T.H.V, nữ, sinh năm 1959, địa chỉ E5 tập thể Trung Tự,Đống Đa. Ngày 21/7, bệnh nhân xuất hiện sốt cao liên tục, mệt mỏi vào Bệnh viện Đại học Y khám  và xét nghiệm PCR lần 1 (âm tính). Ngày 26/7, bệnh nhân tiếp tục vào Bệnh viện Đại học Y khám lại do vẫn còn sốt, được lấy mẫu xét nghiệm lần 2 (dương tính).

Bệnh nhân N.C.T, nam, sinh năm 1988, số 7 ngõ 213 Giáp Nhất, Nhân Chính, Thanh Xuân, là F1 (con rể) của D.T.H.V. Hàng ngày, bệnh nhân có đưa con đến nhà mẹ vợ và ngày 26/7 đưa mẹ vợ đi khám tại Bệnh viện Đại học Y cũng được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

Bệnh nhân T.N.L, nam, sinh năm 1949, Thọ Am, Liên Ninh, Thanh Trì. Bệnh nhân có tiền sử ho mãn tính 23 năm nay. Hai ngày 25-26/7, bệnh nhân ho tăng, tức ngực, test nhanh kháng nguyên tại Bệnh viện Nông nghiệp (dương tính), 26/7 được  lấy mẫu xét nghiệm PCR (dương tính).

Bệnh nhân T.T.T.Đ, nữ, sinh năm 1980, Xuân Nộn, Đông Anh, là công nhân làm tại cụm công nghiệp Nguyên Khê, Đông Anh, Hà Nội. Ngày 26/7, bệnh nhân có triệu chứng ho sốt, được TTYT huyện Đông Anh test nhanh (dương tính), sau đó được lấy mẫu xét nghiệm PCR (dương tính).

Một bệnh nhân thuộc chùm Công ty SEI là T.T.M, nữ, sinh năm 1970, thôn Bầu, Kim Chung, Đông Anh là F1 (nhân viên bộ phận nhân sự công ty SEI) được cách ly tập trung và xét nghiệm 3 lần âm tính, 26/7 lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính.

Tin liên quan
Tin khác